Tìm hiểu về cách chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả

Tìm hiểu về cách chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả

Xếp hạng: 4.7 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

Mang thai là lúc cơ thể nữ giới dễ xuất hiện trĩ nhất, đặc biệt là ở những người đã từng bị trĩ trước đó. Vậy, tại sao bà bầu dễ bị trĩ hơn phụ nữ bình thường? Và làm sao để khắc phục bệnh trĩ cho bà bầu? Cùng tìm hiểu về cách chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả, an toàn qua bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Vì sao mẹ bầu dễ mắc bệnh trĩ hơn phụ nữ bình thường?

Trĩ là tình trạng đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị phồng lên do một áp lực mạnh nào đó tác động đến,... Bệnh trĩ xảy ra phổ biến ở mọi độ tuổi và bà bầu là một trong những nhóm có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. 

Theo số liệu thống kê, có khoảng 50% phụ nữ đang mang thai có dấu hiệu bị hoặc mắc bệnh trĩ. Trong đó, bệnh trĩ thường xảy ra hơn ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Một số thai phụ mắc bệnh trĩ lần đầu do mang thai. Nhưng cũng có một số trường hợp bệnh tái phát khi mang thai nếu đã bị trĩ trước đó.

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân khiến các bà bầu dễ mắc bệnh trĩ hơn so với phụ nữ bình thường là do: 

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất hiện nay

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất hiện nay

Do táo bón

Táo bón là một trong những tình trạng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bởi trong suốt quá trình mang thai, hệ thống tiêu hóa của thai phụ bị ảnh hưởng rất nhiều. Hơn nữa, ở giai đoạn này các mẹ bầu thường áp dụng chế độ ăn kiêng nhưng lại quên bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể. 

Tình trạng táo bón làm căng thẳng khi đi đại tiện, chính những cơn rặn tạo nên nhiều áp lực cho vùng hậu môn - trực tràng, từ đó dẫn đến hình thành bệnh trĩ. 

Do áp lực từ tử cung

Khi đến những tháng cuối của thai kỳ, bầu thai trong tử cung càng ngày càng lớn, tạo nên áp lực cho vùng hậu môn - trực tràng. Chính lý do này mà phụ nữ mang thai thường dễ xuất hiện trĩ hơn nữ giới bình thường. 

Do lượng hormone progesterone tăng 

Đi kèm với sự tăng trưởng về trọng lượng cũng như kích thước thai nhi, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu cũng tăng đáng kể, đặc biệt là hormone progesterone. Hormone càng tăng sẽ làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch, đặc biệt là đám tĩnh mạch ở tử cung, hậu môn - trực tràng. Với nguyên nhân này việc điều trị bệnh trĩ cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ càng khó khăn hơn. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Hầu hết những trường hợp bị trĩ trong thời kỳ mang thai thường không quá nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sức khỏe tổng thể của sản phụ. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh trĩ có thể khiến các mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng về tâm lý dẫn đến căng thẳng, lo âu và mệt mỏi. 

Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nặng khi đang mang thai có thể phải đối mặt với một số vấn đề sau:

Thiếu máu

Ở những trường hợp có búi trĩ chảy nhiều máu, việc không kiểm soát sớm sẽ khiến mẹ bầu bị thiếu máu, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến sự phát của thai nhi. 

Các triệu chứng bệnh trĩ khiến mẹ bầu khó chịu, lo lắng và mệt mỏi

Các triệu chứng bệnh trĩ khiến mẹ bầu khó chịu, lo lắng và mệt mỏi

Ảnh hưởng đến sinh hoạt

Các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như đau rát, ngứa ngáy, cháy mảu, vướng víu ở hậu môn,... khiến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi bị ảnh hưởng. Đặc biệt là ở những mẹ bầu bị trĩ ngoại. 

Gây tắc nghẽn và bội nhiễm

Trong trường hợp không sớm thăm khám và áp dụng cách chữa trị cho bà bầu phù hợp, búi trĩ có thể nhanh chóng phát triển, gia tăng về kích thước và hình thành trĩ huyết khối. Ngoài ra, sự phát triển to của búi trĩ có thể khiến ống hậu môn tăng tiết dịch, ẩm ướt, tắc nghẽn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Trường hợp nặng có thể gây viêm, bội nhiễm và áp xe hậu môn.  

Xem thêmMách bạn cách ngâm nước muối chữa bệnh trĩ hiệu quả

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chia sẻ cách chữa trĩ cho bà bầu tại nhà 

Hầu hết sản phụ có thực hiện điều trị dứt điểm cả trĩ nội và trĩ ngoại sau khi sinh xong là tốt nhất. Phụ thuộc vào vị trí búi trĩ, mức độ và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa trĩ cho bà bầu phù hợp nhất. 

Dưới đây là cách chữa trĩ cho bà bầu tại nhà hiệu quả do chuyên gia khuyến cáo. Các mẹ bầu có thể áp dụng để cải thiện triệu chứng bệnh trĩ, hạn chế tối đa những tác hại của bệnh đến thai nhi: 

Tăng cường bổ sung chất xơ

Như đã đề cập ở trên, ăn quá ít thực phẩm giàu chất xơ là nguyên nhân khiến các mẹ bầu mắc bệnh trĩ. Do vậy, mẹ bầu cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để phòng ngừa và chữa trị bệnh trĩ hiệu quả. 

Thực đơn hàng ngày của bà bầu bị trĩ nên ưu tiên các loại rau của dồi dào chất xơ. Việc bổ sung đủ chất xơ sẽ giúp tăng khả năng hoạt động của ruột già, dễ tiêu hóa và nhuận tràng tốt hơn. Cụ thể những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm: rau họ cải, rau mồng tơi, rau khoai lang, đu đủ, thanh long, chuối,... 

Ăn nhiều sữa chua mỗi ngày

Một cách chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả tại nhà nữa đó là bổ sung thêm sữa chua hàng ngày. Trong sữa chua có chứa axit lactic và vi khuẩn probiotic là những chất kích thích tiêu hóa, hỗ trợ chuyển hóa thức ăn nhanh, dễ tiêu hóa hơn. 

Hơn nữa, sữa chua còn có tác dụng kích thích vị giác, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Điều này cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai. Thế nên các mẹ bầu bị trĩ đừng bỏ quên ăn món sữa chua vừa ngon vừa bổ dưỡng hàng ngày nhé. 

Không nên ăn quá nhiều trong một bữa

Các mẹ bầu thường thèm ăn và hay bị đói nên ăn liên tục, trong bữa cơm cũng ăn nhiều cơm hơn. Điều này không tốt cho đường tiêu hóa và khiến tình trạng bệnh trĩ tiến triển nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi phát hiện bị trĩ, mẹ bầu nên thay đổi lại thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe này. 

Tốt nhất các mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì ăn nhiều một bữa thì mẹ nên ăn số lượng ít đi trong mỗi bữa ăn và chia nhỏ thành 5 - 6 bữa trong ngày. Điều này sẽ giúp cho dạ dày không phải làm việc quá tải và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Đây là một cách chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả không nên bỏ qua. 

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày là tiêu chuẩn dành cho người bình thường. Còn ở các mẹ bầu thì lượng nước mà cơ thể cần sẽ tăng gấp rưỡi so với bình thường. Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày và uống ngay cả khi không cảm thấy khát. Vừa bổ sung nước lọc vừa bổ sung thêm nước từ món canh rau hay các loại nước ép hoa quả tốt cho phụ nữ đang mang thai. 

Để khắc phục triệu chứng bệnh trĩ mẹ bầu nên uống nhiều nước và giữ tinh thần lạc quan 

Để khắc phục triệu chứng bệnh trĩ mẹ bầu nên uống nhiều nước và giữ tinh thần lạc quan 

Uống nhiều nước hàng ngày không chỉ rất cần thiết để bà bầu không bị thiếu ối mà còn hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ. Nước sẽ giúp chuyển hóa thức ăn dễ dàng, làm mềm phân, tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng táo bón khiến bệnh trĩ phát triển nặng. 

Thay đổi cách ngồi khi đi đại tiện

Cách chữa trĩ cho bà bầu tại nhà nữa được các chuyên gia khuyến cáo đó là thay đổi tư thế ngồi khi đi đại tiện. Bình thường khi đi cầu là ngồi vuông góc 90 độ. Tư thế này gây áp lực lên trực tràng và ống hậu môn khiến việc đại tiện khó khăn, không được thoải mái. 

Với các mẹ bầu bị trĩ nên thay đổi tư thế đi đại tiện bằng cách kê chân lên chiếc ghế có chiều cao phù hợp. Tạo tư thế ngồi xổm để việc đại tiện thoải mái, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các mẹ bầu lưu ý không nên ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu vì điều này sẽ khiến tình trạng bệnh trĩ nặng hơn. 

Thay đổi cách vệ sinh sau khi đi ngoài

Với những người mắc bệnh trĩ, việc vệ sinh vùng hậu môn cần đặc biệt chú ý hơn. Các mẹ bầu nên bỏ thói quen sử dụng giấy vệ sinh, thay vào đó dùng vòi xịt để làm sạch hậu môn sau mỗi lần đi ngoài. Nhờ đó có thể giúp cho vùng bị trĩ luôn sạch sẽ, tránh viêm nhiễm, đau rát và ngứa ngáy khó chịu. Đây là cách chữa trĩ cho bà bầu và phòng ngừa bệnh trĩ rất hiệu quả. 

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Trong trường hợp trĩ sưng đau, ngứa ngáy, các mẹ bầu có thể pha nước ấm để ngâm hậu môn trong vòng 15 - 20 phút. Nước ấm sẽ làm dịu cơn đau rát và giảm sưng búi trĩ nhanh chóng. Khi áp dụng cách chữa trị cho bà bầu này, mẹ nên thực hiện trong lúc tắm hoặc sau khi đi đại tiện và chú ý lau khô hậu môn trước khi mặc quần áo. 

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm. Do đó, dù mẹ bầu gặp phải bất cứ tình trạng bệnh lý gì cũng phải được chẩn đoán và chữa trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bao gồm bệnh trĩ. Khi mẹ phát hiện bị trĩ, tốt nhất nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, tư vấn hướng điều trị đúng, an toàn cho cả hai mẹ con. 

Mẹ bầu không nên tự tìm hiểu về cách chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả và áp dụng mà chưa được kiểm chứng. Càng không nên sử dụng thuốc bôi một cách tùy tiện. Hãy gọi đến Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám Đa khoa Thái Dương để được các chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm giải đáp chi tiết các thắc mắc và hỗ trợ tận tình. 


Từ khóa:

Tìm hiểu về cách chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả, cách chữa trĩ cho bà bầu, nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai, bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không, biện pháp chữa bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Bài viết liên quan
Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối xử lý thế nào?

13-07-2023
Bị trĩ khi mang thai, nhất là ở giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng sẽ gây ra nhiều ảnh...

Bệnh rò hậu môn có lây không

08-02-2020
Tâm lý chung của mọi người khi nhắc đến một căn bệnh nào đó thường sẽ quan tâm...

Trĩ nội độ 4 có nguy hiểm không

11-02-2020
Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ, mỗi cấp độ có những triệu chứng nặng...

Thuốc bôi trĩ Titanoreine có hiệu quả không

21-09-2020
Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm chết người như bệnh hiểm nghèo nhưng nó lại gây ra...