Việc tìm hiểu về các tác dụng phụ của cấy que tránh thai trước và sau khi thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình này là hết sức cần thiết vì sẽ giúp chị em phụ nữ có sự chuẩn bị chu đáo cũng như phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy, tác dụng phụ thường gặp của cấy que ngừa thai là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về phương pháp kế hoạch hóa gia đình phổ biến cấy que tránh thai. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cấy que tránh thai là gì? 

Que tránh thai có hình dáng là một chiếc ống nhỏ, được làm từ chất dẻo và trong đó có chứa thuốc tránh thai. Bác sĩ chuyên khoa sẽ gây tê mặt trong của cánh tay nữ giới rồi dùng thủ thuật để cấy ống nhỏ này dưới da tay không thuận. 

Cơ chế hoạt động của que tránh thai là gây ức chế quá trình rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung, đặc chất nhầy cổ tử cung, từ đó ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào buồng trứng và không có sự thụ thai diễn ra. 

Que tránh thai có thời hạn sử dụng từ 3 - 5 năm

Que tránh thai có thời hạn sử dụng từ 3 – 5 năm

Thủ thuật cấy que tránh thai được diễn ra rất nhẹ nhàng và nhanh chóng. Chị em phụ nữ sẽ không cảm thấy khó chịu mà sẽ cảm nhận như có một cây tăm ở dưới da. Nếu cần được tháo bỏ, thủ thuật cũng tiến hành rất nhẹ nhàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ gây rồi gắp que ra. Sau khi hoàn thành xong quá trình cấy que sẽ không cần phải sử dụng thêm biện pháp ngừa thai nào nữa. 

Trong que tránh thai có các thành phần là nội tiết tố etonogestrel hay levonorgestrel. Tùy mỗi loại que cấy mà hiệu quả có thể kéo dài trong vòng 3 – 5 năm hoặc lâu hơn. 

Qua tránh thai có tác dụng sau 24 giờ đồng hồ nếu được cấy trong vòng 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu như thực hiện thủ thuật cấy que tránh thai vào thời điểm khác, chị em nữ giới phải chờ khoảng 7 ngày sau để chắc chắn que phát huy tác dụng mới quan hệ tình dục. Trong 7 ngày này, nếu chị em phái nữ có hoạt động tình dục thì nên sử dụng thêm một số biện pháp ngừa thai hiệu quả và an toàn khác. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nên thực hiện cấy que ngừa thai vào thời điểm nào tốt?

Thông thường, chị em phụ nữ sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện cấy que ngừa thai từ ngày 1 đến ngày 5 của chu kỳ nguyệt san. Bởi vì đây là khoảng thời gian an toàn và tốt nhất để que tránh thai phát huy tác dụng cũng như hạn chế được các tác dụng phụ của cấy que tránh thai.

Đối với những nữ giới vừa mới bị sảy thai hoặc nạo hút thai thì nên thực hiện cấy que tránh thai sau khoảng 3 tuần. Còn ở những chị em phụ nữ sau sinh (kể cả sinh mổ và sinh thường), phương pháp kế hoạch hóa gia đình này khuyến cáo nên được thực hiện sau khoảng 4 tuần.

Nên cấy que tránh thai vào thời điểm nào tốt nhất?

Nên cấy que tránh thai vào thời điểm nào tốt nhất?

Những ai không nên cấy que tránh thai?

Không phải nữ giới nào cũng có thể thực hiện được thủ thuật cấy que tránh thai mà những trường hợp sau đây không nên áp dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình này:

  • Phụ nữ nghi ngờ đang mang thai: Với trường hợp này thì cần phải làm xét nghiệm để chắc chắn về tình trạng có mang thai hay không.

  • Những nữ giới không muốn chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, thay đổi.

  • Phụ nữ đang sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ làm giảm hiệu của tránh thai của biện pháp cấy que ngừa thai như: thuốc điều trị động kinh, bệnh lao, HIV và các loại thuốc kháng sinh.

  • Phụ nữ có tiền sử mắc một số bệnh lý như bệnh gan, ung thư, đột quỵ…

  • Phụ nữ có dấu hiệu chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt mà không rõ nguyên nhân. 

Xem thêmCách tính ngày quan hệ an toàn để không mang thai ngoài ý muốn

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Điểm danh các tác dụng phụ của cấy que tránh thai

Giống như các biện pháp kế hoạch hóa gia đình khác, cây que tránh thai cũng gây ra ít nhiều tác dụng phụ bởi trong trong que có chứa nội tiết tố. Dưới đây là những tác dụng phụ của cấy que tránh thai thường gặp ở nữ giới nhất. 

Rong kinh, kinh ít hoặc mất kinh

Nguyên nhân khiến nữ giới bị rong kinh hoặc kinh nguyệt ít sau khi cấy que tránh thai là do cơ thể đang có sự thay đổi trong nội tiết tố. Tuy nhiên, nếu như tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài quá lâu hoặc hiện tượng rong kinh diễn ra trên 6 tháng, không có biểu hiện thuyên giảm thì chị em cần đi thăm khám sớm nhất có thể. 

Ngoài ra ra, cũng có nhiều trường hợp nữ giới khi cấy que ngừa thai bị mất kinh trong thời gian đầu, sau đó đột ngột xuất hiện kinh nguyệt trở lại.

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai là gì?

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai là gì?

Tăng cân, nổi mụn trứng cá

Đây cũng là một trong các tác dụng phụ của cấy que tránh thai phổ biến, nhiều nữ giới gặp phải sau khi thực hiện biện pháp kế hoạch hóa này. Chị em có thể bị tăng cân nhẹ, xuất hiện nhiều mụn trứng cá, bị sạm da và nám da. Các triệu chứng này xảy ra là do tác động của thuốc nội tiết chứa trong que tránh thai. Thời gian chúng xuất hiện và biến mất sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng nữ giới. 

Lưu ý, nếu chị em bị tăng cân nhanh, liên tục và không thể kiểm soát được trong một khoảng thời gian ngắn thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra hướng điều trị hiệu quả. 

Đời sống tình dục bị ảnh hưởng

Nữ giới bị suy giảm nhu cầu về tình dục sau khi cấy que tránh thai là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi đột ngột, khiến chất nhầy tử cung tiết ra ít hơn bình thường và làm âm đạo trở nên khô hạn. 

Mệt mỏi, đau nhức đầu, căng tức ngực

Đây cũng là các tác dụng phụ của cấy que ngừa thai mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải nhưng thường các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, căng tức ở ngực… sẽ biết mất sau một vài ngày. 

Nổi mẩn đỏ ở vị trí cấy que

Chị em nữ giới có thể gặp phải tình trạng bị tím nhẹ, nổi mẩn đỏ hoặc hơi ngứa ở vùng da thực hiện cấy que tránh thai. Tình trạng này xảy ra là do hiện tượng kích ứng với thuốc sát trùng được sử dụng khi thực hiện cấy que. Đa số các trường hợp bị nổi mẩn đỏ sẽ tự khỏi sau vài ngày tùy vào cơ địa của từng người. 

Làm gì để cải thiện các tác dụng phụ của cấy que tránh thai?

Để có thể nhanh chóng cải thiện các tác dụng phụ của cấy que tránh thai, đảm bảo an toàn cho sức khỏe và không làm ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống, nữ giới hãy:

 Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

✔ Nên thường xuyên vận động cơ thể, tham gia một số môn thể thao lành mạnh để giúp nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, giải tỏa căng thẳng cũng như hỗ trợ khắc phục các tác dụng phụ từ cấy que tránh thai như rong kinh, mất kinh…

 Đến cơ sở y tế thăm khám sớm nếu các tác dụng phụ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm. Đồng thời, nữ giới hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn, đặc biệt là những chị em xuất hiện nhiều tác dụng phụ của cấy que ngừa thai cần thăm khám thường xuyên hơn.

Qua bài viết tìm hiểu về tác dụng phụ của cấy que tránh thai, mong rằng đã giúp chị em phụ nữ hiểu hơn về biện pháp kế hoạch hóa gia đình này, để từ đó đưa ra quyết định có nên thực hiện cấy que hay không?

Nếu còn thắc mắc nào về cấy que ngừa thai hay các phương pháp tránh thai khác, vui lòng liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương thông qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ nhanh chóng và tận tình.