Sốt cao chân tay lạnh là một trong những dấu hiệu ban đầu của nhiều loại bệnh khác nhau, điển hình là sốt siêu vi và sốt xuất huyết, khiến cơ thể người bệnh vô cùng mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn… Vậy khi bị sốt cao chân tay lạnh ở người lớn nên làm gì? Nội dung bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích về vấn đề này.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Người nóng chân tay lạnh là bệnh gì?

Sốt cao mà chân tay lạnh là triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng có thể gặp phải. Khi người bệnh bị những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể chống lại những tác nhân gây bệnh này. Quá trình này sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể người bệnh tăng cao, đồng thời khiến hệ thần kinh trung ương sẽ điều khiển cho nhiệt thoát ra ngoài qua da. Từ đó người bệnh có hiện tượng sốt cao, đầu thì nóng nhưng tay chân lại lạnh.

Sốt cao chân tay lạnh ở người lớn nên làm gì?

Tình trạng sốt cao chân tay lạnh ở người lớn không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, đau nhức, chán ăn mà còn có thể tiềm ẩn nhiều bất ổn về mặt sức khỏe, thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm, do đó khi có triệu chứng sốt cao chân tay lạnh thì cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Khi bị sốt cao chân tay lạnh ở người lớn nên làm gì?

Nếu không muốn uống thuốc hay chưa kịp đến bệnh viện, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để giúp hạ sốt nhanh chóng cho người lớn ngay tại nhà:

icon Sử dụng khăn ấm

Bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch và làm ướt khăn bằng nước ấm vừa phải, không quá lạnh. Sau đó hãy vắt khô khăn và lau khắp người hoặc đặt lên trán, phía sau gáy để giúp hạ thân nhiệt một cách an toàn. Trong trường hợp sốt quá cao, muốn hạ sốt nhanh chóng, bạn nên đặt khăn ấm vào những vị trí như bẹn, nách và cần thường xuyên thay khăn. Vì đây là những khu vực chứa nhiều mạch máu lớn, mang nhiều nhiệt.

Chườm khăn ấm lên trán cũng là một các hạ nhiệt an toàn

icon Dùng tất ướt

Bạn chuẩn bị hai chiếc tất cotton sạch, nhúng vào nước lạnh rồi vắt khô, sau đó quấn tất quanh hai mắt cá chân. Việc làm này giúp nhiệt độ trong cơ thể bạn sẽ được giảm xuống nhanh chóng chỉ sau khoảng 15 phút, bạn sẽ thấy thoải mái trở lại.

icon Xông hơi

Đây là phương pháp làm hạ sốt khá đơn giản và được nhiều người áp dụng. Vì khi xông hơi, các lỗ chân lông của bạn sẽ mở to, loại bỏ được các độc tố và kéo theo nhiệt độ ra ngoài. Bạn có thể sử dụng một loại lá cây như sả, chanh, bưởi, tía tô, hương nhu… để nấu nước xông. Các loại thảo dược thiên này này chứa nhiều tinh dầu, vừa giúp hạ sốt nhanh chóng lại vừa giúp sát khuẩn đường hô hấp một cách hiệu quả.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

icon Chườm đá

Bạn lấy vài viên đá lạnh rồi bọc chúng vào khăn mỏng, sau đó chườm xung quanh trán vài phút, thực hiện việc này nhiều lần trong ngày để thân nhiệt giảm. Tuyệt đối không chườm đá khắp người hoặc đắp khăn lạnh lên trán quá lâu, vì việc làm này có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, rất nguy hiểm.

icon Uống nhiều nước

Cơ thể người bệnh thường bị mất nước rất nhanh khi bị sốt cao. Do đó, người bệnh nên bổ sung nước và bù điện giải bằng cách uống nhiều nước hoặc sử dụng oresol để cân bằng điện giải trong cơ thể.

Người bệnh nên uống nhiều nước khi bị sốt để tránh mất nước

icon​​​​​​​ Sử dụng các loại rau, quả dễ tìm để hạ sốt

Bên cạnh việc áp dụng những phương pháp trên để hạ sốt cho người lớn thì bạn cũng có thể tận dụng một số loại rau củ, gia vị có sẵn trong nhà bạn để cải thiện tình hình sức khỏe của mình. Cụ thể:

+ Rau diếp cá: Xay nhuyễn rau diếp cá và đắp trực tiếp lên trán hoặc uống nước ép từ rau diếp cá.

+ Gừng: Uống trà gừng với mật ong hoặc ngâm chân với nước ấm pha bột gừng trước khi đi ngủ.

+ Tỏi: Xay nhuyễn vài tép tỏi rồi trộn chúng với 1 muỗng dầu ô liu. Sau đó, dùng hỗn hợp này xoa lên lòng bàn tay và bàn chân, để yên trong vòng 20 phút.

+ Chanh: Cắt chanh thành những lát mỏng theo chiều ngang rồi chà sát vào trán, dọc xương sống và khuỷu tay. Đồng thời, bạn cũng nên ngậm một lát chanh mỏng trong miệng để giúp hạ sốt nhanh hơn.

+ Khoai tây: Lấy 1 củ khoai tây rửa sạch, cắt thành các lát mỏng rồi ngâm trong giấm khoảng 10 phút. Sau đó, bạn lấy đắp lên trán trong 20 phút sẽ thấy cơ thể mát mẻ hơn.

Ngoài ra, khi bị sốt cao chân tay lạnh ở người lớn, người bệnh cũng cần nằm nghỉ ngơi ở khu vực thoáng mát, nên mặc quần áo mỏng, rộng rãi, dễ thấm mồ hôi, nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung thực phẩm giàu protein, sắt và không nên ăn thức ăn lạnh.

Nếu sốt cao trên 40 độ C thì bạn cần đến trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh diễn biến phức tạp, gây ra biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giải đáp được thắc mắc sốt cao chân tay lạnh ở người lớn nên làm gì. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.