Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động trao đổi chất diễn ra trong cơ thể con người. Khi hai tuyến này gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Vậy, tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết là gì? Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết khác nhau như thế nào? Câu trả lời chi tiết về các thắc mắc này nằm trong bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

Trước khi tìm hiểu về cách phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết thì cùng sơ lược về chức năng, cấu tạo của hai tuyến này. 

Tuyến nội tiết là gì?

Hệ thống nội tiết bao gồm một mạng lưới nhiều tuyến có nhiệm vụ tiết ra các hormone để tạo mối liên kết giữa những tế bào với nhau. Các tuyến nội tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng với mọi tế bào và cơ quan trong cơ thể con người.

Các hormone do tuyến nội tiết tạo ra có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển trao đổi chất giữa những cơ quan cũng như chức năng sinh sản và kiểm soát tâm trạng. Chúng là những bộ máy điều chỉnh cách thức giải phóng, vận chuyển hormone đi vào máu, từ đó các hormone này sẽ đi theo hệ tuần hoàn máu tới từng tế bào trên khắp cơ thể. 

Các bộ phận thuộc tuyến nội tiết

Các bộ phận thuộc tuyến nội tiết

Hệ nội tiết bao gồm nhiều tuyến đảm nhiệm các trọng trách riêng biệt, cụ thể như:

✛ Tuyến yên: Có chức năng nhận thông tin do não bộ truyền ra để thông báo phân chia nhiệm vụ cho các tuyến khác trong cơ thể. Tuyến yên tạo ra hormone tăng trưởng, prolactin kích thích cơ thể nữ giới sản sinh sữa cho con bú, hormone luteinizing giúp điều tiết nồng độ hormone testosterone ở nam và estrogen ở nữ. Ngoài ra, tuyến yên còn giúp điều hòa các hoạt động ở tuyến thượng thận, tuyến giáp…

✛ Tuyến giáp: Hormone tuyến giáp giúp điều chỉnh và kiểm soát quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể. Nếu hormone được tiết ra quá ít sẽ dẫn đến hiện tượng suy giáp khiến mọi hoạt động sống trong cơ thể bị chậm lại, ví dụ như: tiêu hóa kém gây táo bón, tim chậm… Ngược lại, cường giáp là khi cơ thể dư thừa lượng lớn hormone tuyến giáp và mọi thứ sẽ làm việc với tốc độ nhanh với biểu hiện như tiểu chảy, giảm cân, tim đập mạnh…

 Tuyến cận giáp: Là tập 4 lại tuyến nhỏ nằm ở phía sau của tuyến yên, tham gia vào việc củng cố sức khỏe cho xương, giúp hệ xương trở nên vững chắc nhờ kiểm soát lượng photpho và canxi. 

✛ Tuyến thượng thận: Loại tuyến này có chức năng tiết ra các loại hormone như epinephrine và corticosteroid. Những hormone này tác động đến chức năng tình dục, khả năng sinh lý và sự trao đổi chất trong cơ thể.

✛ Tuyến tùng: Tiết ra chất melatonin giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

✛ Tuyến ức: Tế bào bạch cầu hay còn gọi là tế bào lympho T chính là sản phẩm do tuyến ức sản xuất ra. Tế bào lympho T giữ vị trí rất quan trọng trong hàng ngũ hệ miễn dịch của trẻ em, giúp chống lại tình trạng viêm, nhiễm trùng. Từ sau giai đoạn dậy thì, tuyến ức sẽ bắt đầu dần dần co lại. 

 Tuyến tụy: Không những là một bộ phận của hệ nội tiết, tuyến tụy còn góp phần trong các hoạt động diễn ra tại hệ tiêu hóa. Tuyến tụy sản sinh ra các enzyme giúp phân ra thức ăn một cách hiệu quả nhất, ngoài ra còn đảm nhiệm vai trò kiểm soát hormone insulin và glucagon ở mức bình ổn trong máu, tế bào. Sự thiếu hụt insulin do các bất thường xảy ra tại tuyến tại chính là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường type 1 và type 2. 

✛ Buồng trứng ở nữ: Là nơi sản xuất ra hormone estrogen và progesterone giúp ngực phát triển trong giai đoạn tuổi dậy thì, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai.

✛ Tinh hoàn ở nam: Đây là cơ quan sản xuất ra hormone testosterone tham gia vào quá trình hình thành lông trên cơ thể khi bé trai bước vào độ tuổi dậy thì. Đồng thời, testosterone còn kích thích dương vật phát triển và tạo ra tinh trùng giúp phái mạnh duy trì nòi giống.

Tuyến ngoại tiết là gì?

Không giống như hệ tuyến nội tiết là tiết ra các chất mà chúng sản xuất được trực tiếp vào tế bào máu, tuyến ngoại tiết gồm những tuyến có chức năng dẫn xuất, tiết ra sản phẩm lên bề mặt biểu mô và hoạt động này được thực hiện thông qua nhiều ống dẫn. 

Các tuyến ngoại tiết thường gặp bao gồm tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, tuyến nước mắt, tuyến lông mi, tuyến vú, tuyến bã nhờn và tuyến chất nhầy. Dựa trên cách thức bài tiết mà tuyến ngoại tiết được chia làm 3 nhóm chính:

✛ Các tuyến hoàn hủy: Chất tiết là những cấu trúc của tế bào chế tiết, ví dụ như tuyến bã…

✛ Các tuyến bán hủy: Chất tiết là một thành phần bào tương thuộc nhân tế bào chế tiết (tức là nhân tế bào chế tiết không chức trong chất tiết).

✛ Các tuyến toàn vẹn: Hạt tiết xuất khỏi các tế bào chế tiết và tế bào tiết vẫn nguyên vẹn, ví dụ như tuyến tụy. 

Còn dựa trên các sản phẩm do tuyến ngoại tiết sản xuất ra mà được chia thành 3 nhóm chính như sau:

✛ Tuyến dịch: Chất tiết có đặc tính khá nhớt và giàu carbohydrate.

✛ Tuyến nhầy: Chất tiết là những dung dịch giống như nước, giàu protein.

✛ Tuyến tiết bã nhờn (tuyến tiết dầu): Chất tiết có đặc điểm là chứa khá nhiều lipid.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Đặc điểm phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

Nhìn chung, tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết sẽ có một vài điểm giống nhau và khác nhau. Cụ thể như sau: 

Giống nhau

Cả hai tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết đều có cùng một cơ chế đó là sản sinh ra các chất tiết. Những sản phẩm chất tiết đều đóng vai trò rất quan trọng khi tham gia vào các hoạt động sinh lý của cơ thể như: trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng…

Chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết là khác nhau

Chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết là khác nhau

Khác nhau

Còn để phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết thì cần dựa vào cấu tạo cũng như chức năng sinh của hai tuyến này: 

  • Cấu tạo

Tuyến nội tiết có kích thước rất nhỏ, không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào tế bào máu đến cơ quan đích và lượng hormone tiết ra ít nhưng có hoạt tính mạng. Trong khi đó, tuyến ngoại tiết có kích thước khá lớn, ống dẫn chất tiết tới cơ quan tác động và lượng chất sản sinh ra nhiều nhưng hoạt tính không mạnh. 

  • Chức năng

Tuyến nội tiết có tác dụng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của những cơ quan trong cơ thể. Còn tuyến ngoại tiết có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, điều hòa thân nhiệt, thải bã… 

Xem thêmĐi tiểu nhiều trong ngày có thể là biểu hiện của bệnh gì?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các bệnh thường gặp liên quan tới tuyến nội tiết và tuyến ngoại tuyết

Sau khi đã biết được cách phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết thì bạn đừng bỏ qua những căn bệnh thường gặp liên quan đến hai tuyến này để có thêm kiến thức trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật. 

Đái tháo đường

Tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có tỷ lệ người mắc bệnh ngày tăng cao. Nếu tuyến nội tiết gặp vấn đề, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường là rất cao. Vì không cung cấp đủ hormone insulin cho cơ thể nên tình trạng rối loạn carbohydrate sẽ xảy ra. Đái tháo đường sẽ làm giảm ham muốn tình dục, gây ra bệnh suy thận, tai biến, hoại tử… thậm chí là dẫn đến tử vong.

Tiểu đường là bệnh thường gặp liên quan đến tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

Tiểu đường là bệnh thường gặp liên quan đến tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

Viêm tụy

Viêm tụy là căn bệnh liên quan đến cả 2 tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết, thường xảy ra ở những người trong khoảng 30 – 10 tuổi. Khi các enzyme tiêu hóa được kích hoạt sớm, sau đó sẽ tấn công đến tuyến tụy một cách mạnh mẽ. Bệnh viêm tụy được chia làm 2 loại gồm viêm tụy cấp tính và viêm tụy mãn tính. Không nên để tình trạng viêm tuyến kéo dài vì có thể dẫn đến tình trạng ung thư tụy, đe dọa tới tính mạng.

Viêm tuyến giáp

Như đã đề cập ở trên, tuyến giáp rất quan trọng trong hệ thống tuyến nội tiết. Bệnh viêm tuyến giáp sẽ xảy ra khi các virus, vi khuẩn xâm nhập vào tuyến nội tiết. Nếu để tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể sẽ bị suy giáp, cường giáp hoặc đôi khi mắc cả hai bệnh. 

Viêm tuyến giáp được chia thành 3 loại bao gồm viêm tuyến giáp cấp tính, viêm tuyến giáp bán cấp tính và viêm tuyến giáp mãn tính. Bệnh viêm tuyến giáp sẽ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế khám và điều trị sớm nhất có thể. 

Qua những thông tin chia sẻ ở bài viết mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hai tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết cũng như phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết khác nhau như thế nào?

Nếu còn thắc mắc nào về các bệnh lý thường gặp ở tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết, vui lòng liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ tận tình.