Bị đau trong mỗi lần đi đại tiện hay trên giấy vệ sinh xuất hiện các vết màu đỏ, nguy cơ cao có thể bạn đã bị bệnh nứt kẽ hậu môn. Vì xảy ra ở khu vực tế nhị, nhạy cảm nên nhiều người cảm thấy xấu hổ, e ngại và không dám đi khám. Dưới đây là những thông tin chia sẻ về nứt hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nứt kẽ hậu môn và các nguyên nhân gây bệnh

Nứt hậu môn là những vết rách nhỏ hình thành ở ống hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra khiến người bệnh bị đau rát, chảy máu và khó chịu mỗi khi đi đại tiện. Bệnh lý này thường dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở hậu môn – trực tràng, gây khó khăn trong việc chữa trị.

Tình trạng nứt kẽ hậu môn là bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, khiến người bệnh gặp khó khăn, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng nhiễm trùng hậu môn nặng, áp xe hậu môn và rối loạn chức năng hậu môn.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh nứt hậu môn, nhưng trong số đó phổ biến nhất phải kể đến các thói quen sinh hoạt và vấn đề sau đây:

Chế độ ăn uống không khoa học

Một trong những nguyên nhân gây nứt hậu môn được xác định là do chế độ ăn uống không hợp lý. Việc ăn quá ít chất xơ, uống ít nước, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất sẽ gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa ở đường ruột, đại tràng và hậu môn. 

Tình trạng thiếu nước và thiếu chất xơ lâu ngày sẽ làm cho phân cứng lại và khó di chuyển khi đào thải ra khỏi cơ thể. Lúc này, người bệnh phải dùng sức để rặn nên tạo áp lực mạnh, liên tục lên vùng hậu môn, từ đó gây vết rách và nứt kẽ hậu môn, thậm chí còn dẫn đến tình trạng chảy máu hậu môn.

Như vậy, nguyên nhân gây nứt hậu môn liên quan chặt chẽ đến tình trạng táo bón trong thời gian dài. Vì thế, để phòng ngừa bệnh lý này, mọi người cần chú ý đến chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều rau xanh, chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày để tránh nguy cơ táo bón kéo dài. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn

Thói quen đi vệ sinh không tốt

Thói quen đi đại tiện không đúng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nứt kẽ hậu môn. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, hầu hết những người bị nứt hậu môn thường có thói quen nhịn đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh để làm các công việc như: hút thuốc, xem điện thoại, đọc báo… 

Điều này khiến vùng hậu môn phải chịu một áp lực quá lâu và kéo dài, người bệnh không tập trung vào vấn đề đi vệ sinh, máu ở vùng hậu môn không được lưu thông tốt kết hợp với việc vệ sinh hậu môn không sạch sẽ đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm, nhiễm trùng tấn công, lâu ngày dẫn đến nứt hậu môn

Mắc bệnh trĩ lâu ngày

Khi mắc bệnh trĩ, các búi trĩ phát triển to và sa ra khỏi hậu môn gây vướng víu, đau đớn, khó chịu và viêm nhiễm khiến cho các nứt kẽ hậu môn xuất hiện. 

Quan hệ tình dục bằng hậu môn

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây nứt hậu môn. Ngày nay, giới trẻ thường có xu hướng quan hệ bằng hậu môn nhằm tìm cảm giác mới mẻ, hưng phấn, đặc biệt là quan hệ đồng tính. 

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo chức năng của hậu môn không phải để quan hệ tình dục vì nó không thể co giãn như âm đạo nữ giới, không tiết ra chất dịch nhầy để bôi trơn. Cho nên, khi quan hệ rất dễ gây tổn thương niêm mạc hậu môn và hình thành các vết rách, nứt hậu môn

Do bị chấn thương hậu môn

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn còn do việc các thủ thuật ở hậu môn như khâu tầng sinh môn, cắt trĩ, polyp hậu môn… không đúng cách, đảm bảo an toàn hoặc phụ nữ mang thai khi sinh nở gây chấn thương đến hậu môn, dẫn tới hình thành các vết nứt. 

Vấn đề ở hậu môn trực tràng

Người mắc bệnh trĩ hoặc polyp hậu môn là những đối tượng có nguy cơ cao và là nguyên nhân gây nứt hậu môn do các bệnh lý này làm cho khối huyết tĩnh mạch ở hậu môn bị thuyên tắc dẫn đến viêm, nhiễm khuẩn, hình thành vết nứt. 

Mắc bệnh viêm đường ruột

Người bị viêm đường ruột sẽ có những triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ, suy dinh dưỡng… các vấn đề này sẽ khiến ống hậu môn dễ bị tổn thương, từ đó dẫn đến tình trạng nứt hậu môn

Ngoài ra, nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn còn do người bệnh đang mắc các bệnh về đường ruột, bệnh lây nhiễm khi quan hệ tình dục như: sùi mào gà, lậu cầu, giang mai, mụn rộp sinh dục… 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu nhận biết bị nứt hậu môn 

Để có thể nhận biết tình trạng bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh có thể dựa vào một số triệu chứng đặc trưng của bệnh như:

Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn 

Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn 

  • Đau dữ dội mỗi khi đi đại tiện rồi sau đó hết đau. 

  • Sau nhiều giờ đi vệ sinh cơ thể vẫn có cảm giác đau nhói.

  • Trên phân hoặc trên giấy vệ sinh thấy có máu đọng lại. 

  • Cảm giác ngứa ngáy hoặc đau rát ở xung quanh hậu môn. 

  • Trên vùng da quanh vết nứt có xuất hiện cục u nhỏ.

  • Có thể quan sát được vết rách nằm ở gần vòng cơ hậu môn. 

Xem thêm: Bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách phòng tránh và chữa trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Bệnh nứt hậu môn nếu chậm trễ điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường hoặc tái phát trở lại nếu chữa không đúng cách. Vì thế, khi xuất hiện các dấu hiệu nứt kẽ hậu môn hoặc nghi ngờ bị bệnh lý này, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám sớm. 

Nứt hậu môn chữa trị hiệu quả bằng phương pháp nào?

Thông thường, nứt kẽ hậu môn ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi khi người bệnh thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, đi vệ sinh lành mạnh. Nhưng nếu người bệnh có những cơn đau kéo dài thì cần can thiệp biện pháp y khó để điều trị dứt điểm tình trạng nứt hậu môn.

 Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc làm giảm nhanh các cơn đau đớn, ngứa rát và vết thương mau lành. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám để nhận được sự tư vấn chu đáo từ bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm: Tetracycline, Proctolog, Anusol-Hc, Nitroglycerin… 

Ngoài ra, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn sử dụng kèm với các loại thuốc sau đây để tình trạng nứt hậu môn nhanh chóng khỏi hẳn:

  • Thuốc làm mềm phân: Duphalac, Bisacodyl… có công dụng giảm các chứng táo bón, cải thiện vấn đề đi đại tiện, nhuận tràng sạch ruột. 

  • Nếu còn đau không thuyên giảm thì người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau chứa thành phần Paracetamol, ví dụ như: Anusol-Hc, Lidocain, oxit kẽm bôi ngoài da.

  • Khi xuất hiện tình trạng sưng đau, viêm nhiễm, chảy dịch ở hậu môn thì cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Loại thuốc chống viêm có thể được chỉ định sử dụng là: Cephalexin, Cefixim, Cefazolin, Cefadroxil…

Dựa vào mức độ bệnh lý mà bác sĩ áp dụng phương pháp phù hợp

Dựa vào mức độ bệnh lý mà bác sĩ áp dụng phương pháp phù hợp

✜ Phẫu thuật 

Nếu vết nứt hậu môn lâu lãnh hoặc bệnh mãn tính thì cần làm các phẫu thuật để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn như:

  • Nong hậu môn nhằm nới cơ vòng ở hậu môn.

  • Phẫu thuật mở cơ vòng trong hậu môn, đây là phương pháp tạo một vết cắt bên trong lòng cơ vòng với chiều dài tương đương rãnh đứt.

  • Tiểu phẫu cắt vết nứt rồi dùng chỉ khâu lại, kỹ thuật này thường kết hợp với mở cơ vòng trong nhưng vẫn cần dùng thêm thuốc kháng viêm.

Cần làm gì để phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn?

Bên cạnh tuân thủ chỉ định từ bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây để bệnh nhanh khỏi và phòng ngừa tình trạng nứt hậu môn tái phát:

✔ Luôn giữ khu vực hậu môn thật sạch sẽ, khô thoáng và vệ sinh đúng cách. Sử dụng giấy vệ sinh mềm hoặc nước ấm để làm sạch vùng hậu môn, đồng thời duy trì thói quen đi đại tiện đúng giờ.

✔ Tăng cường bổ sung chất xơ, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là các loại củ có lợi cho hệ tiêu hóa như: khoai môn, khoai lang… 

✔ Nên điều trị dứt điểm của bệnh về tiêu hóa như chứng táo bón, tiêu chảy…

 Nên uống nhiều nước mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. 

Trên đây là toàn bộ các thông tin chia sẻ về bệnh nứt hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả, hi vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như chữa trị bệnh.

Nếu còn thắc mắc gì về nứt kẽ hậu môn hay đặt lịch khám bệnh thì bạn hãy gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương hỗ trợ tận tình.