Polyp hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Polyp hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xếp hạng: 4.7 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

Polyp ống hậu môn là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Khi mắc phải, người bệnh sẽ gặp nhiều bất tiện, trở ngại trong sinh hoạt và cuộc sống. Vậy, polyp ống hậu môn là bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết các thông tin về polyp hậu môn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đến bạn đọc.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Polyp hậu môn là bệnh gì?

Polyp hậu môn là một căn bệnh thường hay gặp liên quan đến bộ phận hậu môn - trực tràng. Sự khởi phát của bệnh lý này bắt nguồn từ việc tăng sinh bất thường của lớp niêm mạc ở trực tràng, dẫn đến hình thành các khối u lành tính có hình dạng elip hoặc tròn ở bên trong ống hậu môn và đường ruột.  

Các chuyên gia cho biết, có 3 dạng polyp hậu môn phổ biến, đó là:

  • Polyp dạng viêm và lành tính: Đây là dạng polyp ống hậu môn chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 80%. Polyp dạng viêm còn được gọi polyp tăng sản, là kết quả của phản ứng viêm ở mặt trong khu vực hậu môn - trực tràng. Dạng polyp này hiếm khi phát triển thành khối u ác tính. 

  • Polyp bạch huyết: Dạng polyp này chiếm khoảng 15% .

  • Polyp dạng u tuyến: Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhất nhưng polyp dạng u tuyến lại có nguy cơ phát triển thành u ác tính. Kích thước của polyp dạng u tuyến càng lớn thì nguy cơ có tế bào ung thư trong polyp càng tăng. 

Các nguyên nhân gây bệnh polyp ống hậu môn

Như đã đề cập ở trên, polyp hình thành do sự tăng trưởng bất thường của các mô ở hậu môn - trực tràng. Nếu theo đúng sự phát triển bình thường, cơ thể sẽ sản sinh và phân chia tế bào mới để thay thế cho các tế bào cũ bị “hư hỏng” hoặc không cần thiết. 

Thế nhưng, trong một số trường hợp lượng tế bào mới sản sinh quá mức cần thiết, từ đó dẫn đến hình thành nên các khối polyp - nếu ở vùng hậu môn sẽ được gọi là polyp hậu môn

Nguyên nhân đằng sau dẫn đến sự tăng trưởng bất thường này hiện vẫn chưa được lý giải nhưng một số yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến sự hình thành của bệnh polyp ống hậu môn. Cụ thể đó là: 

Di truyền nhiễm sắc thể

Nguyên nhân này thực chất là hậu quả do biến chứng của căn bệnh polyp ở hậu môn gây ra và có khả năng di truyền lại cho các thế hệ sau. Vì thế, tỷ lệ bố hoặc mẹ mắc bệnh polyp hậu môn di truyền lại cho con thường rất cao. 

Quan hệ tình dục qua hậu môn
Nhiều người thường có sở thích quan hệ bằng đường hậu môn để trải nghiệm cảm giác mới lạ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, tình dục theo hình thức này không đảm bảo an toàn do vùng hậu môn dễ bị trầy xước, tổn thương vì không có khả năng tiết ra chất dịch với tác dụng bôi trơn. Nếu lạm dụng hậu môn nhiều để thực hiện quan hệ tình dục sẽ tạo điều kiện cho bệnh polyp hình thành. 

Các nguyên nhân gây bệnh polyp hậu môn thường gặp

Các nguyên nhân gây bệnh polyp hậu môn thường gặp

Vệ sinh hậu môn không sạch

Hậu môn sẽ là cánh cửa cuối cùng của ống tiêu hóa thực hiện chức năng đưa toàn bộ các chất bẩn ra bên ngoài nên thường tiếp xúc với vi khuẩn. Thói quen không vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là sai khi đi ngoài góp phần gây ra tình trạng nhiễm trùng và các bệnh lý, trong đó có polyp hậu môn

Bị táo bón kéo dài

Táo bón không chỉ gây đau đớn, khó chịu mỗi khi đi đại tiện vì người bệnh phải dùng sức rặn mạnh mới có thể tống phân ra ngoài mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý. Theo đó, vì phân khô, cứng nên khi đi qua hậu môn sẽ cọ xát vào niêm mạc và để lại vết xước, tổn thương dễ bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh. 

Cấu trúc hậu môn bị dị dạng

Tình trạng hậu môn hẹp hoặc cong gây cản trở cho việc đưa phân ra bên ngoài. Nghiêm trọng hơn, các chất thải bị tích tụ lại và gây viêm, nhiễm trùng cho niêm mạc hậu môn, hình thành khối polyp.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Nếu thường xuyên sử dụng bia, rượu, nước có gas… và các loại thực phẩm cay nóng thì nguy cơ mắc bệnh polyp hậu môn sẽ rất cao. Nguyên nhân là do những loại thực phẩm, nước uống này có khả năng gây ra sự kích ứng đối với hệ tiêu hóa, trong đó có hậu môn - trực tràng. Chức năng của hậu môn vì thế cũng bị ảnh hưởng và các khối polyp dễ phát triển. 

Tắc tĩnh mạch ở hậu môn

Nếu máu trong tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị tắc nghẽn thì các bộ phận tại khu vực này sẽ thiếu máu, lâu dần hình thành nên các polyp. 

Mắc bệnh lao

Khi mắc bệnh lao, vi khuẩn lao tấn công vào cơ thể không những gây ra các bệnh về đường ruột mà vùng hậu cũng có thể bị nhiễm khuẩn, áp xe được tạo thành là cơ sở phát triển của bệnh polyp hậu môn

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu nhận biết bệnh polyp hậu môn như thế nào?

Polyp hậu môn gây ra những triệu chứng có thể khiến người mắc nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa khác như tiêu chảy hay bệnh trĩ. Để nhận biết polyp ống hậu môn, người bệnh có thể dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của bệnh như: 

Đại tiện ra máu

Đi ngoài ra máu là biểu hiện bệnh polyp hậu môn rõ rệt nhất. Nhiều trường hợp, người bệnh chỉ có dấu hiệu đi vệ sinh ra máu, không bị táo bón cũng như tiêu chảy. Máu màu đỏ tươi dính trên giấy vệ sinh, không chảy nhỏ giọt như bệnh nứt kẽ hậu môn hoặc bệnh trĩ. 

Triệu chứng bệnh polyp ống hậu môn là gì?

Triệu chứng bệnh polyp ống hậu môn là gì?

Đau bụng

Khí khối polyp phát triển với kích thước lớn sẽ chèn ép lên các bộ phận khác trong đường ruột, có thể gây tắc nghẽn ruột hoặc bán tắc hoàn toàn ở ruột, khi đó người bệnh sẽ gặp triệu chứng bị đau bụng dữ dội. 

Đi ngoài ra phân lỏng

Đây là biểu hiện polyp hậu môn khi khối polyp nằm ở vị trí trực tràng thấp, sát với ống hậu môn. Đặc biệt, khi polyp phát triển lớn có thể gây ra hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày và phân dạng lỏng. 

Polyp hậu môn sa xuống

Khi polyp nhiều và to, các niêm mạc dễ dàng tách khỏi cơ và sa xuống. Đặc biệt là lúc người bệnh vận động mạnh hoặc đi đại tiện phải rặn thì sẽ làm cho niêm mạc bị thả lỏng và trực tràng bị sa xuống. 

Ngoài ra, khi mắc bệnh polyp hậu môn, người bệnh còn gặp một số triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, choáng váng, da xanh xao, suy nhược cơ thể, sốt, buồn nôn… 

Xem thêm: Bệnh trĩ di truyền là thế nào? Có chữa được không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp điều trị polyp hậu môn hiện nay

Dựa vào kết quả kiểm tra tình trạng trương lực của cơ thắt ở hậu môn, cơ mu trực tràng; khám rãnh trực tràng; kiểm tra phân, chất nhầy, máu… mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp: 

Sử dụng thuốc

Hiện nay có một số loại thuốc đang được chỉ định để điều trị bệnh polyp hậu môn. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường được chỉ định cho trường hợp mắc bệnh polyp ống hậu môn giai đoạn nhẹ, các khối polyp có kích thước nhỏ. 

Cụ thể loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng để chữa bệnh polyp ở hậu môn là: thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc đặt hậu môn hoặc một số loại thuốc bôi khác. Công dụng của các loại thuốc này là cầm máu, tiêu viêm, kìm hãm sự phát triển của các polyp…, nhờ đó giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Cắt polyp hậu môn được thực hiện khi khối polyp có kích thước lớn

Cắt polyp hậu môn được thực hiện khi khối polyp có kích thước lớn

Cắt polyp hậu môn

Cắt polyp hậu môn được chỉ định khi khối polyp có kích thước lớn và gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Phương pháp này còn giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng vì bác sĩ chuyên khoa sẽ cắt bỏ những u tuyến polyp. 

Sau khi các tuyến polyp được cắt bỏ, người bệnh sẽ được làm xét nghiệm mô bệnh học nhằm xác định tính chất là u ác tính hay u lành tính. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp chữa trị sớm và phù hợp nhất. 

Hiện nay, có nhiều kỹ thuật cắt polyp ống hậu môn. Tùy vào tình trạng bệnh và nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ tư vấn phương pháp thích hợp:

✜ Cắt polyp bằng laser: Nguyên lý hoạt động của biện pháp này là sử dụng tia laser để tác động và loại bỏ các khối polyp. 

✜ Cắt polyp bằng cách làm khô: Đây là một phương pháp làm rối loạn chức năng sinh lý của khối polyp nhằm tạo nên phản ứng viêm hóa. Lúc này, các tổ chức mô sẽ bị xơ hóa và không còn chất dinh dưỡng để phát triển, từ đó khiến khối polyp rụng dần.

 Cắt polyp xâm lấn tối thiểu HCPT: Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT được xem là một trong các phương pháp điều trị bệnh về hậu môn hiệu quả, nhanh chóng và an toàn. Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật này là sử dụng sóng điện cao tần sản sinh ra các ion và khi những cặp ion sinh ra nhiệt sẽ tác động vào khối polyp khiến chúng bị se lại và dần rụng đi. 

Việc tìm hiểu về  bệnh polyp hậu môn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thực sự là điều rất cần thiết. Bởi, polyp ở hậu môn không chỉ là căn bệnh phổ biến mà còn dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và trị liệu kịp thời. 

 Nếu còn thắc mắc nào về bệnh polyp ống hậu môn, vui lòng liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương bằng cách nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi trực tiếp tới Hotline 037 891 5690. Các chuyên gia y tế nhiều năm kinh nghiệm của phòng khám sẽ nhanh chóng giải đáp tận tình và hỗ trợ một cách chu đáo nhất. 


Từ khóa:

Polyp hậu môn, nguyên nhân gây bệnh polyp hậu môn, triệu chứng polyp hậu môn, phương pháp điều trị polyp hậu môn, polyp ống hậu môn

Bài viết liên quan
Địa chỉ chữa trị bệnh áp xe hậu môn ở Biên Hòa uy tín, hiệu quả

17-11-2019
Địa chỉ chữa trị bệnh áp xe hậu môn ở Biên Hòa là điều cần thiết và quan trọng...

Mổ rò hậu môn bao lâu thì lành

09-03-2020
Rò hậu môn gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt lẫn sức...

Những thông tin về bệnh áp xe hậu môn trực tràng

11-12-2019
Áp xe hậu môn trực tràng là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay. Không chỉ gây...

Điều trị đi cầu ra máu ở nam giới

11-12-2019
Đi cầu ra máu ở nam giới không chỉ gây lo lắng cho người bệnh mà đó còn là dấu...