Trong thời gian mang thai, khi chẳng may mắc phải bệnh lý nào cũng khiến các mẹ bầu vô cùng lo lắng, đặc biệt là bệnh sùi mào gà. Vậy, mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu giải tỏa lo lắng này.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân và biểu hiện sùi mào gà ở phụ nữ mang thai

Sùi mào gà là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Đặc biệt, nữ giới trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ mang thai có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Vậy, nhiễm bệnh sùi mào gà khi mang thai là do đâu? Và dấu hiệu sùi mào gà ở phụ nữ mang thai như thế nào? 

Vì sao mẹ bầu mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai?

Sùi mào gà (hay còn gọi bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục) là bệnh truyền nhiễm do virus Human Papilloma (HPV) nhóm type 6 và 11 gây ra. Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà thông qua hình thức lây nhiễm chủ yếu là hoạt động tình dục không có biện pháp bảo vệ bằng âm đạo, hậu môn hoặc miệng. 

Phụ nữ mang thai bị nhiễm HPV chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn

Phụ nữ mang thai bị nhiễm HPV chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn

Dấu hiệu nhiễm bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai

Triệu chứng đặc trưng của bệnh sùi mào gà là sự xuất hiện của các cục thịt dạng mụn cóc đơn lẻ hoặc liên kết thành từng đám giống như bông súp lơ. Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện của bệnh rất khó nhận biết vì mụn cóc có kích thước rất nhỏ và phẳng so với bề mặt da. Đến giai đoạn sau, mụn dần phát triển về kích thước, mọc độc lập hoặc tập trung thành từng đám, số lượng nhiều và có màu tương đồng hoặc đậm hơn so với màu da.

Ở nữ giới mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai thường xuất hiện tổn thương dạng mụn cóc tại âm đạo, cổ tử cung, quanh hậu môn,… Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể gây nên tình trạng bất thường về dịch âm đạo, chảy máu vùng kín, ngứa, cảm giác châm chích,…

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể làm cho các mụn cóc tăng kích thước nhanh hơn mức bình thường và dịch âm đạo tiết ra nhiều nên mụn cóc có môi trường ẩm ướt, ấm để phát triển tốt hơn.

Bác sĩ giải đáp: Bị sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không?

Cho đến hiện nay vẫn chưa tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa bệnh sùi mào gà khi mang thai với hiện tượng sảy thai, sinh non, thai chết lưu hay biến chứng thai kỳ khác. Tuy nhiên, bệnh sùi mào gà vẫn có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đối với thai phụ và thai nhi như: 

Mẹ bầu bị sùi mào gà có thể lây sang cho thai nhi

Mẹ bầu bị sùi mào gà có thể lây sang cho thai nhi

Đối với thai phụ

  • Bệnh sùi mào gà phát triển nhanh hơn so với người bình thường do sự gia tăng của nồng độ hormone progesterone và estrogen khiến cho nốt sùi lan rộng, mọc nhiều hơn. 

  • Nếu bị nhiễm trùng đường sinh dục, các nốt sùi mào gà có thể phát triển nhanh về số lượng và kích thước, khiến thai phụ bị đau, khó chịu khi đi tiểu tiện.

  • Kích thước nốt mụn cóc do sùi mào gà gây ra quá lớn rất dễ chảy máu khi sinh.

  • Các nốt sùi xuất hiện ở thành âm đạo hoặc cổ tử cung dễ khiến cho âm đạo, cổ tử cung khó mở rộng trong quá trình sinh nở.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và khiến khả năng sinh sản về sau của mẹ bầu gặp khó khăn.

Đối với thai nhi

Sự phát triển của virus HPV trong cơ thể người bệnh cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng của thai nhi, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi yếu và không đảm bảo sự phát triển bình thường về thể chất lẫn trí nào.

Hơn nữa, trong trường hợp sinh qua ngả âm đạo, thai nhi có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus HPV do tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc tổn thương sùi tại vùng kín, cổ tử cung. 

Xem thêm: Tìm hiểu về thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao nhiêu?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Điều trị bệnh sùi mào gà cho phụ nữ mang thai như thế nào?

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc điều trị sùi mào gà khi mang thai bằng phương pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, hầu hết thai phụ mắc bệnh sùi mào gà không có dấu hiệu bất thường nào trong thai kỳ nên bác sĩ chuyên khoa cũng có thể lựa chọn không điều trị mà chỉ thăm khám theo dõi định kỳ. 

Thông thường, đối với các trường hợp mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của mụn cóc để cân nhắc về việc điều trị. Đại đa số trường hợp mắc bệnh sẽ trĩ hoãn điều trị đến sau sinh.

Tùy thuộc vào tình trạng sùi mào gà mà bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị phù hợp

Tùy thuộc vào tình trạng sùi mào gà mà bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị phù hợp

Đối với những trường hợp nốt mụn cóc có kích thước lớn làm cản trở việc sinh nở, gây chảy máu nhiều thì bác sĩ có thể cân nhắc các phương pháp sau để loại bỏ chúng:

 Liệu pháp nitơ lỏng: Bác sĩ chuyên khoa sẽ chấm nitơ lỏng lên các nốt mụn cóc để phát hủy mô của chúng bằng nhiệt lạnh trong khoảng – 198.5 độ C. Qua một thời gian, các nốt sùi dần bong ra và da mới sẽ thay thế vị trí tổn thương. Tác dụng phụ của phương pháp chữa sùi mào gà khi mang thai này là có thể gây đau và sưng ở vùng được điều trị. 

✜ Sử dụng tia laser: Một chùm sáng có cường độ cao sẽ được sử dụng để điều trị các nốt sùi, u nhú xuất hiện ở cơ thể mẹ bầu. Phương pháp này có chi phí thực hiện cao và thường chỉ áp dụng cho các trường hợp bị nốt sùi trên diện rộng.

✜ Dùng dao mổ điện: Dùng dao mổ điện điều trị bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai dựa trên dòng điện cao tần để đốt cháy mụn cóc. Sau khi thực hiện phẫu thuật, thai phụ có thể sẽ cảm thấy đau và khó chịu ở khu vực được điều trị. 

✜ Phẫu thuật cắt bỏ: Trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn nốt sùi mào gà, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ hoặc toàn thân cho bệnh nhân.

Thai phụ mắc bệnh sùi mào gà tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc không kê toa để điều trị bệnh. Bởi vì, nó dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho thai kỳ hoặc kích thích mụn cóc sinh dục hoạt động mạnh hơn. Ngoài ra, bị sùi mào gà khi mang thai tuyệt đối không được làm những việc sau đây:

  • Chọc vào các nốt sùi, mụn cóc.

  • Tự ý dùng kem bôi chứa steroid.

  • Sử dụng nước đá để loại bỏ các mụn cóc.

  • Cố gắng lột da tay hay cắt bỏ nốt sùi mào gà.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phòng khám Thái Dương – Địa chỉ điều trị sùi mào gà hiệu quả 

Dù hầu hết các trường hợp mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai không nguy hiểm nhưng phát hiện sớm để tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp sản phụ có biện pháp ngăn chặn những hệ lụy có thể xảy ra. Vì thế, khi cơ thể có biểu hiện lạ và nghi ngờ bị sùi mào gà thì mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt.

Nếu mẹ bầu đang sống tại khu vực Đồng Nai thì có thể tham khảo và đến trực tiếp phòng khám Đa khoa Thái Dương để khám, điều trị bệnh sùi mào gà. Đây là một trong những cơ sở y tế chuyên khám và điều trị bệnh xã hội với nhiều năm hoạt động cũng như nhận được sự tin tưởng của đông đảo bệnh nhân gần xa.

Khi đến đây, mẹ bầu sẽ được thăm khám và điều trị trực tiếp bởi những bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, có kiến thức chuyên môn vững vàng và dày dặn kinh nghiệm. Hơn nữa, phòng khám Đa khoa Thái Dương còn có hệ thống trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại, tối tân, được nhập khẩu từ những quốc gia có ngành y phát triển vượt bậc nên đảm bảo kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh nhanh chóng, chính xác, hiệu quả cao.

Ngoài ra, Là một địa chỉ y tế chất lượng, uy tín nên phòng khám Thái Dương Biên Hòa luôn chú trọng đến việc nâng cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, đơn giản hóa quy trình khám bệnh và lắp đặt đầy đủ tiện nghi phục vụ cho nhu cầu của bệnh nhân.

Qua những nội dung được chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn đọc biết chính xác sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không. Từ đó có thể giải tỏa được lo lắng và biết cách phòng ngừa hoặc xử lý đúng nếu chẳng may mắc bệnh sùi mào gà trong thai kỳ.

Nếu cần tìm hiểu thêm bất cứ vấn đề nào về bệnh sùi mào gà, bạn có thể gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế chia sẻ các thông tin phù hợp và hữu ích nhất.