Bệnh lậu không chỉ gặp ở phụ nữ bình thường mà còn lây lan rất nhanh ở thai phụ. Căn bệnh này do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra và có thể khiến bà bầu bị sảy thai, sinh non, thai lưu, thậm chí lây nhiễm sang thai nhi. Cùng tìm hiểu về tình trạng mắc bệnh lậu ở phụ nữ mang thai qua các thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bà bầu nhiễm bệnh lậu là do đâu?

Bệnh lậu cầu có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó phụ nữ mang thai chiếm tỷ lệ không nhỏ. Nguyên nhân khiến bà bầu bị nhiễm vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae cũng tương tự như người bình thường. Tuy nhiên, do trong thai kỳ sức đề kháng của thai phụ thường kém, cộng với sự tăng tiết dịch âm đạo nhiều nên làm gia nguy cơ nhiễm bệnh lậu cao hơn. 

Cụ thể, nguyên nhân chính gây bệnh lậu ở phụ nữ mang thai là do quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn. Vì nhiều mẹ bầu cần kiêng quan hệ trong thời gian mang thai nên dẫn đến bạn dời ra ngoài giải tỏa nhu cầu và bị lây nhiễm vi khuẩn lậu cầu. 

Thai phụ nhiễm bệnh lậu là do quan hệ tình dục thiếu an toàn

Thai phụ nhiễm bệnh lậu là do quan hệ tình dục thiếu an toàn

Không phải quan hệ bằng đường sinh dục mới khiến mẹ bầu bị nhiễm bệnh lậu. Việc quan hệ bằng đường miệng, đường hậu môn với người bị bệnh lậu cầu cũng có thể khiến thai phụ mắc bệnh.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nhiễm bệnh lậu còn do sử dụng chung đồ dùng các nhân như: bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ lót… hoặc tiếp xúc với vết thương hở, dịch tiết của người bị bệnh. 

Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh lậu khi mang thai

Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây bệnh lậu sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh chưa gây ra triệu chứng ngay mà sẽ ủ bệnh. Qua thời gian ủ bệnh, các triệu chứng bệnh lậu mới bắt đầu xuất hiện nhưng không rõ ràng và mờ hồ. Chính vì thế mà khiến nhiều phụ nữ mang thai không phát hiện bị nhiễm bệnh lậu sớm. 

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có tìm hiểu về bệnh lậu ở phụ nữ mang thai và chú ý quan sát sự thay đổi trên cơ thể thì vẫn có thể phát hiện bị nhiễm lậu cầu ở giai đoạn đầu qua một số biểu hiện như:

✛ Vùng kín có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu giống như đang bị nhiễm nấm âm đạo. 

✛ Cơn ngứa ngáy vùng kín tăng dần dẫn đến tình trạng bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, thậm chí là viêm vòi trứng. 

✛ Do tình trạng nhiễm trùng tăng sinh nên mẹ bầu sẽ gặp tình trạng bị tiểu rắt, tiểu buốt và tiểu ra mủ kèm máu. 

✛ Màu sắc nước tiểu lúc này chuyển sang màu trắng dục. 

✛ Tiết ra nhiều khí hư có màu vàng dục hoặc vàng xanh kèm mùi hôi khó chịu. 

✛ Một thời gian sau, cơ thể mẹ bầu bắt đầu bị sốt cao mà không rõ nguyên nhân. 

✛ Vùng bụng dưới cũng bắt đầu đau âm ỉ  mặc dù không hề có hiện tượng hành kinh. 

Xem thêmChi phí xét nghiệm bệnh lậu là bao nhiêu?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Ảnh hưởng của bệnh lậu ở phụ nữ mang thai ra sao?

Các chuyên gia y tế cho biết, lậu cầu khuẩn gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:

Mẹ bầu bị nhiễm bệnh lậu có nguy cơ sinh non, thai lưu cao

Mẹ bầu bị nhiễm bệnh lậu có nguy cơ sinh non, thai lưu cao

Tác hại của bệnh lậu đối với mẹ bầu

  • Mẹ bầu mắc bệnh lậu khi mang thai phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục nghiêm trọng gây thai lưu hoặc sinh non. 

  • Thai phụ nhiễm bệnh lậu có nguy cơ mắc các bệnh lý viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng. 

  • Những bệnh lý nguy hiểm này làm gia tăng khả năng mang thai ngoài tử cung ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. 

  • Nếu may mắn thai nhi làm tổ ổn định trong tử cung thì thai phụ mắc bệnh lậu có nguy cơ sinh non rất cao hoặc phải đối mặt với tình trạng viêm màng ối, vỡ ối sớm. 

  • Với cảm giác ngứa rát, khó chịu do bệnh lậu gây ra khiến thai phụ ăn ngủ không yên, dẫn đến chất lượng sống bị suy giảm nghiêm trọng, kéo theo đó là tình trạng sụt cân khó kiểm soát. 

Tác hại của bệnh lậu đối với thai nhi

  • Mẹ bầu mắc bệnh lậu có thể lây nhiễm sang trẻ khi còn trong bụng thông qua dây rốn hoặc lúc chào đời bằng đường sinh thường.

  • Bé có nguy cơ bị viêm kết mạc mắt dẫn đến mù lòa bẩm sinh ngay khi vừa chào đời. Đi kèm theo đó là tình trạng viêm da trên diện rộng, viêm màng não, viêm não khiến trẻ bị thiểu năng trí tuệ.

  • Nhiều trường hợp trẻ bị lây nhiễm lậu cầu khuẩn trong bụng mẹ còn bị tử vong sau khi được sinh ra. 

Cách điều trị bệnh lậu cho thai phụ hiệu quả 

So với các trường hợp nhiễm vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae thông thường khác, bệnh lậu ở phụ nữ mang thai cần được áp dụng cách điều trị đặc biệt để đảm bảo độ an toàn cao cho mẹ lẫn con. 

Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thai phụ sử dụng loại thuốc kháng sinh có chọn lọc thuộc nhóm Cephalosporin dành riêng cho phụ nữ mang thai như: Ceftriaxone, Cefixime. Thuốc có  tác dụng tốt trong việc tiêu diệt tận gốc song cầu khuẩn lậu nhưng lại không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tùy từng trường hợp nhiễm bệnh lậu mà bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Tùy từng trường hợp nhiễm bệnh lậu mà bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Ngoài ra, đối với các trường hợp mang thai từ tuần thứ 15 trở đi, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bà bầu đặt thuốc âm đạo như: viên đặt Colposeptine hoặc Neo Tergynan. Sự kết hợp này sẽ đem đến hiệu quả chữa trị bệnh lậu ở phụ nữ mang thai cao hơn. 

Trong quá trình chữa bệnh lậu, mẹ bầu cần phải tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Không được quan hệ tình dục trong suốt thời gian chữa bệnh để tránh vi khuẩn lậu cầu lây lan nhanh chóng. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh lậu khi mang thai 

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh lậu trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh sau đây:

✔ Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, không nên quan hệ ngoài luồng, quan hệ với nhiều bạn tình cùng lúc hoặc quan hệ kiểu tình 1 đêm. 

✔ Nên sử dụng bao cao su như là một biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh lậu nói riêng và các bệnh đường sinh dục nói chung hiệu quả, an toàn nhất.

✔ Trước khi có dự định mang thai và sinh con, nữ giới nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh lậu thường xuyên. Ngoài ra, nữ giới cũng cần đến khám thai định kỳ tại cơ sở y tế uy tín để tầm soát các bệnh xã hội nguy hiểm.

 Nữ giới nên áp dụng lối sống sinh hoạt lành mạnh như ngủ đủ giấc, ăn đủ chất và rèn luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Phòng khám Đa khoa Thái Dương mang đến gói dịch vụ chăm sóc thai sản trọn gói cho sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai ở những tuần đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, siêu âm 4D định kỳ cùng các loại xét nghiệm thường quy để tầm soát bệnh lý, đảm bảo mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. 

Sản phụ sẽ được tư vấn, thăm khám và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của y bác sĩ sản khoa nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn vững vàng, giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ, giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu và các bệnh lý lây qua đường sinh dục khác.

Việc tìm hiểu về tình trạng mắc bệnh lậu ở phụ nữ mang thai trước và trong suốt thai kỳ sẽ giúp nữ giới phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh hiệu quả cũng như kịp thời điều trị nếu chẳng may bị lây bệnh. Từ đó, có một thai kỳ khỏe mạnh nhất, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. 

Nếu còn thắc mắc gì về bệnh lậu ở phụ nữ mang thai, vui lòng gọi trực tiếp tới Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ chu đáo và miễn phí.