Kinh nguyệt bất thường, đặc biệt là tình trạng rong kinh hoặc cường kinh, băng huyết có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của phái giới. Thế nhưng vẫn còn nhiều chị em chủ quan trong việc thăm khám và điều trị hiện tượng số ngày hành kinh kéo dài. Do đó, chúng tôi dành bài viết này để tìm hiểu về tình trạng kinh nguyệt kéo dài ở nữ giới nhằm giúp chị em nắm rõ. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Kinh nguyệt kéo dài bao lâu được xem là bất thường?

Kinh nguyệt là hiện tượng xuất huyết sinh lý ở tử cung người con gái, bắt đầu có khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì và kết thúc ở giai đoạn mãn kinh. Ở nữ giới khỏe mạnh, mỗi chu kỳ nguyệt san thường cách nhau từ 28 ngày – 32 ngày và thời gian hành kinh khoảng 2 ngày – 7 ngày. Thế nên, những trường hợp có ngày hành kinh hơn 7 ngày được coi là kinh nguyệt kéo dài (không kể lượng máu ra ít hay nhiều).

Theo chia sẻ từ các bác sĩ sản phụ khoa, nếu chu kỳ hành kinh diễn ra nhiều ngày mà không có dấu hiệu đau đớn và ra nhiều máu thì không có gì đáng ngại cả. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện liên tiếp trong 3 kỳ kinh nguyệt và kèm theo những triệu chứng dưới đây thì phái nữ cần hết sức lưu ý, tốt nhất nên đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị sớm:

  • Số ngày hành kinh diễn ra trên 10 ngày. 

  • Máu kinh ra nhiều (trên 80ml).

  • Chảy máu ở âm đạo bất thường, không giống các kỳ kinh trước đó.

Các nguyên nhân khiến kinh nguyệt nữ giới kéo dài  

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt kéo dài bất thường, từ thói quen sinh hoạt cho đến dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể:

Thay đổi nội tiết tố hoặc rụng trứng

Thay đổi nội tiết tố hoặc quá trình rụng trứng là nguyên nhân phổ biến khiến ngày hành kinh kéo dài hơn 15 ngày. Trong đó, rối loạn hormone thường xảy ra ở độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Khi rối loạn nội tiết tố kèm theo hiện tượng không rụng trứng sẽ khiến lớp niêm mạc tử cung dày lên. Từ đó, dẫn đến tình trạng bong lớp tử cung kéo dài và số ngày “rụng dâu” diễn ra hơn 7 ngày.

Đặt vòng tránh thai

Áp dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình đặt vòng tránh thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày. Tùy vào loại vòng tránh thai mà nữ giới đặt mà chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi bất thường.

  • Loại vòng không chứa hormone: Khi đặt vòng tránh thai loại này nữ giới rất dễ gặp tình trạng số ngày hành kinh kéo dài.

  • Loại vòng chứa hormone: Tác dụng phụ của loại vòng này là rút ngắn thời gian hành kinh hoặc gây mất kinh tạm thời. Bên cạnh đó còn khiến chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi đặt vòng ra nhiều máu kinh hơn bình thường.

Kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý

Kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý

Tác dụng phụ của thuốc

Theo nghiên cứu, một số loại thuốc có thể khiến kinh nguyệt kéo dài hơn 15 ngày. Trong đó, phổ biến nhất là thuốc tránh thai, thuốc chống viêm không Steroid, thuốc chống đông máu…

Do sảy thai

Có không ít trường hợp nữ giới bị sảy thai nhưng không biết mình đã mang thai. Khi bị sảy thai, ở từng thai phụ sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác nhau. Nhưng phần lớn nữ giới nào cũng gặp tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài trên 7 ngày. 

Bệnh buồng trứng đa nang

Trường hợp kinh nguyệt kéo dài 1 tháng rất có thể chị em đang mắc bệnh hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và chức năng sinh sản của người bệnh. 

Ngoài số ngày hành kinh kéo dài, khi mắc bệnh buồng trứng đa nang, nữ giới gặp các triệu chứng như: tăng cân không kiểm soát, lông, tóc phát triển quá mức, suy nhược cơ thể…

Bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt kéo dài, căn bệnh này gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng sinh sản của nữ giới nếu chậm trễ điều trị. Để nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung, phái nữ có thể dựa vào các biểu hiện như: kinh nguyệt ra nhiều  ngày, xuất huyết âm đạo bất thường, chảy máu sau khi quan hệ…

Giai đoạn mãn kinh

Mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên. Nếu bỗng nhiên kinh nguyệt không xuất hiện trên 12 tháng thì được xem là mãn kinh. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phái nữ bị mãn kinh sớm. Lúc này, nồng độ hormone bắt đầu suy giảm và gây ra các triệu chứng như: kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày, kinh nguyệt bất thường, mất ngủ, suy giảm ham muốn tình dục…

Do rối loạn máu

Ở những nữ giới mắc bệnh rối loạn đông máu thường có số ngày hành kinh kéo dài hơn so với người bình thường. Ngoài ra, chị em còn có thể gặp phải tình trạng xuất hiện cục máu đông có kích thước lên đến 2.5cm. 

Rối loạn đông máu không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn khiến nữ giới cảm thấy khó thở, mệt mỏi, bị chảy máu cam, chảy máu răng lợi…

Bệnh tuyến giáp

Vị trí của tuyến giáp nằm ở cổ, đảm nhiệm chức năng kiểm soát các hormone trong cơ thể. Các hormone nay có vai trò điều khiển nhiều bộ phận, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Do đó, nếu nồng độ hormone tuyến giáp suy giảm có thể khiến cho kinh nguyệt kéo dài và chảy nhiều máu. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Kinh nguyệt kéo dài 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày có sao không?

Khi có biểu hiện kỳ kinh bất thường, diễn ra hơn 7 ngày thì nữ giới nên đến phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi càng để tình trạng này kéo dài, nữ giới sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm:

Ngày hành kinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới

Ngày hành kinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới

➔ Thiếu máu nặng

Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài sẽ gây mất máu rỉ rả, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu nặng. Khi cơ thể bị thiếu máu, nữ giới sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, khả năng tập trung kém, không đủ sức để làm bất cứ việc gì, thậm chí ngất xỉu đột ngột…

➔ Ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống tình dục

Kinh nguyệt kéo dài kèm theo các triệu chứng đau bụng dưới, căng tức ngực, ra nhiều khí hư… làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nữ giới. Về mặt tâm lý, người bệnh sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí sợ hãi mỗi khi đến ngày “rụng dâu” cũng như trong chuyện chăn gối. 

 Rất khó để mang thai, gia tăng nguy cơ vô sinh

Tình trạng ra máu kinh kéo dài sẽ tạo nên môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Vi khuẩn trú ngụ ở cơ quan sinh dục ngoài, từ âm hộ sẽ di chuyển ngược dòng vào bên trong, gây nhiễm trùng, viêm nhiễm, sinh mủ rồi xơ hóa, dây dính. Nếu lúc này không được phát hiện sớm và trị liệu đúng cách sẽ khiến nữ giới gặp khó khăn trong việc thụ thai, sinh con và tăng nguy cơ bị vô sinh. 

Xem thêm: Rong kinh ở tuổi dậy thì có bình thường không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách khắc phục hiệu quả kinh nguyệt kéo dài 

Khi gặp tình trạng kinh nguyệt kéo dài, chị em nữ giới nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân và có hướng trị liệu phù hợp. Tuyệt đối không tự ý áp dụng bất cứ bài thuốc dân gian hay mua thuốc về sử dụng mà chưa đi thăm khám bệnh. 

Để khắc phục hiệu quả kinh nguyệt kéo dài tốt nhất nữ giới nên đi thăm khám sớm

Để khắc phục hiệu quả kinh nguyệt kéo dài tốt nhất nữ giới nên đi thăm khám sớm

Sau khi kiểm tra, thăm khám, tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một trong các phương pháp điều trị dưới đây để kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại bình thường:

Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Với những trường hợp nhẹ thì nữ giới chỉ cần thay đổi lối sống, các thói quen sinh hoạt như: đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái, uống đủ nước, trong ngày hành kinh không làm việc nặng nhọc… qua một thời gian kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra bình thường. 

Chú ý chế độ ăn uống khoa học

Khi gặp tình trạng kinh nguyệt kéo dài, cơ thể nữ giới rất dễ bị thiếu sắt, vì thế chị em cần bổ sung thêm: thịt bò, thịt gà, các loại đậu, hàu, rau bina… vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó, nữ giới cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin (dâu tây, cam, quýt, trái kiwi, bông cải xanh…) để giúp hấp thụ sắt tốt hơn, hạn chế đồ ăn đóng hộp, các món cay nóng, nhiều dầu mỡ…

Kinh nguyệt kéo dài nên uống thuốc gì?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định loại thuốc để cải thiện tình trạng kinh nguyệt diễn ra hơn 7 ngày:

  • Thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai là phương pháp giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt nhanh chóng. Tuy nhiên, nữ giới không được lạm dụng vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.

  • Thuốc tăng cường nội tiết: Nếu bị kinh nguyệt kéo dài là do suy giảm hoặc rối loạn nội tiết tố, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh tiêm estrogen hoặc uống estrodiol.

  • Thuốc progesterone: Nữ giới có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc progesterone dạng bôi hoặc uống để cải thiện tình trạng ngày hành kinh kéo dài. 

Qua những chia sẻ trong bài viết tìm hiểu về tình trạng kinh nguyệt kéo dài ở nữ giới, hi vọng sẽ giúp nữ giới nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình và biết phải làm gì khi bị kinh nguyệt bất thường. Nếu còn thắc mắc hay lo lắng nào, phái nữ hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ chu đáo nhất.