Sùi mào gà ở âm đạo là bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục thường gặp ở phụ nữ. Đây là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới nếu không được chữa trị sớm. Vậy, sùi mào gà âm đạo là gì? Nhận biết như thế nào? Những thông tin chia sẻ ở bài viết dưới đây sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu hơn về căn bệnh sùi mào gà ở âm đạo.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sùi mào gà âm đạo là bệnh gì?

Sùi mào gà âm đạo là tình trạng xuất hiện các u nhú ở cơ quan sinh dục nữ như môi lớn, môi bé, âm hộ… Hiện tượng này do virus HPV tấn công và gây bệnh tạo thành từng cụm giống như hoa súp lơ hoặc mào gà. 

Bệnh sùi mào gà ngoài xuất hiện ở bộ phận sinh dục nữ còn có thể gặp ở khoang miệng, lưỡi, mí mắt… Những chị em phụ nữ có đời sống tình dục phóng khoáng hoặc quan hệ với nhiều bạn tình nhưng không dùng bao cao su thường có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cao. 

Bên cạnh đó, nữ giới cũng có thể mắc bệnh do tiếp xúc với dịch tiết, vết thương hở chứa virus HPV từ người bệnh. Thông qua việc vô tình chạm vào nốt sùi mào gà hoặc đụng vào vết thương nhiễm sẵn virus HPV trên người bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng chung các món đồ cá nhân như quần áo, khăn tắm, bàn chải đánh răng… với người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm sùi mào gà.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà ở âm đạo 

Các triệu chứng sùi mào gà âm đạo thường xuất hiện sau 2 tuần đến 9 tháng kể từ khi người bệnh tiếp xúc với virus HPV. Sau thời gian ủ bệnh, nữ giới sẽ thấy những dấu hiệu tổn thương xuất hiện trên da hoặc niêm mạc vùng kín, cụ thể:

Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà âm đạo nữ giới là gì?

Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà âm đạo nữ giới là gì?

  • Tại vùng kín xuất hiện các nốt mụn mềm, có kích thước rất nhỏ ở môi lớn, môi bé, âm đạo, tầng sinh môn, cổ tử cung… và lan rộng xuống khu vực hậu môn. 

  • Ban đầu, các nốt mụn sùi không gây ngứa ngáy, đau rát cho người bệnh nhưng khi có sự cọ xát hoặc quan hệ tình dục sẽ dẫn đến chảy máu, tiết dịch và khiến âm đạo bị tổn thương, viêm nhiễm nặng.

  • Bệnh sùi mào gà phát triển khá nhanh, sau một thời gian các nốt sùi sẽ tập trung thành từng mảng lớn và trở nặng với nhiều triệu chứng cấp tính. 

Ngoài những triệu chứng kể trên, khi bị sùi mào gà âm đạo người bệnh còn gặp các dấu hiệu toàn thân kèm theo như: chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể… 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sùi mào gà âm đạo nguy hiểm ra sao nếu không chữa trị?

Bệnh sùi mào gà nói chung và sùi mào gà âm đạo nói riêng cần được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt. Thế nhưng, vì đây là dấu hiệu ở vùng kín nên người bệnh thường có tâm lý xấu hổ, e ngại và dấu diếm. Tình trạng này không sớm được trị liệu có thể gây ra những biến chứng khôn lường sau:

Gây tổn thương, viêm loét nặng ở bộ phận sinh dục

Những nốt sùi mào gà xuất hiện có thể làm tổn thương vùng kín, viêm loét cơ quan sinh dục. Nếu bị viêm nhiễm nặng có thể lan rộng sang các bộ phận khác, đồng thời gây chảy máu âm đạo bất thường. 

Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Các nốt sùi mào gà có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng tình dục cũng như hạnh phúc gia đình của nữ giới. Theo đó, khi bị sùi mào gà, chị em phụ nữ thường có tâm lý e ngại, xấu hổ, sợ quan hệ tình dục, nghi ngờ bạn tình của mình, từ đó dễ gây rạn nứt tình cảm, hôn nhân. 

Sùi mào gà âm đạo gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu chậm chữa trị

Sùi mào gà âm đạo gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu chậm chữa trị

Biến chứng bệnh ung thư cổ tử cung

Chị em nữ giới mắc bệnh sùi mào gà, đặc biệt là do chủng virus HPV 16 và HPV 18 sẽ có nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… Các tế bào ung thư phát triển có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nữ giới. 

Giảm khả năng thụ thai, nguy cơ vô sinh

Khi mắc bệnh sùi mào gà âm đạo, virus HPV có thể khiến môi trường vùng kín thay đổi đột ngột. Điều này sẽ khiến tinh trùng khó có thể sống sốt và di chuyển sâu vào bên trong tìm gặp trứng, từ đó làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới. 

Lây nhiễm chủng virus HPV sang thai nhi

Sùi mào gà còn khiến chị em phụ nữ đang mang thai đối mặt với nhiều biến chứng hơn, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, lưu thai hoặc khó sinh. Đặc biệt, virus HPV gây bệnh sùi mào gà còn khiến thai nhi có nguy cơ bị mắc bệnh bẩm sinh từ trong bụng mẹ, ảnh hưởng về sức khỏe và trí tuệ sau này.

Xem thêm: Đốt điện sùi mào gà bao nhiêu tiền?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ

Bệnh sùi mào gà có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả và phòng ngừa bằng nhiều biện khác, cụ thể đó là:

Các phương pháp chữa sùi mào gà âm đạo

Hiện nay, bệnh sùi mào gà dù ở nam hay nữ giới đều chưa có thuốc đặc trị. Do đó, nếu mắc phải bệnh sùi mào gà âm đạo, nữ giới có thể sống chung với virus HPV cả đời. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành y học đã có nhiều phương pháp cho khả năng ức chế sự phát triển của virus HPV gây sùi mào gà và cải thiện các triệu chứng bệnh.

Tùy vào vị trí xuất hiện các nốt sùi mào gà và mức độ bệnh lý mà bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp điều trị phù hợp là bằng thuốc hay can thiệp thủ thuật ngoại khoa.

Điều trị sùi mào gà ở âm đạo bằng phương pháp nào hiệu quả?

Điều trị sùi mào gà ở âm đạo bằng phương pháp nào hiệu quả?

 Sử dụng thuốc

Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu, các nốt sùi có kích thước nhỏ. Theo đó, một số loại thuốc điều trị sùi mào gà âm đạo được sử dụng phổ biến là: Imiquimod, Podophyllin và Podofilox, Axit tricloaxetic, Sinecatechin… 

✜ Can thiệp ngoại khoa

Phương pháp này thường áp dụng để loại bỏ các nốt sùi có kích thước lớn, những nốt sùi không đáp ứng thuốc hoặc nữ giới đang mang thai mà em bé có thể tiếp xúc với nốt sùi trong khi sinh. Các thủ thuật ngoại khoa điều trị sùi mào gà ở nữ giới bao gồm: đốt điện, động lạnh bằng nitơ, phẫu thuật cắt bỏ, sử dụng tia laser, công nghệ hiện đại ALA-PDT.

Phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ bằng biện pháp nào?

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà, chị em phụ nữ cần lưu ý và thực hiện các khuyến cáo sau từ chuyên gia:

✔ Tiêm phòng vacxin phòng ngừa HPV sớm nhất. Nữ giới có thể gặp bác sĩ để được tư vấn chu đáo về độ tuổi và loại vacxin phù hợp. 

✔ Thực hiện quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, tấm chắn khi ân ái để hạn chế bị lây nhiễm virus HPV.

✔ Không nên sử dụng chung những món đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, dao cạo râu… 

✔ Tăng cường luyện tập thể dục thể thao và duy trì mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 

✔ Thực hiện khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm HPV nếu đã từng mắc bệnh sùi mào gà.

 Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không nên mặc quần lót còn ẩm ướt vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh lý. 

Trên đây là toàn bộ các thông tin giải đáp cho các vấn đề sùi mào gà âm đạo là gì? Nhận biết như thế nào? Cùng phương pháp điều trị và cách phòng tránh lây nhiễm virus HPV hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp nữ giới có thêm các kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng chống lây nhiễm bệnh xã hội và điều trị sùi mào gà kịp thời.

Nếu còn thắc mắc gì về sùi mào gà ở âm đạo hay đặt lịch hẹn tái khám, vui lòng gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương giải đáp chu đáo và nhanh chóng.