Sùi mào gà ở quanh mắt là vị trí hiếm gặp và chủ yếu xảy ra ở phụ nữ. Sự xuất hiện của các nốt sùi ở mắt là tình trạng rất nguy hiểm và có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng như hạn chế tầm nhìn, giảm thị lực, thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh sùi mào gà ở mắt: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả qua những thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân nào gây bệnh sùi mào gà ở mắt?

Sùi mào gà là tình trạng tổn thương trên da và mô mềm do chủng virus HPV gây ra. Đây là một trong những bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở nhiều độ tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Dấu hiệu sùi mào gà có thể xuất hiện ở xung quanh cơ quan sinh dục (môi bé, môi lớn, âm hộ, bẹn, dương vật, bìu…) hậu môn, môi, miệng, lưỡi… 

Tuy nhiên, ở một số trường hợp hiếm gặp, triệu chứng bệnh cũng có thể xảy ra ở mắt. So với những vị trí trên, sùi mào gà ở mắt ít gặp hơn nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở tại mắt là do:

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm sùi mào gà chủ yếu

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm sùi mào gà chủ yếu

➽ Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà tại mắt chủ yếu nhất. Nguy cơ bị lây nhiễm bệnh càng cao khi quan hệ tình dục nhưng không sử dụng bao cao su với nhiều đối tượng. 

➽ Sử dụng chung đồ cá nhân: Dịch tiết từ các nốt sùi mào gà có thể dính vào khăn lau mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu… Nếu bạn sử dụng chung các món đồ cá nhân với người bệnh thì cũng có khả năng bị nhiễm virus HPV. 

➽ Quan hệ bằng miệng: Virus HPV gây bệnh sùi mào gà vẫn có thể lây nhiễm thông qua các hoạt động thông thường như hôn môi, quan hệ bằng miệng.

➽ Tắm chung với người bệnh: Việc sử dụng chung bồn tắm với người mắc bệnh sùi mào gà cũng có thể khiến bạn bị phơi nhiễm virus HPV.

➽ Tiếp xúc trực tiếp với nốt sùi: Virus HPV có thể trú ẩn trong dịch tiết của các nốt sùi mào gà. Nếu tiếp xúc trực tiếp thông qua các hoạt động như nắm tay, ôm… thì người khỏe mạnh vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. 

 Lây nhiễm từ mẹ sang con: Nếu thai phụ nhiễm virus HPV, trẻ sinh ra có thể mắc bệnh sùi mào gà bẩm sinh và gặp các vấn đề về thị giác, trí tuệ… 

Xem thêm: Bệnh sùi mào gà ở cuống họng biểu hiện như thế nào?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Triệu chứng sùi mào gà ở mắt 

Các triệu chứng sùi mào gà ở mắt thường xuất hiện sau thời gian phơi nhiễm bệnh từ 2 đến 9 tháng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh sùi mào gà có thể khởi phát muộn hơn, sau nhiều năm tiếp xúc với virus HPV. 

  • Ban đầu các nốt sùi nhỏ li ti hoặc u nhú sẽ xuất hiện ở phần mi trên hoặc mi dưới của  mắt. Kích thước của các nốt sùi khoảng 0.5 – 2mm, mềm, màu hồng nhạt và có gai.

  • Sau đó các u nhú phát triển to với đường kính từ 4 – 5mm và xuất hiện ngày càng nhiều, lan ra nhiều khu vực và tập trung thành mảng lớn. 

  • Bề mặt của u sùi khi phát triển lớn thường có hình gai, hơi ẩm và dễ chảy máu hoặc mủ khi chạm mạch vào. 

  • Các nốt sùi có thể gây nặng ở mi mắt, ngứa rát, khó chịu và hạn chế tầm nhìn của người bệnh. 

Điều trị sùi mào gà ở mắt hiệu quả bằng phương pháp nào?

Tương tự như các dạng sùi mào gà ở những vị trí khác, sùi mào gà ở mắt được điều trị bằng cách sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Cụ thể như sau:

Phương pháp điều trị sùi mào gà tại mắt

Phương pháp điều trị sùi mào gà tại mắt

Sử dụng thuốc

Vì da vùng mắt khá nhạy cảm nên thường bác sĩ chỉ định dùng thuốc dạng uống hoặc thuốc tiêm. Nếu được chỉ định sử dụng thuốc bôi, người bệnh nên dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tình trạng kích ứng và tổn thương mắt.

Can thiệp ngoại khoa

Nếu nốt sùi mào gà có kích thước lớn và lan rộng ra nhiều khu vực thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một trong các phương pháp ngoại khoa sau:

✛ Áp lạnh: Sử dụng nitơ hóa lọc và trực tiếp xịt lên các nốt sùi mào gà. Khi bị đông lạnh, các nốt sùi mào gà sẽ tự bóc tách ra khỏi da mà không gây đau đớn, chảy máu và nhiễm trùng. Phương pháp áp lạnh thường được áp dụng vì có khả năng giảm nguy cơ viêm nhiễm và có thể loại bỏ các nốt sùi mào gà nhanh chóng.

✛ Laser: Phương pháp này sử dụng tia laser chiếu trực tiếp lên u sùi nhằm loại bỏ các tế bào bệnh. Tuy nhiên, laser thường gây đau đớn và tác dụng chậm nên phải thực hiện nhiều lần. 

✛ Quang động học ALA – PDT: Phương pháp ALA – PDT sử dụng ánh sách nhằm kích thích các phân tử oxy hóa, giúp phá hủy tế bào nhiễm bệnh. Quang đông học có ưu điểm là loại bỏ nốt sùi nhanh, triệt để, không đau và tỷ lệ tái phát thấp.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về bệnh sùi mào gà ở mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa bệnh sùi mào gà cũng như điều trị kịp thời khi có dấu hiệu phơi nhiễm virus HPV.

Nếu còn thắc mắc nào về bệnh sùi mào gà, vui lòng gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương giải đáp nhanh chóng và chu đáo nhất.