Uống thuốc tránh thai là một trong những phương pháp ngừa thai phổ biến, tiện lợi và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, có một số trường hợp uống thuốc tránh thai nhưng vẫn có bầu. Điều này khiến cho nhiều nữ giới lo lắng vì không biết uống thuốc tránh thai khi đang mang thai có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ đáp chi tiết thắc mắc: có thai uống thuốc tránh thai có sao không đến chị em nữ giới.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu sơ lược về thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai được điều chế dạng viên uống có chứa hormone ngăn ngừa mang thai. Hiện nay, có hai loại thuốc tránh thai thông thường là:

✛ Thuốc tránh thai hàng ngày: Bao gồm thuốc tránh thai hàng ngày chỉ chứa progestin và thuốc tránh thai hàng ngày chứa hormone estrogen kết hợp với progestin. Loại thuốc ngừa thai này phát huy hiệu quả cao nhất khi nữ giới uống đều đặn và nhất quán vào cùng một khung giờ mỗi ngày. 

✛ Thuốc tránh thai khẩn cấp: Chứa hàm lượng levonorgestrel cao hơn thuốc tránh thai hàng ngày, giúp ngăn ngừa mang thai bằng cách ngăn cản sự rụng trứng diễn ra.Thuốc tránh thai khẩn cấp mang lại hiệu quả cao khi được sử dụng trong vòng 72 giờ sau quan hệ mà không sử dụng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào. 

Vì sao uống thuốc tránh thai vẫn có thai?

Mặc dù uống thuốc tránh thai có hiệu quả phòng ngừa mang thai cao nhưng một số nguyên nhân có thể khiến thuốc giảm tác dụng, dẫn đến việc uống thuốc tránh thai nhưng vẫn có bầu. Những nguyên nhân đó có thể là: 

Các nguyên nhân dẫn đến mang thai dù có dùng thuốc tránh thai

Các nguyên nhân dẫn đến mang thai dù có dùng thuốc tránh thai

Quên uống thuốc tránh thai hàng ngày

Đây là loại thuốc được sản xuất để sử dụng đều đặn hàng ngày. Nếu nữ giới lỡ một ngày quên uống thuốc tránh thai, nồng độ hormone thuốc có thể không ở mức đủ để phòng ngừa khả năng thụ thai diễn ra. 

Uống thuốc tránh thai không đúng giờ

Vì thuốc tránh thai hàng ngày được sử dụng mỗi ngày nên thời điểm quy định uống thuốc là vừa đúng với thời điểm viên thuốc đó hết tác dụng an toàn, cần thiết phải dùng viên tiếp theo. Chính vì vậy, nếu nữ giới không uống thuốc tránh thai hàng ngày đúng giờ thì hiệu quả của thuốc sẽ không được đảm bảo và dẫn đến trường hợp uống thuốc ngừa thai nhưng vẫn có bầu. 

Tác dụng phụ với loại thuốc khác

Nếu nữ giới đang sử dụng thuốc tránh thai cùng với một số loại thuốc khác như: thuốc chống nấm, thuốc chống co giật, thuốc điều trị bệnh lao, thuốc chữa HIV,… thì công dụng của thuốc ngừa thai sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó, thuốc tránh thai không đạt hiệu quả phòng ngừa mang thai và khiến chị em mang thai ngoài ý muốn. 

Bị buồn nôn hoặc tiêu chảy nặng

Một số người bị buồn nôn hoặc tiêu chảy kéo dài sau khi uống thuốc tránh thai. Nếu gặp tình trạng này, nữ giới nên uống viên thuốc tránh thai bổ sung để đảm bảo tính hiệu quả của thuốc. 

Xem thêm: Mách bạn cách tính ngày có thai sau khi quan hệ chính xác nhất

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

[Bác sĩ tư vấn] Có thai uống thuốc tránh thai có sao không?

Trên thực tế có không ít trường hợp sử dụng thuốc tránh thai nhưng tinh trùng vẫn thụ tinh thành công và người phụ nữ mang thai. Vậy, khi có thai uống thuốc tránh thai có sao không? Thuốc tránh thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không? 

Các bác sĩ sản khoa cho biết, nếu nữ giới không cần quá lo lắng về có thai uống thuốc tránh thai có sao không bởi thuốc chỉ bổ sung hormone, không để dọa đến sự phát triển của thai nhi. 

Một số thông tin về tác dụng của thuốc tránh thai làm thay đổi giới tính thai nhi, nam tính hoặc nữ tính hóa là hoàn toàn chưa có chứng minh khoa học đầy đủ. Rất nhiều thai nhi chào đời khỏe mạnh dù trước đó mẹ sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hay thuốc tránh thai khẩn cấp.

Về bản chất thuốc tránh thai không đe dọa đến sự phát triển của thai nhi

Về bản chất thuốc tránh thai không đe dọa đến sự phát triển của thai nhi

Do vậy, thay vì hoang mang lo sợ, mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ; nghỉ ngơi hợp lý; ăn uống đầy đủ để bồi bổ sức khỏe cũng như nuôi dưỡng thai. Đừng quên các mốc khám thai quan trọng để kiểm tra sức khỏe của thai nhi, đặc biệt là lần khám thai đầu tiên vì sẽ giúp nữ giới kiểm tra có bị thai ngoài tử cung do sử dụng thuốc tránh thai chứa hormone progestin hay không?

  • Thời điểm khám thai lần đầu: Khi thai nhi được 5 đến 7 tuần, mẹ bầu cần làm siêu âm để xem có tim thai chưa và kiểm tra thai có nằm ngoài dạ con không.

  • Thời điểm nên khám thai lần thứ 2: Thai nhi được khoảng 12 đến 16 tuần, mẹ bầu nên đi khám thai và thực hiện các phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi theo chỉ dẫn của bác sĩ.  

  • Thời điểm nên khám thai lần thứ 3: Khi thai nhi khoảng 30 đến 32 tuần để sàng lọc dị tật thai và kiểm tra tình trạng phát triển của thai. 

Khi đi khám thai, nữ giới có thể trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa về các ảnh hưởng và nguy cơ có thể gặp phải do sử dụng thuốc tránh thai. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa có thể gợi ý phương pháp kiểm tra và theo dõi thêm ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn xảy ra với thai nhi. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cẩn thận với các tác dụng phụ của thuốc tránh thai 

Mặc dù có thai uống thuốc tránh thai có sao không là không nhưng việc sử dụng loại thuốc này có thể gây ra một số ảnh hưởng và tác dụng phụ đến sức khỏe của nữ giới. Kết hợp với việc mang thai làm thay đổi hormone, các ảnh hưởng đến sức khỏe này có thể trở nên trầm trọng hoặc kéo dài hơn. 

Vì thế, nếu gặp một trong các triệu chứng sau, nữ giới hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để được tư vấn biện pháp kiểm soát triệu chứng, giảm tác dụng phụ của thuốc và theo dõi để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh nhất. 

Đau đầu hoặc đau nửa đầu

Lượng hormone lớn mà thuốc tránh thai cung cấp có thể khiến cho nữ giới bị đau đầu, đau nửa đầu nặng hơn. Không phải tất cả người sử dụng thuốc đều gặp phải tình trạng này, kể cả phụ nữ mang thai đã sử dụng thuốc ngừa thai trước đó. 

Nữ giới nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng đau đầu, đau nửa đầu thường xuyên bởi việc mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai chỉ là yếu tố cộng hưởng. 

Buồn nôn

Buồn nôn và các rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai trong những tháng đầu thai kỳ. Một số người sử dụng thuốc tránh thai cũng có triệu chứng tương tự nhưng hầu hết sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Nếu mẹ bị buồn nôn nghiêm trọng trong nhiều tháng, kể cả khi thai nhi đã lớn thì nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách khắc phục hiệu quả. 

Nữ giới cần chú ý đến tình trạng đau đầu kéo dài trong thời gian mang thai

Nữ giới cần chú ý đến tình trạng đau đầu kéo dài trong thời gian mang thai

Thay đổi tâm trạng

Hormone có vai trò rất quan trọng trong điều tiết tâm trạng và cảm xúc của người phụ nữ. Ở phụ nữ mang thai với sự thay đổi hormone lớn, cộng với bổ sung hormone từ thuốc ngừa thai có thể gây ra một số ảnh hưởng như: tâm trạng thất thường, chán nản, hay cáu gắt, buồn bã hoặc vui vẻ bất thường. 

Nếu mẹ bầu vẫn có thể kiểm soát được tâm trạng và những thay đổi này không diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng thì không đáng lo ngại. Khi gặp phải những áp lực tâm lý do thai kỳ, mẹ bầu hãy trò chuyện với người thân, chồng hoặc bác sĩ để được giúp đỡ. 

Tốt nhất, để được khẳng định và giải đáp cụ thể thắc mắc: có thai uống thuốc tránh thai có sao không thì mẹ bầu nên đi thăm khám sớm và trao đổi với bác sĩ sản khoa. Việc đi khám thai sớm sẽ giúp các mẹ bầu yên tâm hơn về vấn đề này, đồng thời có thể phát hiện sớm nguy cơ mang thai ngoài dạ con do thuốc tránh thai gây ra để kịp thời có biện pháp xử lý an toàn. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe thai kỳ, nữ giới có thể nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi trực tiếp tới Hotline: 037.891.5690 của phòng khám Đa khoa Thái Dương để nhận được sự hỗ trợ tận tình từ các chuyên gia y tế.