Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những trường hợp phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc bị đái tháo đường thai kỳ không được kiểm soát tốt đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Cùng tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không và mẹ bầu nên làm gì khi bị tiểu đường để có một thai kỳ suôn sẻ nhất qua những thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình mang thai nhưng thường gặp nhất là trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối. 

Hiện nay, có chế sinh bệnh của đái tháo đường thai kỳ vẫn chưa rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh chẳng hạn như kháng insulin tế bào, béo phì, rối loạn cơ thể tự miễn, di truyền hay có thể là rối loạn vận chuyển glucose… Trong đó, kháng insulin được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tiểu đường thai kỳ. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Thông thường, bệnh nhân sẽ không có triệu chứng gì đặc biệt mà phần lớn mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường chỉ phát hiện bệnh khi thực hiện xét nghiệm lượng đường trong máu qua khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ.

Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao, các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường có thể gặp phải một số dấu hiệu như:

  • Luôn có cảm giác khô miệng.

  • Cơ thể hay mệt mỏi, kiệt sức.

  • Đi tiểu thường xuyên hơn, kể cả ngày và đêm.

  • Mẹ bầu hay khát nước hơn bình thường. 

Những biểu hiện này cũng là triệu chứng thường gặp trong quá trình mang thai và khiến nhiều mẹ bầu nhầm lẫn. Vì thế, cách tốt nhất là hãy thông báo với bác sĩ chuyên khoa khi cơ thể mẹ xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những lời khuyên chính xác nhất cũng như giải đáp chi tiết tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bác sĩ tư vấn: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Đối với thắc mắc tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, các bác sĩ sản khoa cho biết, khi thai phụ mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ thì cả sức khỏe mẹ và bé đều bị ảnh hưởng. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

Đối với thai phụ

Các thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng tỷ lệ sảy thai, sinh non, lưu thai, tăng huyết áp, nhiễm trùng tiết niệu… Về lâu dài, các mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường thai kỳ 2 và nhiều biến chứng liên quan. Cụ thể:

  • Tăng huyết áp và nguy cơ bị tiền sản giật

Tình trạng bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ dễ bị cao huyết áp hơn so với thai phụ bình thường. Tình trạng tăng huyết áp trong thai kỳ kỳ gây ra nhiều biến chứng như:  thai chậm phát triển, tiền sản giật, sản giật, suy gan, suy thận, tai biến mạch máu não, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh (hiện tượng trẻ sơ sinh tử vong ngay trong tuần đầu tiên chào đời). Tỷ lệ các sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ bị tiền sản giật chiếm khoảng 12% cao hơn so với bà bầu không mắc bệnh. 

  • Nhiễm trùng tiết niệu

Tình trạng nhiễm khuẩn có thể không có triệu chứng lâm sàng gì nhưng làm cho glucose huyết tương thai phụ mất cân bằng và cần phải chữa trị để tránh nguy cơ bị viêm đài bể thận cấp.

  • Đa ối

Đa ối (hay dịch ối nhiều) thường xuất hiện từ tuần thứ 26 – 32 của thai kỳ, tình trạng này làm gia tăng nguy cơ sinh non ở sản phụ. 

  • Sinh non 

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ làm gia tăng nguy cơ sinh hơn cao hơn so với bà bầu không mắc bệnh. Nguyên nhân dẫn đến sinh non ở những sản phụ này là do kiểm soát glucose muộn, đa ối, tiền sản giật, huyết áp tăng và nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Ảnh hưởng về lâu dài

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai phụ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ tiến thành đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai. Ngoài ra, sản phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh trong những lần mang thai tiếp theo cao. 

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Đối với thai nhi

Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, bệnh còn gây ra nhiều tác hại khó lường đối với sự phát triển của thai nhi vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3. 

  • Thai tăng trưởng quá mức

Tình trạng này là hậu quả của tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào cơ thể thai nhi. Lượng glucose này kích thích tụy thai nhi bài tiết insulin làm tăng nhu cầu về năng lượng, kích thích thai nhi tăng trưởng quá mức. Hiện tượng này có thể khiến cho quá trình sinh nở gặp nhiều khó khăn, thai phụ phải sinh mổ, sinh khó do kẹt vai, thai nhi bị chấn thương khi sinh… 

  • Hạ glucose huyết được

Chiếm khoảng 15 – 25% ở trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do gan thai nhi đáp ứng kém với glucose, gây ra hiện tượng tân tạo glucose từ gan. 

  • Mắc bệnh về đường hô hấp

Trước đây, hội chứng suy hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em sơ sinh có mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, chiếm tỷ lệ khoảng 30%. Hiện tại, nhờ các thiết bị y khoa tiên tiến đã có thể đánh giá độ trương phổi của thai nhi giúp bác sĩ can thiệp kịp thời nên tỷ lệ này giảm còn khoảng 10%

  • Tăng hồng cầu

Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh khi mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị kịp thời.

  • Bị vàng da

Hơn 25% em bé sau sinh có mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ vàng da do tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương, có thể phải thực hiện chữa trị dài lâu ở cơ sở y tế. 

  • Nguy cơ béo phì, bị tiểu đường sau sinh

Các ảnh hưởng khác về dài lâu như gia tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì, khi lớn lên trẻ sớm bị tiểu đường tuýp 2. Những em bé được sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng gấp 8 tuần khi bước sang độ tuổi 19 – 27.

  • Nguy cơ tử vong sau chào đời cao

Mặc dù nguy cơ này hiếm gặp nhưng nếu bệnh tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát và chữa trị tốt có thể dẫn đến thai chết lưu trước hoặc sau khi sinh. 

Xem thêmMẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Mẹ bầu cần làm gì khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Để ngăn chặn những tác hại được đề cập ở tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không thì các mẹ bầu nên tuân thủ theo những chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời mẹ cần kết hợp thực hiện một số biện pháp sau để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn:

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

Lên kế hoạch ăn uống hàng ngày với chế độ dinh dưỡng cân bằng theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát lượng tinh bột và năng lượng nạp vào cơ thể. Từ đó, giúp tránh trường hợp ăn uống tùy ý khiến lượng đường huyết dao động quá cao hoặc quá thấp. 

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ có nhiều trong rau củ, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên cám. Bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, cải thiện hoạt động của insulin và làm chậm quá trình hấp thụ đường vào trong máu. 

Bổ sung các loại tinh bột thô

Các nguồn tinh bột thô như đậu, ngũ cốc nguyên hạt… tốt hơn so với tinh bột đã qua tinh chế. Tinh bột thô sẽ hấp thụ chậm hơn, do đó lượng đường trong máu mẹ bầu không tăng cao su khi ăn. Ngoài ra, vỏ cám gạo còn cung cấp nhiều vitamin nhóm B – đây là loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, trong thực đơn hàng ngày, các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế những loại thức ăn chứa tinh bột đã qua tinh chế như: bánh mì, nui, bánh ngọt… 

Mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát bệnh hiệu quả

Mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát bệnh hiệu quả

Cung cấp đủ vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể

Ngay cả khi không bị bệnh tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu vẫn cần bổ sung thêm các chất khoáng và vitamin. Khi mang thai, nhu cầu về vitamin và các yếu tố vi lượng tăng cao, đôi khi khẩu phần ăn hàng ngày không thể đáp ứng đủ nhu cầu này. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung những chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B, C, D, E; sắt, canxi, magie, i-ốt… từ sữa và thực phẩm chức năng.

Tiêu thụ chất đạm hợp lý

Chất đạm (protein) là nguồn cung cấp các axit amin cần thiết góp phần phát triển cấu trúc tế bào, hình thành cơ quan và tăng trưởng cơ thể. Protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Ở bệnh nhân bị đái tháo đường, nguồn năng lượng protein chiếm khoảng 20% tổng năng lượng hàng ngày. Mẹ bầu nên chọn nguồn đạm dễ tiêu hóa từ sữa, cá, thịt gà cầm… 

Giảm ăn uống đồ ngọt

Các loại bánh ngọt và nước ngọt chứa nhiều đường hấp thụ nhanh. Sau khi quan những loại thực phẩm này, lượng đường trong máu của mẹ bầu sẽ tăng mạnh và nhanh. Đồ ngọt có mùi vị rất hấp dẫn nhưng lại không tốt đối với sức khỏe, nhất là ở phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. Do đó, các mẹ bầu cần hạn chế ăn bánh ngọt, uống nước ngọt và giảm lượng đường nêm trong thức ăn. 

Tăng cường vận động

Tăng cường hoạt động thể chất sẽ giúp mẹ bầu tiêu thụ bớt năng lượng dư thừa, giảm đề kháng insulin và đường huyết trong máu. Tăng cân làm điều hiển nhi khi nữ giới mang thai. Tuy nhiên, số cân nặng tăng thêm còn phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ và tình trạng béo phì trước đó của thai phụ. Thể dục thể thao đều đặn sẽ ngăn ngừa tình trạng mẹ tăng cân quá mức. 

Một số hình thức vận động nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với phụ nữ mang thai như: đi bộ 30 phút hai lần mỗi ngày, yoga, bơi lội… 

Như vậy, tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Và cần làm gì để kiểm soát lượng đường khi mang thai? là vấn đề mà các mẹ bầu không nên bỏ qua ngay từ những tuần thai kỳ đầu tiên để giúp cả hai mẹ còn khỏe mạnh, bé sinh ra đời lành lặn.

Nếu còn thắc mắc gì về chứng tiểu đường thai kỳ, vui lòng gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin tại khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương hỗ trợ chu đáo, nhanh chóng và miễn phí.