Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thời gian mang thai là một yếu tố rất quan trọng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, lúc này việc cân bằng dinh dưỡng lại không hề dễ dàng. Cùng tìm hiểu thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường trong nội dung bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tiểu đường thai kỳ là gì? Có ảnh hưởng gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể của chị em nữ giới khi mang thai. Tình trạng này thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và sẽ thường tự khỏi sau khi sinh con khoảng 6 tuần.

Để biết có bị tiểu đường thai kỳ hay không, các chị em phụ nữ chỉ cần làm xét nghiệm máu, xác định nồng độ đường có trong máu. Một sản phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi đạt hai chỉ số sau đây:

– Đường huyết lúc đang đói ≥ 150mg %.

– Đường huyết 2h sau khi đã uống 75g đường ≥ 140mg%.

Bà bầu bị tiểu đường là tình trạng rất thường gặp

Tình trạng chị em bị tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Cụ thể là:

Ảnh hưởng đối với người mẹ

Mẹ bầu bị tiểu đường ở lần mang thai trước hoặc sẽ nặng hơn nếu như mẹ bầu đã bị mắc bệnh tiểu đường từ trước khi mang thai.

Mẹ bầu bị tăng cân nhiều, trên 20kg, đa phần thai to, đa ối, em bé khi sinh ra có thể có cân nặng trên 4kg.

Mẹ bầu ăn nhiều, uống nhiều và đi tiểu nhiều, trong nước tiểu có đường, mẹ bầu dễ bị nấm candida tái phát nhiều lần.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận hoặc băng huyết sau sinh.

Sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

Ảnh hưởng đối với thai nhi

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi bị dị dạng, dị tật bẩm sinh về cơ, thần kinh,…

Do kích thước thai to nên khi sinh ra dễ bị gãy xương hoặc gặp sang chấn khi sinh thường và khi sinh mổ.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ làm tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và em bé sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời, tỷ lệ này gấp 2 – 5 lần so với bình thường.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể khiến em bé bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi và có nguy cơ bị tiểu đường do di truyền.

Gợi ý thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường

Các chuyên gia y tế cho biết, một chế độ ăn lành mạnh là điều rất quan trọng cho tất cả thai phụ. Đối với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, cần có chế độ ăn vừa đủ năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng, giảm chất bột đường để đảm bảo sự phát triển cho thai nhi và duy trì đường huyết ổn định cho mẹ…

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường nên đủ các nhóm thực phẩm là gạo và ngũ cốc, sữa và sản phẩm từ sữa, thịt cá, trứng, trái cây, rau xanh… Chất bột đường cần phải cắt giảm xuống mức 50% tổng năng lượng. Chọn loại chất bột đường chuyển hóa chậm, nhiều chất xơ như cơm gạo mầm, gạo lứt, ngũ cốc cho bà bầu bị tiểu đường. Hạn chế ăn xôi nếp, các loại ngũ cốc đã qua tinh chế như bột bắp, bột năng, các loại trái cây nhiều đường như nhãn, nho, mít, sầu riêng… Lượng tinh bột có trong ngũ cốc, bánh mì, trái cây, sữa và món ngọt ảnh hưởng trực tiếp lên đường huyết của bạn. Nên mẹ bầu bị tiểu đường cần hạn chế ăn đường, đồ ngọt.

Một thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên chia nhỏ bữa ăn khoảng 6 bữa trong ngày (ba bữa chính với lượng thức ăn ít hơn bình thường và ba bữa phụ) để tránh tình trạng đường huyết tăng vọt sau một bữa ăn quá nhiều thức ăn.

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường cần cân bằng giữa năng lượng và dinh dưỡng

Thực đơn bữa sáng cho bà bầu tiểu đường

Các thức ăn chứa tinh bột sau khi nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành glucose. Insulin là hormone cần thiết để làm giảm glucose huyết. Chuyển hóa glucose ở mẹ bầu tiểu đường thai kỳ bị rối loạn do hoạt động kém hiệu quả của insulin. Vì vậy, tổng lượng tinh bột nạp vào cơ thể hàng ngày chỉ nên chiếm khoảng 50 – 60% tổng lượng năng lượng. Nếu tổng lượng tinh bột này chia đều cho 6 bữa ăn hàng ngày thì sẽ thấp hơn lượng tinh bột người bình thường hay dùng.

Bữa sáng rất quan trọng. Nếu buổi sáng không hoạt động nhiều thì có thể ăn ít hơn những bữa còn lại. Một bữa sáng lý tưởng cho bà bầu là ăn đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm thức ăn: tinh bột, đạm, béo và vitamin. Lượng tinh bột ăn vào tốt nhất là loại chưa qua chế biến như ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đen, đậu…

Một số món ăn đơn giản sau có thể phù hợp cho bà bầu bị tiểu đường: một quả trứng chiên với một lát bánh mì, kèm theo rau trộn salad; một phần phở, bún bò, hủ tiếu nhỏ dùng kèm với giá luộc hay một chén cháo yến mạch nấu với thịt băm… Bên cạnh đó sữa cũng là nguồn cung cấp chất đạm và vitamin, khoáng chất dồi dào, mẹ bầu nên uống 1 ly sữa sau bữa sáng để tốt cho mẹ và bé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bữa trưa và tối

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường trong các bữa ăn chính có thể phong phú hơn nhưng vẫn cần phải đảm bảo một lượng tinh bột nhất định. Hầu như, các mẹ bầu có thể ăn mọi loại thức ăn như người bình thường. Tuy nhiên, cần biết cách kết hợp thức ăn cho cân bằng giữa năng lượng và chất dinh dưỡng.

Một số gợi ý cho thực đơn bữa trưa và tối cho bà bầu tiểu đường như một cái sandwich gà kèm salad rau quả, một chén cơm trắng với canh rau và thịt luộc hoặc thịt chiên, một lát cá hồi nướng ăn kèm súp bí đỏ và bông cải hấp… Mẹ bầu cũng có thể sáng tạo món ăn sao cho phù hợp với sở thích bản thân, miễn sao đảm bảo đúng nguyên tắc về dinh dưỡng mà bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây sẽ tốt cho bà bầu tiểu đường

Mẹ bầu có thể lập ra kế hoạch ăn uống hàng ngày và tuân thủ nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra. Và cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm kế hoạch ăn uống của mình để đảm bảo không ăn quá thiếu hay thừa dinh dưỡng.

Có một nguyên tắc chia khẩu phần ăn đơn giản mà mẹ bầu có thể áp dụng là nguyên tắc “cái đĩa”. Nhóm thức ăn chứa chất đạm chiếm một góc tư đĩa, nhóm tinh bột chiếm một góc tư và nửa đĩa còn lại là rau xanh và một ít trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường. Thêm một ly sữa không đường và sữa chua sau mỗi bữa ăn để bổ sung canxi.

Các bữa phụ

Các bữa ăn phụ, đồ ăn vặt cho bà bầu bị tiểu đường sẽ giúp mẹ bầu có đủ năng lượng hoạt động trong ngày và điều hòa đường huyết, tránh việc đường huyết quá cao hoặc xuống quá thấp. Bữa ăn phụ cho bà bầu tiểu đường thường đơn giản gồm một ít tinh bột và protein, ví dụ như: một lát bánh mì phết bơ đậu phộng, một chén salad cá hồi, một hũ yaourt trái cây,…

Song song với việc ăn uống hợp lý, xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường phù hợp là việc tăng cường vận động và tự theo dõi đường huyết thường xuyên. Khám thai định kỳ giúp bác sĩ chuyên khoa có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời. Khi cần thiết, bác sĩ chuyên khoa có thể kê toa thêm insulin để đường huyết của mẹ bầu được kiểm soát tốt hơn.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường. Nếu còn điều gì thắc mắc, gọi ngay đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn.