[Tìm hiểu] Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Trĩ không chỉ là căn bệnh thường gặp ở nhiều độ tuổi mà còn là bệnh lý tương đối nhạy cảm nên nhiều người thường âm thầm chịu đựng mà không đi thăm khám sớm. Vậy, trĩ là bệnh gì? Và bị bệnh trĩ có nguy hiểm không? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về nguyên nhân, tác hại và phương pháp điều trị bệnh trĩ ngày nay.
Trĩ và các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
Trước khi đi vào vấn đề chính là bệnh trĩ có nguy hiểm không thì cùng tìm hiểu sơ lược về bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội, trĩ ngoại là do đâu?
Như thế nào là bệnh trĩ?
Trĩ là cấu trúc bình thường ở ống hậu môn và xuất hiện từ lúc đứa trẻ vừa mới chào đời. Khi bị bệnh trĩ thì cấu trúc của trĩ chuyển biến thành trạng thái bệnh lý do những yếu tố cơ học gây giãn, làm lòng lẻo các hệ thống giá đỡ gây ra tình trạng sa búi trĩ, giãn mạch đồng thời chảy máu bất thường.
Căn cứ và vị trí hình thành búi trĩ mà bệnh trĩ được chia thành trĩ nội (búi trĩ nằm dưới đường lược), trĩ ngoại (búi trĩ nằm trên đường lược) và trĩ hỗn hợp (búi trĩ xuất hiện ở cả trên và dưới đường hậu môn - trực tràng).
Bị bệnh trĩ là do nguyên nhân nào?
Các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
Việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh trĩ là rất cần thiết trong việc chữa trị và phòng tránh bệnh tái phát. Các nguyên nhân có thể gây nên trĩ nội, trĩ ngoại thường gặp nhất đó là:
-
Thói quen sinh hoạt hoặc đặc thù công việc như đứng lâu, ngồi yên một chỗ, ít vận động, mang vác nặng…
-
Tình trạng táo bón kéo dài khiến người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề đi vệ sinh. Táo bón khiến phải rặn nhiều, liên tục tạo áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, theo thời gian làm giãn nở cơ thắt hậu môn và gây ra tình trạng bị trĩ.
-
Thói quen ăn uống không hợp lý như ăn nhiều thức ăn cay nóng, uống ít nước, thường xuyên uống bia rượu, ăn ít thực phẩm chất xơ cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
-
Các mẹ bầu khi mang thai rất dễ bị bệnh trĩ do thai nhi càng lớn càng tạo áp lực lên tĩnh mạch, hạn chế lưu thông máu xuống tĩnh mạch chủ dưới. Đồng thời, khi sinh con, động tác rặn vô tình làm giãn nở cơ vòng hậu môn khiến mẹ bị bệnh trĩ.
Bác sĩ giải đáp: Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Về vấn đề bệnh trĩ có nguy hiểm không, các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cho biết, bệnh trĩ nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều hệ lụy khôn lường như:
Nhiễm khuẩn búi trĩ
Đây là biến chứng xảy ra khi búi trĩ bị sa ra bên ngoài và tổn thương do cọ xát với quần áo. Búi trĩ bị rách phần da bao bọc bên ngoài gây nên hiện tượng chảy máu và nhiễm trùng. Cùng với đó, chất dịch nhầy tiết ra ngày càng nhiều hơn khiến cho búi trĩ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài trong nhiều giờ liền, phần tổn thương của búi trĩ sẽ bị vi khuẩn tấn công, gây nhiễm khuẩn.
Biểu hiện của nhiễm khuẩn búi trĩ sẽ có những triệu chứng nhưng: vùng sa búi trĩ ở hậu môn sưng to, tấy đỏ, đau đớn; xuất hiện tình trạng lở loét ở hậu môn; vùng viêm nhiễm tiết ra nhiều dịch nhầy, dễ chảy máu khi cọ xát với quần áo… Nếu tình trạng viêm nhiễm nặng, người bệnh còn có thể bị sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, khó chịu…
Sa nghẹt hậu môn
Bệnh trĩ có nguy hiểm không, người bệnh có thể bị sa nghẹt hậu môn nếu chậm chữa bệnh hoặc áp dụng sai phương pháp. Đây là tình trạng các búi trĩ có kích thước quá lớn gây chèn ép và làm tắc ống hậu môn. Hiện tượng sa nghẹt búi trĩ sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, không đi vệ sinh được. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận hành của các chức năng trong cơ thể, khiến người bệnh đau đớn và vô cùng khó chịu.
Biểu hiện của tình trạng sa nghẹt búi trĩ rất dễ nhận biết, khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy búi trĩ nằm ngoài hậu môn, kích thước to và màu xám nhạt. Bên trong búi trĩ ở hậu môn có màu đỏ, sưng, phù nề, tác lỗ hậu môn. Búi trĩ không mềm mà gồ ghề và người bệnh có cảm giác như có từng cục ở bên trong. Đây là tình trạng cục máu bị ứ đọng và đông lại bên trong tạo thành từng cục.
Bệnh trĩ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa sớm
Tắc mạch trĩ
Đây là hiện tượng các mạch máu ở búi trĩ bị chèn ép và vỡ ra. Mạch máu bị chèn ép nên gây tắc nghẽn, tạo thành các cục máu đông làm tắc mạch máu ở búi trĩ. Về lâu về dài, búi trĩ không có máu lưu thông nuôi dưỡng ở các phần bị tắc mạch máu sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, hoại tử. Vì thế, bệnh trĩ có nguy hiểm không, đáp án có, bệnh gây tắc mạch trĩ, ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống, tâm lý người bệnh nếu để kéo dài.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng tắc mạch trĩ đó là: búi trĩ sưng căng mọng và đau rát, xuất hiện các khối sưng to với kích thước bằng hạt đậu ở vùng rìa hậu môn, khi ngồi thấy nổi cộm và khó chịu…
Nhiễm trùng máu
Nếu búi trĩ không được điều trị dứt điểm, đúng phương pháp, viêm nhiễm nặng, vi khuẩn tấn công vào máu sẽ gây nhiễm trùng máu. Khi xuất hiện biến chứng này là bệnh nhân đã ở trong giai đoạn nặng rất khó chữa trị.
Nhiễm trùng máu có thể đe dọa đến tính mạng, người bệnh cần làm phẫu thuật và lọc máu nếu cần thiết. Vì thế, bệnh trĩ có nguy hiểm không, câu trả lời là có, gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân.
Ung thư trực tràng
Bệnh trĩ có nguy hiểm không, người bệnh có thể bị ung thư trực tràng khi để bệnh kéo dài, không chữa sớm. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ bởi tình trạng viêm nhiễm vùng búi trĩ lâu ngày khiến vi khuẩn ăn sâu vào bên trong cơ quan trực tràng. Tình trạng viêm, nhiễm khuẩn nặng dẫn đến hình thành khối ung thư đại trực tràng hoặc ung thư ruột kết.
Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh ung thư trực tràng đó là: đau bụng dữ dội, đi ngoài ra máu, táo bón kéo dài, phân nhỏ có màu xám đen, đau co thắt ở dạ dày, người mệt mỏi, xanh xao, sụt cân nhanh, thiếu máu nặng…
Xem thêm: Cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh trĩ để kịp thời điều trị
Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả, phổ biến hiện nay
Như vậy, bệnh trĩ có nguy hiểm không, căn bệnh này không chỉ thường gặp mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, khi thấy xuất hiện dấu hiệu bệnh trĩ hãy chủ động đi thăm khám sớm nhất có thể.
Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh trĩ mà phương pháp điều trị cũng khác nhau giữa từng bệnh nhân. Nếu như tình trạng bệnh đang ở mức độ nhẹ thì có thể chữa trị tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh trĩ điều trị bằng phương pháp nào?
Ngược lại, nếu bệnh tiến triển nặng cần phải áp lực các biện pháp cắt trĩ tại cơ sở y tế. Cụ thể các phương pháp chữa trị bệnh trĩ được áp dụng phổ biến ngày nay:
Điều trị nội khoa
Để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây:
✜ Thuốc dùng tại chỗ bao gồm các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, co mạch hoặc kháng sinh. Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy và đau rát xung quanh hậu môn. Tùy theo từng loại thuốc mà người bệnh có thể bôi, xịt hoặc đặt vào hậu môn.
✜ Thuốc làm bền vững thành mạch có công dụng ngăn chặn tình trạng giãn mạch, tăng trương lực máu…
✜ Thuốc nhuận tràng có thể sử dụng khi người bệnh bị táo bón kéo dài. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý cần sử dụng đúng với liều lượng chỉ định, tránh gây ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của các cơ ở hậu môn - trực tràng.
Điều trị ngoại khoa
Với những trường hợp người bệnh bị bệnh trĩ nặng, búi trĩ sa ra ngoài gây sa nghẹt hậu môn… thì thường được bác sĩ chỉ định thực hiện một trong các phương pháp sau:
✜ Phương pháp HCPT: Đây là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn cuối, sử dụng sóng điện từ cao tầng nhằm làm đông máu trong khoảng nhiệt độ từ 70 - 800 độ C, khiến các mạch sẽ bị thắt lại, không thể đến để nuôi dưỡng búi trĩ. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cắt búi trĩ một cách chính xác để tránh gây tổn thương tới những tế bào mô xung quanh.
✜ Phương pháp Longo: Là một cách điều trị bệnh trĩ hiện đại hiện được nhiều người bệnh áp dụng. Phương pháp longo làm giảm cảm giác đau đớn và hạn chế được tình trạng mất máu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đưa búi trĩ về vị trí bình thường rồi tiến hành cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng. Điều này sẽ làm thu nhỏ kích thước của búi trĩ, khiến chúng teo lại và dần biến mất.
✜ Cắt búi trĩ laser: Ngày nay người bệnh có thể tiến hành cắt búi trĩ bằng kỹ thuật laser ND hoặc laser CO2. Để giảm cảm giác đau đớn, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê vào tĩnh mạch bệnh nhân. Tùy vào kích thước lớn hay nhỏ mà búi trĩ sẽ được cắt bằng các chế độ tia laser không giống nhau. Sau khi cắt búi trĩ, trên hậu môn chỉ tồn tại một vết sẹo nhỏ, sẽ nhanh chóng lành lại.
Mong rằng những thông tin chia sẻ ở bài viết đã giúp bạn đọc có được đáp án cho các thắc mắc bệnh trĩ có nguy hiểm không và điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nào hiệu quả? Nếu còn điều gì chưa rõ về bệnh trĩ, vui lòng liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương theo 2 cách đó là gọi trực tiếp tới số Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được bác sĩ hỗ trợ chu đáo.