Tìm hiểu 5 nguyên nhân bị trĩ và phương pháp điều trị
Trĩ là một trong các vấn đề về sức khỏe thường gặp ở xã hội hiện nay khiến người bệnh sinh hoạt khó khăn và cảm thấy mất tự tin. Nhìn chung, bệnh trĩ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng tìm hiểu 5 nguyên nhân bị trĩ và phương pháp điều trị hiệu quả qua bài viết sau.
Sơ lược về bệnh trĩ
Trĩ là một căn bệnh liên quan đến hệ thống mạch máu và thường nhận biết khi một hoặc nhiều tĩnh mạch bị phồng lớn. Thông thường, đám rối tĩnh mạch sẽ được nâng đỡ nhờ cấu trúc của các mô sợi đàn hồi và nằm ở lớp dưới niêm mạc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như đi cầu ứ máu liên tục, rặn khi đi đại tiện… làm gia tăng áp lực lên khu vực hậu môn và gây ra hiện tượng phồng giãn, hình thành các búi trĩ.
Bệnh trĩ là gì?
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, thường máu sẽ di chuyển từ tim đi theo động mạch đến hậu môn - trực tràng để nuôi các mô, sau đó trở về lại tim theo đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu như quá trình di chuyển máu từ hậu môn về tim theo đường tĩnh mạch không mang hết nhưng máu ở động mạch vẫn tiếp tục di chuyển đến sẽ khiến tĩnh mạch bị giãn, căng phồng, dồn trệ và tạo điều kiện hình thành búi trĩ.
Mặt khác, cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ở những người cao tuổi sẽ ngày một suy yếu, lão hóa dần và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội sa do búi trĩ dần tụt ra khỏi lỗ hậu môn.
Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh trĩ
Tùy thuộc vào loại bệnh trĩ mà người bệnh gặp phải mà có những triệu chứng, biểu hiện bệnh không giống nhau. Cụ thể:
Dấu hiệu chung
Phần lớn các bệnh nhân bị trĩ đều cho biết họ chỉ phát hiện bệnh khi vùng hậu môn xuất hiện cảm giác đau, sưng tấy hoặc rát kèm theo búi trĩ. Lúc này, tình trạng bệnh đã phát triển sang giai đoạn nặng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, sau đây là chia sẻ cụ thể về triệu chứng của bệnh trĩ:
✛ Người bệnh bị kích thích, ngứa ngáy ở vùng da hậu môn do niêm mạc tiết ra dịch nhầy.
✛ Khi đi đại tiện thường cho phân kèm theo máu. Trong thời gian đầu, lượng máu ra thường rất ít và người bệnh chỉ nhận thấy khi đi cầu hoặc sử dụng giấy vệ sinh. Theo chia sẻ từ bác sĩ, chảy máu hậu môn là một trong những triệu chứng phổ biến và dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trĩ. Tuy nhiên, sau một thời gian dài nếu người bệnh đi đại tiện thường xuyên rặn thì lượng máu sẽ chảy ra nhiều hơn, thành giọt hoặc bắn từng tia. Ngoài ra, người bệnh có thể bị chảy máu ngay cả khi ngồi xổm khi bệnh đã tiến triển phức tạp.
✛ Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu, đau ít hoặc nhiều tùy vào tình trạng hậu môn bị nghẹt, tắc hoặc nứt kẽ. Ngoài ra, xung quanh hậu môn còn có biểu hiện bị sưng đỏ.
✛ Tại vùng hậu môn xuất hiện khối nhô lên gây đau đớn hoặc rát và thường được chẩn đoán là huyết khối ở búi trĩ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ như thế nào?
Dấu hiệu trĩ nội
Phần lớn những bệnh nhân mắc trĩ nội đều cho rằng họ thường xuyên cảm thấy đau ở vùng hậu môn, kể cả khi bị chảy máu. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nhận thấy có máu đỏ tươi nhỏ giọt ở bồn cầu khi đi cầu hoặc máu bám trên giấy vệ sinh.
Ngoài ra, búi trĩ nội gây cảm giác vô cùng khó chịu, không thể cảm nhận hay nhìn thấy bằng mắt được. Mặt khác, các búi trĩ nội vẫn có thể bị sa ra ngoài lỗ hậu môn và thường được gọi là trĩ nội sa.
Đối với những trường hợp bị trĩ nội sa thường dễ bị đau, ngứa ngáy, rát do trĩ hấp thu phân hoặc một lượng chất nhầy ở vùng hậu môn và gây kích ứng da. Khi đó, người bệnh thường lau để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy nhưng lại vô tình khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.
Dấu hiệu trĩ ngoại
Tình trạng trĩ ngoại khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu do vùng da ở búi trĩ bị loét và kích ứng. Với những trường hợp bên trong búi trĩ ngoại tồn tại cục máu đông có thể khiến cho cơn đau xuất hiện bất ngờ và dữ dội hơn.
Ngoài ra, cục máu đông cũng có thể hấp thu phân và là nguyên nhân khiến cho vùng da ở hậu môn bị nhăn nheo, có cảm giác rát, ngứa ngáy khó chịu. Đối với bệnh trĩ ngoại, người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận hoặc nhìn thấy một khối nhô lên cao ở vùng hậu môn.
Xem thêm: [Tìm hiểu] Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Nguyên nhân bị trĩ là do đâu?
Trĩ là căn bệnh tương đối phổ biến hiện nay do bệnh dễ xuất hiện từ nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt không khoa học. Trong đó, có thể kể đến các nguyên nhân bị trĩ như: ngồi quá lâu một chỗ, ít vận động, thường xuyên bị táo bón, thừa cân, béo phì… Cụ thể như sau:
Do ngồi quá nhiều hoặc lười vận động
Theo các số liệu thống kê, dân văn phòng là đối tượng có nguy cơ bị bệnh trĩ khá cao. Nguyên nhân bị trĩ là do họ phải ngồi làm việc liên tục hơn 8 tiếng mỗi ngày, không có nhiều thời gian để vận động. Điều này khiến khu vực xung quanh hậu môn - trực tràng trở nên sưng tấy, búi trĩ bắt đầu hình thành và gây đau đớn mỗi khi người bệnh ngồi hoặc đi cầu.
Như vậy, ngồi quá lâu một chỗ là một trong những nguyên nhân bị trĩ thường gặp, mọi người cần lưu ý vấn đề này và dành thời gian vận động cơ thể nhiều hơn. Cụ thể, với những người làm việc tại văn phòng, thường xuyên ngồi yên một chỗ thì nên dành 5 - 10 phút nghỉ giải lao, vận động nhẹ nhàng. Thời quen này vừa giúp cơ thể thư giãn, tinh thần thoải mái vừa hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Do bị tiêu chảy hoặc táo bón lâu ngày
Chắc hẳn mọi người đều biết táo bón là nguyên nhân bị trĩ phổ biến, tuy nhiên ít ai biết rằng tình trạng tiêu chảy thường xuyên cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý này. Khi ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, cơ quan hậu môn phải chịu áp lực khá lớn và dẫn đến hiện tượng sưng hậu môn hoặc trực tràng. Về lâu dài, bệnh trĩ bắt đầu xuất hiện và gây ra nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu cho người bệnh.
Sau khi đã nắm được nguyên nhân bị trĩ, mọi người nên thay đổi thói quen ăn uống, đảm bảo vệ sinh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhờ vậy mà tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy sẽ được hạn chế.
Có rất nhiều nguyên nhân bị trĩ
Do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo
Một nguyên nhân bị trĩ nữa mà nhiều người đang chủ quan đó là chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không đảm bảo. Cụ thể, những người có thói quen ăn uống kém lành mạnh, thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm giàu chất béo hoặc ăn món cay nóng, hiếm khi ăn rau củ quả để bổ sung chất xơ thì khả năng mắc bệnh trĩ khá cao. Bởi vì, thói quen xấu này sẽ dẫn đến tình trạng táo bón, khiến tĩnh mạch ở vùng hậu môn chịu nhiều áp lực mỗi khi đi đại tiện.
Do thừa cân, béo phì
Các chuyên gia cho biết, tình trạng thừa cân, béo phì có thể là nguyên nhân bị trĩ, lúc này trọng lượng cơ thể sẽ tạo ra áp lực lớn đối với khu vực mông, đặc biệt là vùng hậu môn. Nhiều người bệnh đã và đang đối mặt với tình trạng sưng tấy ở hậu môn - trực tràng vì ít vận động kèm theo trọng lượng cơ thể nặng.
Như vậy, việc kiểm soát cân nặng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp hạn chế nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh trĩ. Nếu như bạn đang bị thừa cân, béo phì thì hãy chủ động lên kế hoạch luyện tập để kiểm soát tốt cân nặng.
Do chấn thương ở vùng hậu môn
Chấn thương ở vùng hậu môn là vấn đề khác nhiều người gặp phải, chúng có thể xảy ra khi đang làm việc, sinh hoạt hàng ngày hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh. Nếu những chấn thương ở khu vực trực tràng - hậu môn không được quan tâm chữa trị đúng cách sẽ diễn biến nặng hơn, xuất hiện tình trạng sưng tấy, đau đớn rất khó chịu và là nguyên nhân bị trĩ. Tốt nhất, người bệnh không nên chủ quan khi gặp bất kỳ chấn thương nào ở vùng hậu môn, việc theo dõi và điều trị nên được ưu tiên hàng đầu.
Có thể thấy rằng, nguyên nhân bị trĩ có thể xuất phát từ những thói quen tưởng chừng như vô hại, nếu không tìm hiểu chúng ta rất khó phát hiện và thay đổi nếp sống để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bệnh trĩ điều trị hiệu quả bằng cách nào?
Hiện nay, với sự phát triển của nền y học, nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ ra đời giúp kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh. Để trị dứt điểm bệnh, người bệnh cần chủ động đi thăm khám, dựa vào tình trạng và nguyên nhân bị trĩ mà bác sĩ xây dựng phác đồ chữa bệnh phù hợp.
Trước tiên, người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn hàng ngày, bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn. Như đã đề cập ở phần nguyên nhân bị trĩ, tình trạng táo bón xảy ra là do người bệnh ăn uống thiếu khoa học, cơ thể không được cung cấp đủ chất xơ, thay vào đó tiêu thụ quá nhiều đồ cay nóng. Bên cạnh đó, người bị trĩ nên hình thành thói quen ngâm hậu môn với nước nóng, đây là biện pháp giúp kiểm soát tình trạng tương đối hiệu quả.
Với những người có tình trạng bệnh trĩ nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc và thực hiện phẫu thuật cắt hoặc thắt búi trĩ. Thông thường, người bị trĩ huyết khối sẽ được chỉ định cắt búi trĩ để hạn chế các biến chứng xấu xảy ra. Ngoài ra, phương pháp thắt búi trĩ cũng được áp dụng khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên kỹ thuật này chỉ đem lại hiệu quả đối với trường hợp bị trĩ nhẹ.
Qua những thông tin tìm hiểu 5 nguyên nhân bị trĩ và phương pháp điều trị, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này, đặc biệt là biết cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Để biết thêm các thông tin khác về bệnh trĩ, bạn có thể gọi vào Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin tại khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, các chuyên gia của phòng khám Đa khoa Thái Dương sẽ giải đáp kỹ lưỡng nhất.