Thai yếu nên ăn gì và không nên ăn gì là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Thai kỳ khỏe mạnh và sinh con thuận lợi, suôn sẻ là mong muốn của tất cả các mẹ bầu. Tuy nhiên trên thực tế có không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng thai yếu, khiến các mẹ bầu vô cùng lo lắng. Vậy trường hợp thai yếu nên và không nên ăn gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh? Mời các mẹ bầu theo dõi ngày bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về hiện tượng thai yếu

Trước khi đi vào trả lời thắc mắc thai yếu nên ăn gì, thai yếu không nên ăn gì hay thai yếu nên kiêng gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin liên quan đến hiện tượng thai yếu sau đây để có thể sớm nhận biết và can thiệp kịp thời.

Mẹ bầu cần cẩn thận với hiện tượng thai yếu

Mẹ bầu cần cẩn thận với hiện tượng thai yếu

Thông thường, các phụ nữ mang thai được chẩn đoán là thai yếu khi có những bất thường về phôi thai, thai phát triển chậm so với tuổi thai, thai nhi quá nhỏ, hormone thai kỳ thấp, kích thước túi ối nhỏ…

Khi mẹ bầu đi thăm khám, nếu phát hiện thai yếu, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những yêu cầu cụ thể đối với các thai phụ như: Cho uống hoặc tiêm nội tiết, cho đặt thuốc chống tử cung co bóp, bổ sung thêm vitamin cùng với khoáng chất. Đồng thời, sẽ hẹn khám lại sau 1 tuần hoặc 10 ngày để kiểm tra quá trình phát triển của thai nhi.

Một vài trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ yêu cầu thai phụ nằm nghỉ tuyệt đối ở trên giường, không được di chuyển, thậm chí một số trường hợp thai phụ sẽ phải sử dụng bỉm người lớn để thay thế cho việc đi toilet. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng đối với những mẹ bầu nào thực sự cảm thấy kiệt sức và muốn được nghỉ ngơi nhiều hoặc đang bị dọa sảy thai.

Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến hiện tượng thai yếu trong thai kỳ như:

  • Mẹ bầu bị nghén quá mức không thể ăn uống bất cứ thứ gì dẫn đến tình trạng sức khỏe kém.
  • Mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh về tử cung như: viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, tử cung co rút hoặc ung thư cổ tử cung.
  • Mẹ bầu làm việc quá sức nhưng lại không có chế độ nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Mẹ bầu mắc phải một số bệnh lý như suy tim, mất cân bằng nội tiết tố, bệnh thận mãn tính…
  • Mẹ bầu từng bị té ngã gây dò thai hoặc gây động thai.

Những dấu hiệu thai yếu mẹ bầu cần biết

Bỗng nhiên thấy bé ít đạp, các cơn gò ập đến kèm triệu chứng buồn tiểu, ra máu… thì rất có thể là những dấu hiệu thai yếu. Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, các mẹ bầu cần hết sức lưu ý.

Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt

Không ít mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi do cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để nuôi thai nhi. Tuy nhiên, khi thấy mệt mỏi kèm theo các dấu hiệu như chóng mặt, hoa mắt thì mẹ bầu cần phải lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp trong thai kỳ. Điều này khiến bà bầu rất dễ bị mất nước, làm chậm quá trình lưu thông máu vào bào thai, đe dọa tính mạng thai nhi, lúc này mẹ bầu cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe kịp thời.

Ra máu bất thường

Ở tam cá nguyệt đầu tiên, các mẹ bầu thường thấy có dấu hiệu ra máu, khi đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám sẽ được cảnh báo nguy cơ động thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Ở giai đoạn này, do bào thai đang làm tổ và chưa ổn định nên thường có dấu hiệu chảy máu. Trong trường hợp máu ra ít thì không đáng lo ngại, các mẹ bầu có thể nằm nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi. Nếu lượng máu ra ướt băng vệ sinh, kèm theo tình trạng đau bụng, chóng mặt, buồn nôn… thì phải đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra. Những dấu hiệu này nếu không được phát hiện và xử lý sớm sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé.

Sốt cao

Sốt cao trong thời gian mang thai rất nghiêm trọng, cảnh báo các bệnh nhiễm trùng mà mẹ bầu có thể mắc phải. Đặc biệt, nếu mẹ bầu có triệu chứng sốt cao kèm theo một số triệu chứng khác như phát ban, đau khớp… thì cần phải chủ động đi khám ngay, nguyên nhân có thể là do nhiễm vi trùng toxoplasma, parvovirus, cytomegalovirus… dẫn đến nguy cơ bị điếc bẩm sinh ở thai nhi.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Ngứa

Khi mang bầu phần lớn chị em phụ nữ đều bị rạn da và ngứa. Tuy nhiên khi thấy ngứa ở cả lòng bàn chân, lòng bàn tay thì có thể là biểu hiện của biến chứng nghiêm ứ mật dẫn đến tình trạng tích tụ axit mật trong gan. Một biểu hiện khác của tình trạng ứ mật là nước tiểu nhạt màu có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu.

Chảy dịch âm đạo

Hiện tượng chảy dịch âm đạo trong thời gian mang thai không còn lạ với các bà bầu. Tuy nhiên, nếu chảy dịch âm đạo đi kèm với dấu hiệu đau, máu ra nhiều không thể kiểm soát. Lúc này bà bầu cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, xử lý nếu cần thiết.

Dấu hiệu thai yếu

Dấu hiệu thai yếu

Bé ít đạp

Các mẹ bầu thường căn cứ vào mức độ cũng như những cử động của con để nhận biết tình trạng sức khỏe. Nếu một ngày mẹ bầu cảm nhận thấy con ít đạp hoặc có sự thay đổi trong những cử động của bé một cách rõ rệt thì mẹ bầu nên gặp bác sĩ ngày. Bởi khi thai nhi ít đạp rất có thể do dây rốn bị tổn thương.

Bất ngờ mất cảm giác ngứa căng vú

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ bị thay đổi nội tiết tố, tăng lưu lượng máu làm cho vú bị căng cứng, sưng đau. 3 tháng đầu của thai kỳ, núm vú của mẹ lớn dần lên, chuyển màu nâu sẫm. Đi kèm với đó là cảm giác ngứa da ngực và xuất hiện những vết rạn trên ngực. Nếu một ngày mẹ bất ngờ thấy mất cảm giác căng tức vú thì có khả năng tình trạng hoại tử villous đã xảy ra, phôi thai trong tử cung có thể đang teo đi hoặc đã chết.

Ra sữa non sớm

Phụ nữ mang thai thấy tiết sữa non sớm từ tháng thứ 5 trong thai kỳ là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tiết sữa non kèm theo triệu chứng chảy máu âm đạo và đau bụng thì mẹ bầu nên thực hiện kiểm tra nội tiết để kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi. Tình trạng này sẽ liên quan tới sự phát triển bào thai, đồng thời gây nguy cơ sảy thai.

Đau đầu dữ dội

Mặc dù dấu hiệu thai yếu này không phổ biến nhưng không có nghĩa là các mẹ bầu được phép bỏ qua. Đau đầu dữ dội trong 3 tháng đầu của thai kỳ là một dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ tiền sản giật do huyết áp quá cao. Tiền sản giật là bệnh lý trong thai kỳ rất nguy hiểm. Các mẹ bầu bị tiền sản giật dễ bị co giật, hôn mê, suy tim cấp, phù phối cấp hoặc xuất huyết não dẫn đến tử vong. Tiền sản giật nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ suy thai, sinh non. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị tình trạng tiền sản giật cũng có nguy cơ chậm phát triển hơn so với những trẻ khác.

Thay đổi cân nặng một cách bất thường

Thay đổi cân nặng bất thường trong thời gian mang thai cũng có thể là dấu hiệu của thai yếu. Khi cân nặng mẹ bầu tăng lên quá nhiều hoặc quá ít trong thai kỳ cũng cho thấy thai đang bất ổn, tăng cân chậm có thể thai nhi suy dinh dưỡng và nếu tăng cân nhanh mẹ bầu cần cảnh giác trước nguy cơ tiền sản giật.

Tiểu buốt, đau khi đi tiểu

Mẹ bầu đau mỗi khi đi tiểu hoặc có cảm giác tiểu buốt là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Sở dĩ mẹ bầu dễ mắc những bệnh này do trong quá trình mang thai bị thay đổi sinh lý và hoạt động của đường tiết niệu. Những chị em phụ nữ nào không may mắc phải hiện tượng này có thể sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc sinh non, thai chết lưu… Mẹ bầu cần giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn. Trong thực đơn hàng ngày mẹ bầu cần đảm bảo dinh dưỡng giàu chất xơ để tránh được các triệu chứng này.

Tiểu ít

Thông thường khi mang thai cân nặng của thai nhi và nội tiết tố chèn lên bàng quang của người mẹ làm cho bàng quang người mẹ căng cứng, liên tục có cảm giác buồn tiểu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đi tiểu ít hoặc thậm chí cả buổi không đi tiểu, khả năng mẹ bầu bị thiếu nước hoặc là dấu hiệu của tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Tử cung gò cứng

Tử cung của người mẹ cứng là hiện tượng hết sức nguy hiểm, đặc biệt là khi mẹ kèm theo tình trạng bị đau kéo dài thì chắc chắn thai phụ đã bị bong nhau non. Nhau bong non sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm cho sự sống của thai nhi, bên cạnh đó có thể dẫn đến suy thai nhanh chóng.

Tự nhiên mất hết biểu hiện đang có thai

Đang mang thai và xuất hiện đầy đủ các dấu hiệu mang thai như mệt mỏi, chán ăn, ốm nghén, ngực căng tức… bỗng đột nhiên chị em phụ nữ không có cảm giác hoặc triệu chứng thay đổi trong người. Các chị em hãy hết sức lưu ý bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ thai nhi chết lưu.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bà bầu bị thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?

Trong những lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về cách dưỡng thai yếu, bên cạnh việc nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý thì điều vô cùng quan trọng là thay đổi chế độ ăn uống để dưỡng thai, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vậy những trường hợp bà bầu bị thai yếu nên ăn gì?

Về thắc mắc thai yếu nên ăn gì, các chuyên gia giàu kinh nghiệm cho biết, mẹ bầu bị thai yếu nên tăng thêm lượng chất đạm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: các loại sữa, thịt, trứng, cá, đậu… Bà bầu thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai? Ngoài 3 bữa chính, các mẹ bầu cần ăn thêm những bữa phụ, làm sao để các bữa ăn có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết dưới đây:

Thai yếu nên ăn gì?

Thai yếu nên ăn gì?

Bà bầu thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai? Chất đạm

Chất đạm có nhiều nhất trong thịt cá, sữa, các loại đậu đỗ… để giúp phát triển các tế bào mô của thai (trong đó bao gồm tế bào não), giúp tuyến vú và mô tử cung của người mẹ phát triển tốt trong suốt thai kỳ.

Mỗi ngày các mẹ bầu nên ăn khoảng từ 10 – 18g chất đạm, tương đương với 50 – 100g thịt các loại, 100 – 180g đậu hũ và mẹ bầu uống từ 1 – 2 ly sữa.

Thai yếu nên ăn gì để con khỏe mạnh? Chất sắt

Chất sắt có nhiều trong thịt, cật, gan, tim, rau xanh và các loại hạt…giúp làm tăng thể tích máu cũng như phòng ngừa nguy cơ thiếu máu. Mẹ bầu khi bị thiếu máu sẽ dẫn đến giảm tình trạng co bóp tử cung khi chuyển dạ, đồng thời giảm lượng sắt dự trữ của bétrong 6 tháng đầu đời.

Trường hợp thai yếu nên ăn gì hiệu quả? Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, mẹ bầu cần bổ sung thêm ít nhất 15 mg sắt cho cơ thể của mình mỗi ngày.

Bà bầu thai yếu nên ăn gì? Canxi

Canxi cũng nằm trong danh sách thai yếu nên ăn gì mà các mẹ bầu cần biết. Tác dụng của canxi chính là giúp hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động đông máu bình thường cho mẹ bầu, hình thành hệ xương cũng như răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi các mẹ bầu dễ bị chuột rút, đau nhức xương, thai nhi có thể còi xương ngay trong bụng mẹ.

Trường hợp thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai? Canxi thường có nhiều trong sữa, tôm, trứng, các loại cá nhỏ ăn luôn xương,…

Bà bầu thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả? Axit folic

Axit folic là một loại vitamin nhóm B, có tác dụng là làm giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi, tật nứt đốt sống trong bào thai.

Bà bầu thai yếu nên ăn gì? Axit folic có nhiều trong những loại rau có màu xanh đậm như: cải xanh, cải bó xôi, súp lơ xanh, rau muống, ngũ cốc hoặc một số loại hạt vừng, lạc… Ngoài ra, axit folic còn có trong các loại thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim.

Thai yếu nên ăn gì để khắc phục? Vitamin C

Vitamin C thường có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây giúp hỗ trợ quá trình phát triển của xương, sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Ngoài ra, vitamin C cũng là chất chống oxy hóa giúp phụ nữ mang thai tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, nếu đang băn khoăn không biết thai yếu nên ăn gì thì các mẹ bầu nên bổ sung thêm vitamin C nhé.

Mẹ bầu bị thai yếu nên ăn gì tốt? Vitamin D

Vitamin D có nhiều ở trong sữa, trứng và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, các bé đã cần phát triển hệ xương cũng như hình thành mầm răng sữa, vì vậy các mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm nhiều canxi và cũng nên kết hợp với việc phơi nắng sáng mỗi ngày 10 phút hoặc đi bộ dưới nắng để tăng cường vitamin D cho cơ thể, giúp hấp thu canxi tốt hơn.

Trường hợp thai yếu không nên ăn gì?

Ngoài vấn đề thai yếu nên ăn gì dưỡng thai giúp thai phát triển khỏe mạnh thì trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu cũng phải kiêng cữ những món không nên ăn để bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt là những loại thực phẩm có thể gây động thai như:

Thai yếu không nên ăn gì?

Thai yếu không nên ăn gì?

Bà bầu bị thai yếu nên kiêng gì? Chất kích thích

Phụ nữ đang mang thai nên tránh sử dụng chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu bia và thức uống chứa cồn trong suốt thai kỳ. Cồn và các chất độc hại có thể khiến cho phụ nữ mang thai bị suy nhược, thai nhi kém phát triển, từ đó tăng nguy cơ sảy thai.

Gia vị cay nóng

Mẹ bầu thai yếu không nên ăn gì? Các mẹ bầu cũng cần kiêng các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, tỏi, mù tạt,… Bởi vì những chất này không tốt đối với sức khỏe của người mẹ và bé.

Những thực phẩm gây co bóp tử cung

Những thực phẩm như mướp đắng, đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, dứa, nhãn, ngải cứu, chùm ngây,… đều là các thực phẩm có khả năng gây ra tình trạng co bóp tử cung. Do đó, nếu trường hợp thai yếu sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng sảy thai.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo, gia vị

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, gia vị có thể khiến phụ nữ mang thai tăng cân nhanh và gây ra tình trạng cao huyết áp. Lượng chất béo dư thừa này có thể bám vào mạch máu, từ đó làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn di chuyển đến thai, dẫn đến tình trạng dọa sảy thai, động thai và hư thai.

Món ăn sống, tái

Các món ăn chưa được nấu chín hoàn toàn có chứa nhiều vi khuẩn cùng với ký sinh trùng gây hại. Các tác nhân có hại này có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm đường ruột và kích thích tử cung co bóp quá mức dẫn đến nguy cơ dọa sảy thai và hư thai. Ngoài ra, một số loại hại khuẩn còn có thể gây tình trạng dị tật bẩm sinh, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, cơ thể yếu ớt và sức khỏe kém.

Ngoài ra, các mẹ bầu bị thai yếu cũng lưu ý không nên ăn thức ăn để qua đêm, các loại củ đã mọc mầm, không nên uống nước dừa trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ…

Trên đây là những chia sẻ xoay quanh vấn đề thai yếu nên ăn gì, thai yếu không nên ăn gì. Mọi vấn đề liên quan, các bạn đọc vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn nhanh nhé.