Nội dung
Bệnh mạch lươn là một tình trạng nhiễm trùng hậu môn – trực tràng mãn tính. Hơn 90% trường hợp mắc phải bệnh lý này đều tiến triển do áp xe hậu môn không được chữa trị kịp thời. Cùng tìm hiểu về bệnh mạch lươn ở hậu môn một cách chi tiết nhất qua những thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây.
Bệnh mạch lươn ở hậu môn là bệnh gì?
Bệnh mạch lươn là tên gọi khác của bệnh rò hậu môn, đây là tình trạng một ống nối nhỏ thông giữa trực tràng với một lỗ rò ở vùng da xung quanh hậu môn, thậm chí có thể rò hậu môn vào trong âm đạo của nữ giới.
Một số loại tuyến nhỏ ở bên trong lòng hậu môn có tác dụng tiết ra chất nhầy. Khi tình trạng nhiễm trùng và tắc nghẽn xảy ra tại các tuyến này sẽ hình thành nên các ổ áp xe hậu môn. Nếu áp xe hậu môn vỡ có thể tạo ra các đường rò và phần thành hai giai đoạn tiến triển gồm: áp xe là thời kỳ cấp tính, sau đó bệnh mạch lươn là giai đoạn mãn tính.
Rò hậu môn là hậu quả của áp xe hậu môn không được xử lý đúng cách
Trong đó, bệnh mạch lươn ở hậu môn được phân chia thành các loại như sau:
➔ Rò hậu môn không hoàn toàn: Chỉ xuất hiện một lỗ rò bên trong đường rò, còn có tên gọi khác là rò chột.
➔ Rò hậu môn hoàn toàn: Lỗ rò bên trong thông với lỗ rò bên ngoài.
➔ Đường rò đơn giản: Đường rò chạy thẳng, không hoặc ít rẽ thành nhiều ngóc ngách.
➔ Rò hậu môn phức tạp: Đường rò có nhiều lỗ thông ra ngoài, ngoằn ngoèo vô số ngóc ngách hay còn gọi là rò móng ngựa.
➔ Rò trong cơ thắt: Là một đường rò nông do áp xe cạnh hậu môn tạo thành, loại này dễ chữa trị và ít có nguy cơ tái phát trở lại.
➔ Rò ngoài cơ thắt: Là do ổ áp xe ở khu vực chậu môn trực tràng tạo thành.
Nguyên nhân gây bệnh mạch lươn
Như đã đề cập, bệnh mạch lươn ở hậu môn xuất phát chủ yếu từ các ổ áp xe không được điều trị hoặc áp xe lành không đúng cách. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh rò hậu môn hình thành. Cụ thể đó là:
-
Người bệnh bị nhiễm HIV hoặc bệnh lao.
-
Đang mắc bệnh Crohn (viêm ruột mãn tính).
-
Viêm túi thừa: đây là hiện tượng các túi thừa ở đại tràng bị nhiễm trùng.
-
Viêm tuyến mồ hôi mủ: Tình trạng này có thể làm ảnh hưởng tới vùng da ở hậu môn gây hình thành ổ áp xe và để lại vết sẹo.
-
Biến chứng sau phẫu thuật gần vùng hậu môn.
Xem thêm: Mổ rò hậu môn kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Dấu hiệu nhận biết bệnh mạch lươn như thế nào?
Khi mắc phải bệnh mạch lươn ở hậu môn, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau:
Đau và sưng quanh hậu môn
Người bệnh cảm thấy đau khi đi đại tiện, chảy máu hậu môn, kích ứng da xung quanh vùng hậu môn do dịch bị rò ra ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể thấy tiết dịch lẫn máu, mủ kèm mùi hôi vô cùng khó chịu từ lỗ rò quanh hậu môn. Khi dịch trong lỗ rò chảy ra thì cơn đau đớn có thể giảm dần. Đây là dấu hiệu rõ rệt nhất giúp nhận biết bệnh mạch lươn ở hậu môn.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh rò hậu môn là gì?
Ngứa ngáy, rát ở vùng hậu môn
Rò hậu môn là do sự xâm nhập của vi khuẩn gây nên hiện tượng viêm, nhiễm trùng. Tình trạng này gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh như: đau rát, ngứa ngáy, sưng viêm,… Tuy nhiên, khi bị ngứa người bệnh không nên gãi vì điều này sẽ kích thích khả năng lây lan của các lỗ rò ở hậu môn, ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị và phục hồi bệnh.
Sốt cao
Không phải lúc nào tình trạng rò hậu môn cũng gây ra sốt. Chỉ đến khi bệnh mạch lươn ở hậu môn tiến triển xấu, hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, không còn đủ khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại sẽ gây nên tình trạng sốt cao. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác đau nhức đầu, mệt mỏi toàn thân, suy nhược cơ thể,…
Bệnh mạch lươn ở hậu môn có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, bệnh mạch lươn ở hậu môn là một bệnh lý lành tính. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rò hậu môn sẽ gây viêm nhiễm nặng xung quanh vùng hậu môn trực tràng và ảnh hưởng tới tâm lý người mắc.
Gây nhiễm trùng
Tình trạng rò hậu môn thường gây cho người bệnh nhiều khó chịu và đơn đớn như: ngứa ngáy, đau rát, sưng, viêm loét,… Ngoài ra, bệnh còn làm suy giảm hệ miễn dịch khiến cho các vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Số lượng các đường rò và lỗ rò tăng lên
Sau một thời gian bị bệnh, các lỗ rò sẽ lây lan ra những khu vực xung quanh và hình thành nên nhiều đường rò mới. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến việc đi đại tiện cũng như khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và công việc của người bệnh.
Ung thư trực tràng
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh mạch lươn ở hậu môn có thể làm gia tăng nguy cơ bị ung thư trực tràng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh mạch lươn
Với những biến chứng khó lường của bệnh mạch lươn thì người bệnh nên chủ động đi khám và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, ngay khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ bị rò hậu môn.
Chẩn đoán bệnh mạch lươn
Bác sĩ chuyên khoa cần quan sát và tìm kiếm các lỗ rò xung quanh hậu môn người bệnh. Vùng da này thường sẽ xuất hiện nhiều đường rò và bác sĩ sẽ tiến hành đo độ sâu cũng như thăm dò hướng đi của nó. Tùy từng trường hợp bệnh cảnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ dẫn lưu dịch trong lỗ rò ra ngoài.
Vì không phải lúc nào các lỗ rò cũng có thể nhìn thấy ở bên ngoài nên người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các biện pháp sau:
✛ Nội soi: Giúp quan sát cấu trúc ở bên trong của trực tràng và hậu môn một cách rõ ràng hơn.
✛ Làm siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.
✛ Gây tê để thuận lợi trong việc kiểm tra các lỗ rò hậu môn.
Điều trị bệnh mạch lươn ở hậu môn bằng phương pháp nào?
Cách điều trị bệnh mạch lươn hiệu quả
Để điều trị dứt điểm bệnh mạch lươn ở hậu môn thì phương pháp tối ưu nhất hiện nay đó là thực hiện phẫu thuật. Vì vậy, khi có triệu chứng bệnh rò hậu môn, người bệnh cần đi khám và phẫu thuật tại các cơ sở y tế uy tín.
Để quá trình thực hiện phẫu thuật diễn ra thuận lợi và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh sau này, cần phải đảm bảo những yếu tố sau:
✛ Phải xác định chính xác vị trí của các lỗ rò trong hậu môn.
✛ Phải loại bỏ được hết các cơ và triệt tiêu những ngóc ngách của lỗ rò.
✛ Lựa chọn hình thức mổ rò hậu môn phù hợp nhất.
✛ Tránh làm tổn thương cơ thắt vì có thể gây ra di chứng đại tiện mất tự chủ.
✛ Quá trình chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật cần đảm bảo vết thương liền từ trong ra ngoài.
✛ Đối với những trường hợp lỗ rò có kết cấu đơn giản không nằm gần vùng hậu môn, bác sĩ sẽ thực hiện cắt cơ và da bao quanh đường rò. Phương pháp này giúp vết thương được chữa lành ở cả bên trong lẫn ngoài.
✛ Ở những bệnh nhân bị rò hậu môn phức tạp, trước khi phẫu thuật bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu dịch mủ nhiễm trùng ra ngoài. Quá trình này mất khá nhiều thời gian để thực hiện, ít nhất là 6 tuần.
Sau mổ rò hậu môn, bác sĩ có thể kể đơn thuốc Opioid, thuốc giảm đau hoặc thuốc gây tê cục bộ chứa Lidocaine nhằm giúp giảm cảm giác khó chịu và đau đớn ở vùng vừa phẫu thuật. Ngoài ra, thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phần cũng được bác sĩ kê đơn để giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn.
Nhìn chung, bệnh rò hậu môn nếu được điều trị đúng phương pháp và hồi phục tốt thì nguy cơ tái phát không cao. Tuy nhiên, nếu để lâu không xử lý sớm thì bệnh mạch lươn có thể tiến triển thành những biến chứng bất lợi, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Phòng khám Đa khoa Thái Dương với nhiều năm hoạt động trong khám chữa bệnh, quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại đảm bảo sẽ mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất. Nếu cần tìm hiểu về bệnh mạch lươn ở hậu môn cụ thể hơn hay đặt lịch hẹn khám bệnh, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia hỗ trợ tận tình.