Thắc mắc: Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn?

Thắc mắc: Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn?

Xếp hạng: 4.7 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

Có rất nhiều người thắc mắc: trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn? Bởi có người cho rằng trĩ nội nặng hơn trĩ ngoại vì khó phát hiện. Số còn lại thì cho rằng trĩ ngoại nguy hiểm hơn vì tác động trực tiếp và thường xuyên đến sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ băn khoăn này đến bạn đọc. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách phân biệt trĩ ngoại và trĩ nội

Bệnh trĩ được chia thành nhiều loại, trong đó có hai dạng chính là trĩ ngoại và trĩ nội. Cả hai loại trĩ này đều xảy ra ở vùng hậu môn - trực tràng, tuy nhiên chúng lại có những đặc điểm khác nhau. Vậy, làm sao để phân biệt trĩ ngoại và trĩ trĩ nội? Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn

Để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại thì người bệnh có thể dựa vào vị trí hình thành búi trĩ cũng như cách triệu chứng, biểu hiện lâm sàng. Cụ thể: 

Vị trí hình thành búi trĩ

Trong đường ruột, lớp niêm mạc của ống hậu môn được chia thành hai phần dọc theo chiều dài của nó bởi một đường lược. Nếu các tĩnh mạch trên (trực tràng trên) nằm ở phần phía trên đường lược bị sưng phồng thì được gọi là trĩ nội. Ngược lại, nếu các tĩnh mạch dưới nằm ở phía dưới đường lược bị phình to thì được gọi là trĩ ngoại.

Khi xét về cơ chế và vị trí hình thành, trĩ ngoại và trĩ nội có những điểm khác biệt như sau: 

 Trĩ nội

  • Hình thành ở phần phía trên đường lược. 

  • Vị trí hình thành là ở bề mặt của lớp niêm mạc ống hậu môn.

  • Búi trĩ không bị lòi ra bên ngoài hậu môn mà nằm trong trực tràng. Do đó, không thể nhìn thấy và sờ được búi trĩ khi bệnh mới khởi phát.

  • Tại búi trĩ nội không có dây thần kinh cảm giác. 

◆ Trĩ ngoại 

  • Được hình thành ở phần phía dưới của đường lược. 

  • Vị trí hình thành ở lớp biểu mô lát tầng. 

  • Búi trĩ ngoại sa ra ngoài hậu môn nên có thể dễ dàng sờ và nhìn thấy được. 

  • Tại búi trĩ ngoại có dây thần kinh cảm giác.

Các tĩnh mạch ở trên và tĩnh mạch dưới có sự thông nối với nhau. Vì thế, sự gia tăng áp lực của các tĩnh mạch trên sẽ tác động và gây áp lực đến tĩnh mạch ở dưới. 

Búi trĩ ngoại sa ra ngoài hậu môn nên có thể nhìn bằng mắt và sờ được

Búi trĩ ngoại sa ra ngoài hậu môn nên có thể nhìn bằng mắt và sờ được

Triệu chứng bệnh 

Bên cạnh sự khác nhau về vị trí hình thành, trĩ nội và trĩ ngoại còn khác nhau về triệu chứng, biểu hiện lâm sàng:

◆ Trĩ nội

So vớ trĩ ngoại thì trĩ nội thường không gây ra đau đớn nghiêm trọng cho người bệnh. Có thể ban đầu người bệnh chưa bị đau rát ngay cả khi búi trĩ gây chảy máu ở hậu môn. Nếu đi ngoài mà dùng sức rặn mạnh thì có thể khiến búi trĩ và ống hậu môn bị trầy xước, từ đó gây viêm nhiễm, ngứa ngáy liên tục. Tình trạng ngứa ngáy càng trầm trọng hơn khi vùng hậu môn tiết nhiều dịch nhầy và luôn trong tình trạng ẩm ướt.

Ngoài ra, khi bị trĩ nội người bệnh còn luôn có cảm giác chưa đi hết phân ra ngoài nhưng không thể đẩy hết. 

◆ Trĩ ngoại

Biểu hiện ban đầu của trĩ ngoại là gây cộm và vướng víu ở hậu môn. Sau một thời gian thì búi trĩ sưng tấy, gây đau rát cho người bệnh. Bệnh càng phát triển nặng thì búi trĩ càng to và lòi hẳn ra ngoài hậu môn. 

Khi sa ra ngoài hậu môn, búi trĩ dễ bị viêm nhiễm và gây cản trở quá trình đào thải phân tự nhiên của cơ thể. Khi đó, búi trĩ sẽ chảy máu và khiến người bệnh đau rát dữ dội, vô cùng khó chịu, kể cả khi không đi đại tiện. 

Xem thêmHỏi đáp: Phẫu thuật trĩ sau bao lâu thì lành?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giải đáp: Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn?

Dựa vào vị trí hình thành búi trĩ và triệu chứng bệnh, nhiều người cho rằng trĩ nội nặng hơn trĩ ngoại. Tuy nhiên, căn cứ này chưa đủ để khẳng định trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn? Bởi thực tế, có rất nhiều trường hợp bị trĩ ngoại nhưng mức độ gây nguy hiểm tới tính mạng cao hơn người mắc bệnh trĩ nội.

Theo chia sẻ từ chuyên gia thì cả hai dạng trĩ này đều nguy hiểm như nhau. Vì nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng phương pháp, chúng đều có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Chẳng hạn như:

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại là như nhau

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại là như nhau

 Gây thiếu máu: Nếu tình trạng chảy máu tươi khi đi đại tiện kéo dài và với lượng máu lớn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. 

✜ Nhiễm khuẩn búi trĩ: Búi trĩ sa ra bên ngoài dễ bị tổn thương do cọ xát với quần áo. Khi búi trĩ bị rách phần da bao bọc bên ngoài sẽ gây chảy máu và nhiễm trùng. Cùng với đó, chất dịch nhầy tiết ra ngày càng nhiều khiến vùng búi trĩ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nếu tiếp xúc với môi trường bên ngoài trong nhiều giờ, phần tổn thương của búi trĩ sẽ bị vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm khuẩn. 

✜ Sa nghẹt hậu môn: Các búi trĩ phát triển  to gây chèn ép và làm tắc ống hậu môn. Tình trạng sa nghẹt búi trĩ sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi cầu, thậm chí không thể đại tiện được. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận hành của các chức năng trong cơ thể và khiến người bệnh đau đớn, vô cùng khó chịu. 

✜ Dẫn đến ung thư trực tràng: Tình trạng viêm nhiễm vùng búi trĩ lâu ngày khiến vi khuẩn ăn sâu vào bên trong trực tràng và dẫn đến hình thành khối ung thư đại tràng, ung thư ruột kết. 

✜ Nhiễm trùng máu: Búi trĩ khi không được chữa trị dứt điểm, lở loét, viêm nhiễm lâu ngày, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công vào máu. Nhiễm trùng máu có thể gây nguy hiểm đến  tính mạng, người bệnh cần được điều trị bệnh trĩ, làm phẫu thuật và tiến hành lọc máu nếu cần thiết. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp chẩn đoán, điều trị trĩ nội và trĩ ngoại 

Thay vì lo lắng trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn thì người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám và tiến hành điều trị, kịp thời ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Qua các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ kiểm tra, thăm khám để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. 

Bệnh trĩ ngoại dễ dàng chẩn đoán bằng thăm hỏi biểu hiện, triệu chứng và khám lâm sàng trực tiếp. Với trĩ nội thì khó khăn hơn do búi trĩ nằm sâu bên trong ống hậu môn và trực tràng. Lúc này bác sĩ có thể cần khám bằng tay can thiệp sâu trong hậu môn, soi hậu môn - trực tràng để xác định vị trí búi trĩ và kết luận về mức độ bệnh. 

Khi có biểu hiện bất thường, nghi ngờ bệnh lý tiêu hóa khác, đặc biệt là ung thư đại trực tràng thì nên làm nội soi kiểm tra đồng thời toàn bộ cơ quan đại trực tràng. Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt bệnh trĩ với các vấn đề sức khỏe khác như: viêm ống hậu môn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, sa trực tràng, lao, bệnh lây qua đường tình dục,... 

Tùy cấp độ bệnh trĩ mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp

Tùy cấp độ bệnh trĩ mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp

Trĩ nói chung là bệnh lý rất thường gặp, song nhiều bệnh nhân còn xấu hổ, e ngại đi thăm khám khi có dấu hiệu của bệnh. Điều này dẫn đến chữa trị bệnh chậm trễ, gây khó khăn và biến chứng nặng nề hơn cho sức khỏe của người bệnh.

Nếu bị bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và thể dục lành mạnh. Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh có thể được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị trĩ nhẹ. Còn những trường hợp bị trĩ nặng, búi trĩ lớn thì bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật, thắt búi trĩ, chích xơ, đốt búi trĩ,... 

Qua những thông tin chia sẻ trong bài viết, hy vọng đã giúp bạn đọc có được đáp án cho thắc mắc: trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn? Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào? Nếu cần tư vấn thêm về bệnh trĩ, phương pháp điều trị bệnh, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế giải đáp chi tiết.


Từ khóa:

Thắc mắc rĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn, trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn, phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại, phương pháp điều trị bệnh trĩ, trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn

Bài viết liên quan
Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao

11-12-2019
Trĩ ngoại là bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy không gây tử vong nhưng...

Vết mổ rò hậu môn lâu lành nên làm gì

23-04-2020
Phẫu thuật là phương pháp duy nhất được chỉ định để hỗ trợ điều trị bệnh rò...

Rò hậu môn bẩm sinh có chữa được không

13-02-2020
Rò hậu môn bẩm sinh là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khi sinh ra đã bị bệnh...

Hậu môn có dịch màu trắng là biểu hiện của bệnh gì?

21-08-2023
Hậu môn chảy dịch là một hiện tượng bất thường, có thể cảnh báo sức khỏe bạn...