Sỏi niệu quản là bệnh lý về đường tiết niệu, mặc dù hiếm gặp hơn  so với sỏi thận nhưng lại dễ gây ra nhiều biến chứng trong giai đoạn đầu. Vậy, bệnh sỏi niệu quản là gì? Điều trị sỏi niệu quản như thế nào? Cùng tiểu hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tác hại và phương pháp điều trị sỏi trong niệu quản qua những thông tin chia sẻ ở bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sỏi niệu quản là bệnh gì?

Phần lớn những trường hợp mắc bệnh sỏi niệu quản là do sỏi thận rơi xuống niệu quản theo dòng nước tiểu và dừng lại tại những vị trí hẹp tự nhiên của niệu quản. Thông thường, những sỏi này có kích thước khá nhỏ. 

Cụ thể những vị trí thường thấy sỏi trong niệu quản là đoạn nối giữa thận và niệu quản hay có thể là đoạn nối niệu quản vào bàng quang. Đôi khi sỏi có thể nằm ở đoạn niệu quản, phía trước của động mạch chậu. 

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh sỏi niệu quản được chia thành 2 loại đó là:

  • Sỏi nguyên phát: Nguyên nhân chủ yếu là do sự rối loạn sinh hóa trong cơ thể hình thành nên.

  • Sỏi thứ phát: Hình thành do hệ bài tiết bị tắc nghẽn gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu lâu ngày.

Dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh sỏi niệu quản

Nhiều trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, khi còn nằm trong đài thận hoặc bể thận có thể không gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Nhưng nếu bị kẹt lại trong niệu quản, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng như:

Khi bị sỏi niệu quản người bệnh gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh

Khi bị sỏi niệu quản người bệnh gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh

Đau ở hông, thắt lưng

Cơn đau quặn thận là dấu hiệu bệnh sỏi niệu quản điển hình nhất, thường xuất hiện khi người bệnh hoạt động quá sức. Vị trí đau bắt đầu từ vùng hố thắt lưng, sau đó lan xuống bụng dưới và cuối cùng là ở vùng sinh dục ngoài. 

Ở nam giới, dấu hiệu sỏi niệu quản ⅓ trên là cảm thấy đau dọc xuống tinh hoàn cùng bên. Khi sỏi tồn tại ở ⅓ niệu quản giữa thì cơn đau sẽ lan xuống vùng hố chậu. Còn triệu chứng sỏi niệu quản ⅓ dưới là xuất hiện cơn đau tại bìu. Cảm giác đau, khó chịu có thể kéo dài vài phút hoặc hàng giờ đồng hồ. 

Tiểu buốt

Nếu viên sỏi có kích thước lớn kèm theo bề mặt gồ ghề hay cạnh sắc nhọn sẽ làm cản trở quá trình lưu thông của nước tiểu. Thêm vào đó, sỏi còn cọ xát vào niêm mạc niệu quản gây ra đau đớn, chảy máu. 

Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau rát mỗi khi đi tiểu và nước tiểu có thể có màu đỏ hoặc hồng nhạt.

Tiểu rắt, gặp khó khăn trong tiểu tiện

Khi bị bệnh sỏi niệu quản, người bệnh sẽ gặp tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu rất nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu ít, gây phiền toái và khó khăn trong sinh hoạt. 

Tiểu ra máu, nước tiểu màu đục

Triệu chứng bệnh sỏi niệu quản này xảy ra khi sỏi làm trầy xước, chảy máu ở niệu quản, khiến nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng nhạt. Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh sẽ thấy trong nước tiểu có váng và kèm mùi hôi vô cùng khó chịu.

Buồn nôn, nôn ói

Sỏi niệu quản, sỏi thận có thể chèn ép lên một số dây thần kinh liên kết với hệ tiêu hóa, từ đó dẫn gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng, bí tiểu trung đại tiện. Nếu diễn ra trong thời gian dài, tình trạng này sẽ gây nhiễm trùng ngược lên cơ quan thận.

sốt cao, ớn lạnh

Đây là triệu chứng cảnh báo sỏi niệu quản đã gây nhiễm trùng nặng tại niệu quản, thận, bàng quang… Lúc này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và trị liệu kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Xem thêm: Tìm hiểu bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biến chứng nguy hiểm từ bệnh sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm nếu không chữa trị sớm:

Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Tắc nghẽn niệu quản, thận ứ đầy nước

Các viên sỏi chặn dòng chảy của nước tiểu từ thận xuống niệu quản và bàng quang, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến thận giãn to vì ứ nước. Từ đó, gây chèn ép đến các mô thận và dẫn đến suy thận. 

Viêm nhiễm đường tiết niệu

Khi sỏi di chuyển trong niệu quản sẽ gây cọ xát làm niêm mạc bị tổn thương, chảy máu và nhiễm trùng. Tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng sang những cơ quan lân cận, dẫn đến viêm bàng quang, viêm niệu đạo hay gọi chung là viêm đường tiết niệu.

Giãn đài bể thận, thận ứ mủ

Khi thận bị ứ nước trong thời gian dài, đài bể thận sẽ bị giãn tới mức mất khả năng đàn hồi vốn có, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tồn tại ở nước tiểu phát triển, gây viêm nhu mô thận, viêm đài bể thận và làm suy giảm chức năng của cơ quan này. 

Tình trạng ứ đọng chất thải trong thận kết hợp với hiện tượng viêm nhiễm sẽ khiến thận bị ứ mủ. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, nếu mức độ ứ mủ trên 80% sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Suy thận cấp, mãn tính

Trường hợp mức độ tổn thương thận trên 75% thì khả năng hồi phục rất khó, người bệnh thường phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận mới có thể duy trì sự sống.

Kích thước của sỏi niệu quản bao nhiêu thì phải mổ?

Để điều trị hiệu quả bệnh sỏi niệu quản, bác sĩ chuyên khoa cần dựa vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước sỏi và các biến chứng kèm theo. Nếu sỏi đã di chuyển xuống thấp nhưng chưa gây biến chứng nguy hiểm nào, người bệnh có thể chữa trị bằng thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp với thuốc giãn cơ trơn, thuốc kháng sinh trong trường hợp nghi ngờ có nhiễm khuẩn. 

Sỏi có kích thước trên 5mm cần phải tiến hành mổ lấy ngay

Sỏi có kích thước trên 5mm cần phải tiến hành mổ lấy ngay

Còn trường hợp sỏi có kích thước to, không di chuyển nhưng gây ra biến chứng thì sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phẫu thuật lấy sỏi càng nhanh càng tốt. Vậy, cụ thể sỏi niệu quản bao nhiêu mm thì phải mổ?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, kích thước sỏi từ 5mm trở lên và không thể đào thải ra đường tiêu, không đáp ứng các phương pháp chữa trị khác sẽ được can thiệp ngoại khoa. Ngoài qua, cũng có trường hợp viên sỏi dưới 5mm vẫn phải tiến hành mổ.

Thường bác sĩ chỉ định mổ trong trường hợp này là do soi bị mắc ở đoạn hẹp của niệu quản, điều trị nội khoa không khả quan và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nên điều trị sỏi niệu quản ở đâu tốt nhất?

Một trong những cơ sở y tế điều trị bệnh đường tiết niệu hiệu quả, an toàn ở Đồng Nai đang được đông đảo bệnh nhân tin tưởng đó chính là phòng khám Đa khoa Thái Dương. Nguyên nhân là vì, phòng khám Thái Dương Biên Hòa có dịch vụ y tế chu đáo và sở hữu nhiều điểm mạnh nổi trội như:

✔ Hội tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm, từng làm việc tại nhiều bệnh viện lớn trong nước và luôn hết mình với bệnh nhân. 

✔ Chi phí thăm khám và chữa trị bệnh đường tiết niệu hợp lý, niêm yết theo đúng quy định và đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng với bệnh nhân. 

✔ Phương pháp điều trị các bệnh lý đường tiết niệu hiện đại và có hệ thống trang thiết bị, máy móc y tế tân tiến, nhập khẩu từ nước ngoài. 

✔ Quy trình thăm khám bệnh khoa học, nhanh gọn, đặt lịch hẹn tiện lợi và có thời gian làm việc linh hoạt. 

 Chế độ bảo mật thông tin tốt, đảm bảo quyền riêng tư cho người bệnh, nhân viên y tế thân thiện…

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về bệnh sỏi niệu quản là gì? Điều trị sỏi niệu quản như thế nào? Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng tránh bệnh ở đường tiết niệu. 

Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến bệnh sỏi niệu quản, vui lòng gọi trực tiếp vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên y tế hỗ trợ nhanh chóng và chu đáo nhất.