Bệnh sa trực tràng luôn khiến cho người mắc phải gặp nhiều phiền toái, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy, sa trực tràng là bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết về bệnh sa trực tràng và những mẹo chữa sa trực tràng hiệu quả bạn nên biết để có thể cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các thông tin cần biết về bệnh sa trực tràng

Sa trực tràng là bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao hơn thường ở trẻ em và người trên 50 tuổi. Bệnh xảy ra khi một phần, thậm chí là toàn bộ thành trực tràng bị lộn lại và sa ra bên ngoài hậu môn. 

Phân loại sa trực tràng

Bệnh sa trực tràng được chia thành 2 loại là sa niêm mạc và sa toàn bộ với các triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

 Sa niêm mạc

Khi đi đại tiện, lớp niêm mạc ống hậu môn sẽ lộn ngược, giúp có thể đẩy hết phân ra ngoài và sau đó nó sẽ co lại. Tình trạng sa niêm mạc trực tràng xảy ra khi lớp niêm mạc này lộn quá mức và không thể co về trạng thái bình thường. Các mức độ của sa niêm mạc như sau: 

  • Người bệnh bị sa niêm mạc sau rặn đại tiện và có thể tự co lên lại. 

  • Sau sau rặn đại tiện nhưng sau đó niêm mạc không thể tự co lại mà phải đẩy lên. 

  • Người bệnh dễ dàng bị sa niêm mạc khi ngồi xổm, đi bộ, thậm chí là khi ho hoặc hắt hơi. 

  • Tình trạng sa niêm mạc trực tràng xảy ra thường xuyên hơn. 

✜ Sa toàn bộ

Sa toàn bộ là tình trạng phần trực tràng bị tụt qua ống hậu môn, tuy nhiên ống hậu môn vẫn được giữ nguyên tại chỗ. Còn sa trực tràng và ống hậu môn xảy ra khi cả phần trực tràng và ống hậu môn cùng lộn ra phía bên ngoài. Các mức độ sa trực tràng toàn bộ như sau:

  • Bị sa trực tràng khi người bệnh gắng sức mạnh, chẳng hạn rặn khi đi ngoài, sau đó tự co lại. 

  • Sa trực tràng sau khi đi vệ sinh nhưng trực tràng tự co lại rất chậm, người bệnh thường phải dùng tay đẩy lên.

  • Người bệnh có thể bị sa trực tràng ngay cả khi gắng sức nhẹ, chẳng hạn như cười, hắt hơi, đi bộ hoặc ngồi xổm. 

  • Sa trực tràng thường xuyên, ngay cả khi người bệnh đứng.

Sa trực tràng là căn bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi và trẻ 1 - 3 tuổi

Sa trực tràng là căn bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi và trẻ 1 – 3 tuổi

Nguyên nhân gây sa trực tràng là do đâu?

Bệnh sa trực tràng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong số đó phải kể đến:

  • Do tăng áp lực ổ bụng đột ngột và trong thời gian dài: Nguyên nhân này thường gặp ở những bé bị tiêu chảy kéo dài, ho gà và các bé trai mắc chứng hẹp bao quy đầu. Hoặc người trưởng thành bị bệnh kiết lỵ, táo bón, viêm đại tràng mãn tính, sỏi bàng quang, u tiền liệt tuyến hoặc những người bê vác nặng thường xuyên,… 

  • Do suy yếu các cơ giữa hậu môn và trực tràng: Người bệnh gặp phải tình trạng bị suy yếu cơ thắt và suy yếu cơ nâng hậu môn. 

  • Do gặp pi một số khhảuyết tật về giải phẫu: Ví dụ như không có phương tiện đầy đủ nhất để cố định ở phía sau trực tràng hay trực tràng bị mất độ cong sinh lý,… 

Dấu hiệu nhận biết bị sa trực tràng

Lúc đầu, người bệnh có thể chỉ nhận thấy có một khối u hoặc mô sưng tấy sa ra khỏi hậu môn trong khi đi đại tiện và có thể dùng tay đẩy ngược vào bên trong. Tuy nhiên, theo thời gian thì khối u có thể bị sa ra ngoài vùng hậu môn vĩnh viễn và không thể đẩy ngược vào bên trong.

Sa trực tràng lâu ngày sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi người bệnh đứng lên, ho hay hắt hơi. Đôi lúc, người bệnh có thể cảm thấy bị sa trực tràng giống như “ngồi trên một quả bóng” hoặc đi đại tiện chưa hết phân. 

Ngoài ra, bệnh sa trực tràng còn có thể gây ra các triệu chứng khác như: khó kiểm soát nhu động ruột, cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn, bị táo bón, có máu đỏ tươi chảy ra từ trực tràng,… 

Xem thêm: U bã đậu là gì? Có nguy hiểm không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chia sẻ các mẹo chữa sa trực tràng tại nhà 

Để khắc phục các triệu chứng khó chịu do bệnh sa trực tràng gây ra, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo chữa sa trực tràng sau đây:

Trị sa trực tràng bằng mướp hương

Mướp hương còn được biết đến với các tên gọi mướp ta hay ty qua, đây là vị thuốc Nam có vị ngọt, tính mát, thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, chống co thắt, thông kinh lạc và cầm máu. 

Bên cạnh đó, mướp hương cũng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý về đường ruột và tiêu hóa, chẳng hạn như đai ngoài ra máu, bệnh trĩ, viêm đại tràng, sa trực tràng và hỗ trợ thu nhỏ các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. 

Các chuyên cho biết thêm, trong mướp hương chữa nhiều nước, protein, beta-caroten, canxi và một số dưỡng chất khác, có thể hỗ trợ phục hồi các tổn thương, kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa những biến chứng liên quan đến chứng sa trực tràng như: sưng tấy, đau rát, nhiễm trùng, hậu môn tiết nhiều chất nhầy cũng như giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn. 

Với mẹo chữa sa trực tràng bằng mướp hương, người bệnh có thể chọn và thực hiện theo 2 cách sau:

✛ Cách 1: Dùng 5 – 10 mướp hương già, giữ lớp vỏ bên ngoài, đốt cháy rồi tán nhuyễn, sử dụng uống 2 lần/ngày. Áp dụng mẹo chữa sa trực tràng liên tục trong vòng 7 ngày để có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.

✛ Cách 2: Dùng 3g xơ mướp hương đã già rồi mướng với lửa nhỏ. Sau đó, lấy 20g lá khổ sâm mang đi rửa sạch. Cho xơ mướp và lá khổ sâm vào ấm nấu cùng 1 lít nước, đun sôi khoảng 30 phút đến khi còn 500ml thì chia thành 3 lần uống trong ngày. 

Đâu là mẹo chữa sa trực tràng tại nhà hiệu quả?

Đâu là mẹo chữa sa trực tràng tại nhà hiệu quả?

Trị sa trực tràng bằng rau sam

Rau sam là một loại thực vật thân cỏ, có thân đỏ tía, chiều dài trung bình từ 10 – 30cm, thường được sử dụng để làm rau và dược liệu. Theo Đông y, rau sam có thể kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ kháng khuẩn, thanh nhiên, thường sử dụng để điều trị viêm da cơ địa, nổi mề đay, ăn không tiêu, đầy bụng, viêm hệ tiêu hiệu và nhiều vấn đề sức khỏe khác. 

Bên cạnh đó, rau sam có vị chua, tính hàn, không độc, do đó cũng được sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh trĩ và sa trực tràng. Đồng thời, rau sam cũng giúp làm lành vết thương, sát khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa lở loét, táo bón và hỗ trợ ngoài ngừa các loại vi khuẩn có hại gây tổn thương đến trực tràng. 

Mẹo chữa sa trực tràng được thực hiện như sau:

✛ Cách 1: Dùng 50g rau sam đun cùng với 0.5 lít nước, lọc lấy nước, bỏ bã, dùng để rửa vùng hậu môn giúp co trực tràng. 

✛ Cách 2: Dùng 50g rau sam, 10g vỏ quýt vàng, 10g sa hồ, 15g hoàng kỳ, 10g đường quy và 5g cam thảo, đun với 1.5 lít nước cho đến khi còn 0.5 lít thì tắt bếp, chia thành 5 phần uống trong ngày.

Trị sa trực tràng bằng hoa cam đắng

Hoa cam đắng là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy kinh gan và dạ dày, có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện nhiều vấn đề đường ruột như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, viêm loét dạ dày, có máu lẫn trong phân, viêm đại tràng thể táo bón hoặc các vấn đề sa trực tràng, bệnh trĩ. Ngoài ra, hoa cam đắng còn có công dụng hỗ trợ giảm cân, điều trị các rối loạn ở túi mật, gan, vấn đề ở thận và bàng quang. 

Với mẹo chữa sa trực tràng bằng hoa cam đắng, người bệnh cũng có thể hai lựa chọn là:

✛ Cách 1: Dùng một thìa ca phê hoa cam đắng hãm với nước sôi trong vòng 10 phút, sau đó sử dụng uống như trà.

✛ Cách 2: Dùng 20g hoa cam đắng, 20g bồ kết, 20g chỉ thực tán khô rồi hòa với mật ong làm thành từng viên hoàn, kích cỡ bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 10 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ thấy các triệu chứng sa trực tràng được thuyên giảm rõ rệt. 

Trị sa trực tràng bằng cây ngái

Cây ngái còn được gọi là sung rừng, sung dại, dã vô hoa, mạy mọt,… thuộc họ dâu tằm Moraceae. Trong dân gian, cây ngái thường được dùng để làm thuốc Nam chữa bệnh trĩ, sa trực tràng. Tác dụng chính của dược liệu này là giải độc, thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, giúp ngủ ngon, ăn ngon và cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. 

Đối với mẹo chữa sa trực tràng bằng cây ngái, người bệnh có thể  xông hơi hoặc uống mỗi ngày để khắc phục nhanh các triệu chứng bệnh. Cụ thể:

✛ Thuốc uống: Sử dụng 500 lá ngái, rửa sạch, phơi khô rồi sắc với 1 lít nước cho đến khi còn ⅓ thì chia thành 3 lần uống trong ngày.

✛ Xông hơi: Lấy của nghệ nhỏ, lá lốt, lá ngái, cây cúc tần mang đi rửa sạch, sau đó đun với 2 lít nước đến khi sôi thì hạ lửa và đun thêm 10 phút. Lọc lấy nước sử dụng để xông vùng hạ môn mỗi ngày.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Một vài lưu ý khi áp dụng mẹo chữa sa trực tràng tại nhà 

Để đảm bảo các triệu chứng bệnh được cải thiện nhanh cũng như đảm bảo an toàn thì người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau khi áp dụng các mẹo chữa sa trực tràng:

Người bị sa trực tràng nên bổ sung nhiều chất xơ để tránh tình trạng bị táo bón

Người bị sa trực tràng nên bổ sung nhiều chất xơ để tránh tình trạng bị táo bón

 Các mẹo chữa sa trực tràng đề cập ở tại nhà chỉ thích hợp với những trường hợp mắc bệnh nhẹ. Nếu sau một thời gian áp dụng và bệnh không có dấu hiệu cải thiện thì người bệnh nên đi khám sớm. 

✔ Người bệnh cần chú ý tăng lượng nước và chất xơ nạp vào cơ thể hàng ngày để khắc phục tình trạng tiêu chảy, táo bón, khó đi đại tiện. Từ đó, có thể cải thiện các triệu chứng sa trực tràng.

✔ Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, nhẹ nhàng với nước ấm, không dùng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa gây kích ứng. 

✔ Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian đang áp dụng các mẹo chữa sa trực tràng. Trong trường hợp nếu có quan hệ thì nên sử dụng bao cao su để tránh tình trạng nhiễm trùng, tổn thương xảy ra. 

✔ Mặc đồ lót rộng, thoáng khí, làm từ cotton hoặc vải hút ẩm tốt.

Trên đây là những mẹo chữa sa trực tràng hiệu quả bạn nên biết, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thể sớm cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương bằng cách gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia hỗ trợ tận tình.