Phương pháp trị áp xe hậu môn tại nhà
Áp xe hậu môn có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ngay cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm song gây ra nhiều đau đớn, phiền toái, vô cùng khó chịu cho người bệnh. Và áp xe hậu môn có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau, từ mẹo dân gian đến can thiệp y khoa. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ về phương pháp trị áp xe hậu môn tại nhà tới bạn đọc.
Áp xe hậu môn: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Áp xe hậu môn là một trong những căn bệnh phổ biến và dễ mắc phải nhất hiện nay. Căn bệnh này không chừa bất cứ độ tuổi, giới tính nào, trẻ em vẫn có thể bị áp xe hậu môn nếu không được chăm sóc sức khỏe cẩn thận.
Áp xe hậu môn là bệnh gì?
Áp xe là kết quả của tình trạng nhiễm trùng diễn ra trong thời gian dài, khiến dịch vụ tích tụ không thể thoát ra ngoài được. Hiện tượng áp xe có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể, nhưng chủ yếu là tại vùng quanh hậu môn.
Khi bị nhiễm trùng, các tế bào bạch cầu được hệ miễn dịch tạo ra nhiều hơn để “chiến đấu” chống lại vi khuẩn có hại. Khi vi khuẩn và các tế bào bạch cầu chết sẽ cùng với dịch tạo thành mủ. Mủ này sẽ tích tự bên trong các khoang và lỗ nhỏ ở cơ quan trực tràng. Tình trạng nhiễm trùng càng nặng và kéo dài thì nguy cơ biến chứng, mức độ áp xe hậu môn càng tăng.
Áp xe hậu môn là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở trẻ sơ sinh
Áp xe hậu môn nguyên nhân nào gây ra?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh áp xe hậu môn, nhưng trong đó phải kể đến các tác nhân phổ biến như:
-
Nhiễm trùng: Nếu bạn từng mắc các bệnh viêm hậu môn, viêm nang lông tại các tuyến mồ hôi xung quanh hậu môn, nứt kẽ hậu môn, trĩ… có nguy cơ bị áp xe hậu môn cao.
-
Ảnh hưởng sau phẫu thuật: Việc thực hiện các tiểu phẫu niệu đạo, vùng đáy chậu, vùng trực tràng… không đúng kỹ thuật, dụng cụ y tế không được vô trùng kỹ càng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến áp xe hậu môn.
-
Đề kháng kém: Đây là nguyên nhân gây áp xe hậu môn thường gặp ở người cao tuổi và trẻ nhỏ. Ở trẻ hậu môn chưa được phát triển toàn diện, trong khi người già gặp tình trạng lão hóa, cùng với hệ miễn dịch cơ thể yếu nên khó chống lại sự tấn công của vi khuẩn có hại gây áp xe hậu môn.
-
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh lý hậu môn - trực tràng có tính kích thích cao nếu như sử dụng quá liều, dùng trong thời gian dài có thể gây nhiễm trùng và hoại tử ở hậu môn.
-
Quan hệ không an toàn: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn là con đường lây nhiễm bệnh xã hội phổ biến và cũng là nguyên nhân gây áp xe hậu môn.
Biểu hiện nhận biết sớm bệnh áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều hệ lụy không nhỏ như: biến chứng rò hậu môn, viêm nhiễm chéo cơ quan sinh dục, gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, sức khỏe suy yếu… Vì thế, khi có các dấu hiệu của bệnh sau, bạn nên chủ động đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp trị áp xe hậu môn tại nhà hoặc loại thuốc bôi apxe hậu môn hiệu quả.
Các hình ảnh về bệnh áp xe hậu môn
-
Đau rát, khó chịu ở hậu môn, cơn đau dữ dội khi người bệnh đi lại và ngồi.
-
Xuất hiện các khối sưng tấy, cứng nhỏ ở xung quanh khu vực hậu môn.
-
Các khối sưng lâu dần sẽ to lên và vỡ ra kèm dịch mủ màu vàng, đặc, khiến vết thương lở loét, khó lành.
-
Dịch mủ chảy ra khiến khu vực hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, xuất hiện mùi hôi tanh và vô cùng ngứa ngáy.
-
Đại tiện khó khăn, đi đại tiện ra máu, phân có nhầy, tình trạng táo bón xuất hiện nhiều hơn.
-
Các biểu hiện toàn thân như sốt cao, mệt mỏi, suy nhược, chán nản…
Xem thêm: Mắc bệnh áp xe hậu môn cần kiêng những gì?
Các bài thuốc trị áp xe hậu môn tại nhà phổ biến
Thông thường, khi bị áp xe hậu môn thì tâm lý nhiều người bệnh là ngại đi thăm khám nên tìm hiểu về cách cách trị áp xe hậu môn tại nhà. Trên thực tế, có rất nhiều biện pháp chữa bệnh áp xe hậu môn dân gian, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người sử dụng một trong các cách sau:
Trị áp xe hậu môn bằng lá tía tô
Tính sát khuẩn và kháng viêm của lá tía tô có thể nói là không thua kém bất cứ một loại thảo dược nào cả. Để thực hiện bài thuốc dân gian trị áp xe hậu môn này, tất cả những gì bạn cần làm là rửa sạch 50g lá tía tô và 50g kinh giới, sau đó đun sôi với 2 lít nước trong vòng 10 phút.
Đổ tất cả vào một chậu lớn và đợi khoảng 5 phút cho nước nguội bớt thì xông hơi. Mỗi ngày thực hiện 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh áp xe hậu môn.
Bài thuốc dân gian trị áp xe hậu môn từ kinh giới
Bệnh cạnh xông hơi, bạn có thể kết hợp kinh giới với một số loại thảo dược như đương quy, cam thảo, bạch chỉ và huyết kiệt để đắp lên vùng da bị tổn thương.
Cụ thể các thực hiện phương pháp chữa hậu môn này là cho tất cả nguyên liệu vào trong cối và giã nát cùng với một ít muối. Sau đó lấy hỗn hợp gồm có bả và nước vào khăn sạch rồi đắp trực tiếp lên khu vực bị sưng do áp xe hậu môn gây ra.
Cách chữa áp xe hậu môn tại nhà chỉ hiệu quả đối với tình trạng bệnh nhẹ
Sử dụng rau diếp cá để chữa áp xe hậu môn
Rau diếp cá có tính mát, vị chua nhẹ, cho tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu nên được xem là xem là bài thuốc trị áp xe hậu môn tại nhà rất tốt.
Cách thực hiện cũng không quá phức tạp, bạn chỉ cần lấy một vài lá rau diếp và lá hẹ mang đi rửa sạch. Đun sôi khoảng 1 lít nước, sau đó cho 2 loại lá vào nồi và tiếp tục đun nhỏ lửa thêm 10 phút. Đổ nước ra chậu lớn, kê cao ghế để phần hơi nóng có thể xông vào hậu môn.
Ngoài cách xông hơi, bạn có thể xay nước rau má hoặc chế biến thành các món ăn hàng ngày, kiên trì thực hiện sau một gian các triệu chứng của bệnh sẽ được khắc phục rõ rệt.
Cải thiện bệnh áp xe hậu môn bằng lá thiên lý
Theo Đông y, lá thiên lý có tính mát, hỗ trợ giải nhiệt và kháng viêm hiệu quả nên có thể sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau rát, chảy mủ, sưng tấy… ở hậu môn. Cách trị áp xe hậu môn tại nhà bằng lá thiên lý được thực hiện như sau:
-
Bước 1: Rửa sạch với nước muối loãng 100g lá thiên lý nôn và 100g lá bánh tẻ rồi giã nát với 1 ít muối ăn.
-
Bước 2: Dùng bông gòn thấm nước hỗn hợp vừa giã xong rồi thoa lên vùng da bị nhiễm trùng, giữ nguyên trong vòng 10 phút - 15 phút.
Trị áp xe hậu môn bằng vỏ quả lựu
Trong vỏ quả lựu có chứa nhiều dưỡng chất như granatin, tanin, ac.betulic, iso quercetin, pelletierin… cho tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Bạn hãy lấy khoảng 50g - 100g vỏ lựu cho vào nước sắc, sau đó xông rửa vùng hậu môn. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả cao, các triệu chứng bệnh áp xe hậu môn sớm được cải thiện.
Một vài lưu ý khi áp dụng cách chữa áp xe hậu môn dân gian
Khi áp dụng các cách trị áp xe hậu môn tại nhà kể trên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn:
✔ Cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là sau khi đi đại tiện/tiểu tiện.
✔ Hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá và thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
✔ Rèn luyện thể lực một cách điều độ, thường xuyên sẽ giúp khí huyết lưu thông và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, từ đó tình trạng bệnh mau chóng được khắc phục.
✔ Khi có nhu cầu đi vệ sinh thì nên đi ngay, tránh tình trạng nhịn quá lâu vì có thể khiến cho hoạt động tiêu hóa bị rối loạn, gây táo bón chèn ép lên ổ áp xe ở hậu môn.
✔ Các biện pháp chữa áp xe hậu môn dân gian chỉ hiệu quả khi bệnh ở mức độ nhẹ, chưa gây ra biến chứng gì và đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện. Do đó, nếu muốn bệnh nhanh chóng khỏi hẳn thì bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị áp xe hậu môn phù hợp nhất.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp trị áp xe hậu môn tại nhà, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, bạn hãy gọi vào Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia của phòng khám Đa khoa Thái Dương Biên Hòa hỗ trợ tận tình và nhanh chóng.