Nứt kẽ hậu môn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Xếp hạng: 4.7 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

Nứt kẽ hậu môn là căn bệnh không phải ai cũng biết, thậm chí một số người còn nhầm lẫn với bệnh trĩ. Vậy, nứt kẽ hậu môn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ được chúng tôi thông tin “tất tần tật” ở bài viết dưới đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về bệnh nứt kẽ hậu môn

Theo tài liệu y học về bệnh nứt kẽ hậu môn là gì thì đây là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay và thường gặp nhất ở những bị táo bón kéo dài. Ngoài ra, những người thường ngồi lâu, trẻ nhỏ ăn ít chất xơ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và sau khi sinh con cũng là đối tượng dễ mắc bệnh. 

Cụ thể, nứt kẽ hậu môn là tình trạng mỗi lần người bệnh đi đại tiện cố gắng rặn mạnh để đào thải phân ra bên ngoài, khiến hậu môn bị rách và xuất hiện vết nứt. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, vô cùng khó chịu và sợ đi đại tiện. 

Đa số những người bị nứt kẽ hậu môn có thể tự chữa trị tại nhà sau khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 2 tháng mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm và xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng hơn thì được xem là bị nứt kẽ hậu môn mãn tính. 

Các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn là gì?

Về nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn là gì, các bác sĩ chuyên khoa cho biết tình trạng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau. Trong số đó, những lý do khiến người bệnh bị nứt kẽ hậu môn là do: 

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn là gì, đầu tiên phải kể đến là do chế độ ăn uống không hợp lý ở nhiều người. Việc ăn ít chất xơ, uống quá ít nước, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa ở đường ruột, đại tràng và hậu môn. 

Tình trạng thiếu chất xơ và thiếu nước lâu ngày sẽ làm cho phân cứng hơn và khó di chuyển khi đào thải ra bên ngoài, lúc này người bệnh phải dùng sức để rặn nên tạo một áp lực mạnh đột ngột lên vùng hậu môn, hệ lụy là hình thành vết rách, vết nứt kẽ hậu môn, thậm chí còn chảy máu hậu môn. 

Những nguyên nhân phổ biến gây nứt kẽ hậu môn

Những nguyên nhân phổ biến gây nứt kẽ hậu môn

Thói quen đại tiện không tốt

Thói quen đi đại tiện không đúng là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây nứt kẽ hậu môn ở nhiều người. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, phần lớn những bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn thường có thói quen hay nhịn đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh để làm các công việc khác như hút thuốc, xem điện thoại, đọc báo… 

Điều này khiến vùng hậu môn phải chịu áp lực kéo dài, người bệnh không tập trung vào việc đi cầu, máu ở vùng hậu môn không lưu thông tốt kết hợp với vệ sinh hậu môn không sạch sẽ khiến vi khuẩn gây viêm nhiễm và tình trạng nhiễm trùng lâu ngày dẫn đến hiện tượng nứt kẽ hậu môn. 

Mắc bệnh trĩ lâu ngày

Bệnh trĩ là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn chủ yếu do ở những người mắc bệnh trĩ, các búi trĩ phát triển to và sa nghẹt ra ngoài hậu môn gây vướng víu, đau đớn và viêm nhiễm khiến cho vết nứt kẽ hậu môn xuất hiện. 

Gặp chấn thương ở hậu môn

Nguyên nhân bị nứt kẽ hậu môn còn do việc thực hiện một số thủ thuật ở vùng hậu môn như: khâu tầng sinh môn, cắt búi trĩ, polyp hậu môn… không được đảm bảo an toàn hoặc phụ nữ có thai khi sinh nở sẽ gây chấn thương đến cơ quan hậu môn, hình thành nên vết nứt. 

Bệnh viêm đường ruột

Người bị viêm đường ruột sẽ có các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ, suy dinh dưỡng… các vấn đề này khiến ống hậu môn dễ bị tổn thương, từ đó dẫn đến nứt kẽ hậu môn. 

Quan hệ tình dục bằng hậu môn

Quan hệ tình dục bằng được hậu môn cũng là câu trả lời cho thắc mắc nguyên nhân phổ biến gây nứt kẽ hậu môn là gì? Ngày nay, giới trẻ thường có xu hướng quan hệ bằng hậu môn để tìm cảm giác mới mẻ, kích thích hơn, đặc biệt là quan hệ đồng giới. 

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng chức năng của hậu môn không phải để quan hệ tình dục vì nó không thể co giãn giống như âm đạo, không tiết dịch nhầy bôi trơn nên khi làm chuyện ấy dễ  gây tổn thương niêm mạc vùng hậu môn và gây ra các vết rách, nứt kẽ tại đây. 

Mắc bệnh lý ở hậu môn - trực tràng

Những người mắc bệnh trĩ, polyp hậu môn là đối tượng có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn cao. Nguyên nhân là do các bệnh lý này làm cho khối huyết tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị thuyên tắc dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, hình thành vết nứt hậu môn. 

Xem thêm: Bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Triệu chứng nhận biết sớm bị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có một số triệu chứng khá giống với bệnh trĩ. Tuy nhiên, cách chữa hai căn bệnh này lại hoàn toàn khác nhau, do đó cần nhận biết sớm và chính xác dấu hiệu nứt kẽ hậu môn để có biện pháp điều trị hiệu quả. Vậy, các biểu hiện đặc trưng của bệnh nứt kẽ hậu môn là gì

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn như thế nào?

✜ Đau hậu môn: Đây là triệu chứng xuất hiện ở cả bệnh nứt kẽ hậu môn và trĩ. Người bệnh sẽ thấy đau nhức mỗi lần đi vệ sinh khi phân chuẩn bị qua hậu môn. Sau đó, triệu chứng đau sẽ giảm dần và hết đau sau khoảng một vài phút. Nhưng cuối cùng lại nhói đau dữ dội và hết đột ngột. 

✜ Chảy máu hậu môn: Lượng máu thường không chảy ra quá nhiều và người bệnh còn thấy có hiện tượng chảy dịch vàng sau khi đi vệ sinh.

 Hậu môn bị sưng: Người bệnh sẽ thấy vùng hậu môn bị sưng đau, thậm chí có vết rách ở da quanh hậu môn và xuất hiện cục u nhỏ ở khu vực rìa hậu môn. 

Ngoài những triệu chứng kể trên, khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh còn gặp các biểu hiện khác như: chán ăn, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, nóng rát hoặc ngứa ngáy ở hậu môn, tiểu buốt, tiểu rắt… 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả bằng phương pháp nào?

Mục tiêu điều trị nứt kẽ hậu môn là giảm áp lực lên ống hậu môn bằng cách làm mềm phân, hạn chế các triệu chứng khó chịu và tình trạng chảy máu. Vậy, cụ thể phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn là gì

Sử dụng thuốc

Thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn thường gồm thuốc làm lành vết nứt, thuốc làm mềm phân và thuốc làm giảm trương lực cơ thắt. Một số loại thuốc chữa bệnh nứt kẽ hậu môn thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định như sau:

  • Nitroglycerin (Rectiv): Đây là thuốc bôi bên ngoài, có công dụng làm tăng lưu lượng máu đến vết nứt để thư giãn cơ vòng hậu môn và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết nứt. Nitroglycerin thường là lựa chọn ưu tiên sau khi những phương pháp bảo tồn khác không mang lại hiệu quả như mong muốn. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Nitroglycerin chủ yếu là nhức đầu hoặc một số triệu chứng nghiêm trọng hơn.

  • Các loại kem gây tê tại chỗ như Lidocaine Hydrochloride có tác dụng giảm đau hiệu quả. 

  • Nifedipine dạng uống hoặc Diltiazem: Những loại thuốc này giúp thư giãn cơ vòng hậu môn, có thể sử dụng thông qua hình thành uống hoặc bôi trực tiếp bên ngoài da. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ nên sử dụng khi Nitroglycerin không hiệu quả hoặc gây ra một số tác dụng phụ đáng kể. 

  • Tiêm Botulinum toxin loại A: Cách này sẽ làm tê liệt cơ thắt hậu môn, nhờ đó giảm đau hiệu quả. 

Điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả bằng biện pháp nào?

Điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả bằng biện pháp nào?

Can thiệp ngoại khoa

Nếu tình trạng nứt kẽ hậu môn đã tiến triển nặng, sang giai đoạn mãn tính hoặc việc điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề nghị người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt cơ vòng bên trong (LIS). Đây là dạng thủ thuật cắt một phần nhỏ cơ thắt hậu môn để giảm triệu chứng đau đớn và sự co thắt, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện các phẫu thuật khác như: nong hậu môn, cắt bỏ vết nứt rồi khâu lại, mở cơ thắt trong bằng hóa chất, cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong… 

Qua những thông tin chia sẻ ở bài viết, mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh nứt kẽ hậu môn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả hiện nay. Qua đó, có thể chủ động phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn tốt hơn và nhận biết sớm, chữa trị kịp thời nếu chắc may mắc phải.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về nứt kẽ hậu môn, vui lòng liên hệ vào Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để nhận được sự hỗ trợ chu đáo và sớm nhất từ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm của phòng khám Đa khoa Thái Dương


Từ khóa:

Nứt kẽ hậu môn là gì, nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn, phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn, nứt kẽ hậu môn, biểu hiện nứt kẽ hậu môn

Bài viết liên quan
Chi phí chữa trị bệnh nứt kẽ hậu môn ở Đồng Nai giá bao nhiêu

11-01-2020
Chi phí chữa trị bệnh nứt kẽ hậu môn ở Đồng Nai giá bao nhiêu là vấn đề nhận...

Bệnh nứt kẽ hậu môn nên uống thuốc gì

11-12-2019
Nứt kẽ hậu môn khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn, gặp khó khăn trong...

Chi phí chữa trị bệnh nứt kẽ hậu môn ở Biên Hòa hiện nay

15-11-2019
Khi bạn tìm được địa chỉ chữa trị bệnh nứt kẽ hậu môn ở Biên Hòa thì điều...

Nứt hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

05-09-2022
Bị đau trong mỗi lần đi đại tiện hay trên giấy vệ sinh xuất hiện các vết màu đỏ,...