Khâu vòng cổ tử cung là biện pháp được áp dụng giúp ngăn ngừa nguy cơ sảy thai và sinh non đối với những thai phụ có cổ tử cung yếu, bị hở eo tử cung. Tuy nhiên, rất ít chị em phụ nữ biết về phương pháp này. Dưới đây là những điều cần biết về khâu vòng cổ tử cung mà chị em nên tham khảo.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Khâu vòng cổ tử cung là gì?

Trong cơ quan sinh sản của chị em phụ nữ, nơi tiếp xúc giữa cổ tử cung và tử cung được gọi là eo cổ tử cung. Thông thường, eo cổ tử cung của chị em chỉ đủ cho máu kinh và dịch trong tử cung thoát ra ngoài âm đạo nên có kích thước rất nhỏ. Khi chị em mang thai, eo và cổ tử cung sẽ chịu áp lực của thai nhi và túi ối trong bụng. Nếu eo cổ tử cung của chị em giãn nở nhiều, ngày càng rộng ra thì dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai hay sinh non. Do đó, các mẹ bầu cần một biện pháp y khoa để can thiệp kịp thời. Khâu vòng cổ tử cung chính là giải pháp hữu hiệu đối với những trường hợp thai phụ bị hở eo tử cung và bị dọa sảy thai, sinh non để giữ cho thai nhi được an toàn trong bụng mẹ.

Khâu vòng cổ tử cung được hiểu là thủ thuật khâu một vòng quanh cổ tử cung nhằm mục đích để thu hẹp lỗ trong tử cung. Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện vào thời điểm tuần thứ 16 – 20 của thai kỳ, trước khi eo cổ tử cung giãn ra.

Khâu vòng cổ tử cung được áp dụng giúp ngăn ngừa nguy cơ sảy thai và sinh non

icon Những đối tượng nào cần thực hiện khâu vòng cổ tử cung?

Khâu eo cổ tử cung chính là giải pháp an toàn giúp ngăn ngừa nguy cơ sảy thai và sinh non, tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng cần thực hiện thủ thuật này. Phương pháp này thường được chỉ định với những đối tượng sau đây:

– Thai phụ được chẩn đoán bị hở eo tử cung.

– Thai phụ từng bị sảy thai do hở eo tử cung hoặc thai phụ bị sảy thai 2 lần trở lên mà không rõ nguyên nhân.

– Trường hợp thai phụ mang song thai, đa thai nhưng chiều dài cổ tử cung của thai phụ dưới 25 mm.

– Thai phụ từng có tiền sử khâu eo cổ tử cung trước đó.

icon Khâu eo cổ tử cung không áp dụng với đối tượng nào?

Mặc dù muốn ngăn ngừa nguy cơ sảy thai và sinh non nhưng thai phụ không được chỉ định khâu vòng cổ tử cung khi có những dấu hiệu dưới đây:

– Thai nhi đã lớn hơn 24 tuần tuổi.

– Thai nhi có những bất thường hoặc thai lưu.

– Thai phụ bị viêm đường sinh dục cấp như viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung…

– Thai phụ xuất hiện các cơn co tử cung.

– Thai phụ bị viêm màng ối hoặc ối vỡ sớm.

– Thai phụ bị chảy máu từ tử cung.

Nếu có những dấu hiệu bất thường này, mẹ bầu tuyệt đối không được thực hiện thủ thuật khâu eo cổ tử cung vì sẽ gây nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ thường xuyên theo lịch khám của bác sĩ để phát hiện bất thường trong thai kỳ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những phương pháp khâu vòng eo tử cung

Có hai phương pháp khâu vòng cổ tử cung bao gồm: Thủ thuật khâu thông qua âm đạo (được gọi là TVC) hoặc khâu thông qua ổ bụng (được gọi là TAC).

Thai phụ bị hở eo tử cung sẽ được chỉ định khâu vòng cổ tử cung

icon Khâu eo cổ tử cung qua âm đạo

Có hai kỹ thuật khâu eo cổ tử cung qua ngả âm đạo thường dùng đó là: McDonald và Shirodkar.

Khâu vòng cổ tử cung kiểu McDonald là kỹ thuật phổ biến và áp dụng rộng rãi. Thủ thuật này dùng chỉ silk (hoặc nylon hoặc Mersilene) số 4 để khâu 5-6 mũi sâu, sau đó cột ở đằng trước. Trong kỹ thuật khâu vòng tử cung kiểu McDonald không phải bóc tách niêm mạc. Khi chỉ khâu tiêu, thai phụ có thể sinh thường qua âm đạo.

– Thủ thuật khâu eo cổ tử cung kiểu Shirodka được giới thiệu năm 1955. Trong kỹ thuật này, niêm mạc âm đạo của nữ giới được bóc tách khỏi cổ tử cung trước khi khâu. Sau đó, chỉ khâu sẽ tự tiêu vào thời điểm cuối thai kỳ và thai phụ phải sinh mổ.

Các kỹ thuật khác

– Thủ thuật Wurm chính là một biến thể của kỹ thuật khâu kiểu McDonald, được phát triển năm 1959. Kỹ thuật này khâu nhiều mũi rời, dùng chỉ silk dạng bện số 3, thực hiện khâu ở lỗ trong cổ tử cung. Khâu một mũi từ vị trí 12 giờ tới 6 giờ và khâu một mũi từ 3 giờ tới 9 giờ.

– Buộc vòng cổ tử cung theo phương pháp Lash cơ bản: Kỹ thuật này được áp dụng khi thai phụ đã có tổn thương ở cổ tử cung hoặc xuất hiện các khiếm khuyết khác. Đây là kỹ thuật chỉnh sửa lại các vết rách ở cổ tử cung của thai phụ trong suốt thời gian không mang thai. Sau khi khâu cổ tử cung bằng kỹ thuật này, thai phụ buộc phải sinh mổ.

– Thủ thuật Emmet được thực hiện trong lúc chị em không mang thai.

– Các kỹ thuật Page và kỹ thuật Mann là các phương thức khác để khâu vòng eo tử cung.

– Buộc vòng cổ tử cung theo phương pháp Hefner: Kỹ thuật khâu eo cổ tử cung này được áp dụng khi chẩn đoán bệnh bất túc cổ tử cung quá muộn.

icon Khâu eo cổ tử cung qua ổ bụng

Năm 190, Durfee và Benson báo cáo phẫu thuật khâu vòng cổ tử cung qua ổ bụng. Bệnh nhân phải được lựa chọn kỹ càng, vì thực hiện phẫu thuật khâu eo cổ tử cung qua ổ bụng có tỷ lệ biến chứng cao hơn khâu eo cổ tử cung qua ngả âm đạo. Kỹ thuật này chỉ định áp dụng khi cổ tử cung thai phụ quá ngắn không thể tiến hành khâu qua đó được. Phẫu thuật bao gồm phải mở thành bụng, đỉnh trên và dưới của cổ tử cung được bác sĩ khâu lại với nhau. Sau khi thực hiện phẫu thuật thai phụ buộc phải sinh mổ.

Khâu vòng cổ tử cung như thế nào?

Trước khi khâu vòng cổ tử cung, thai phụ sẽ được bác sĩ tiến hành gây mê hoặc gây tê vùng cột sống để không cảm giác đau đớn trong suốt quá trình thực hiện. Thủ thuật khâu eo cổ tử cung có thể được thực hiện theo các cách sau:

Khâu vòng cổ tử cung như thế nào?

– Các mũi khâu có thể được đặt quanh mặt ngoài thành âm đạo.

– Sử dụng một loại băng keo chuyên dụng đặc biệt để buộc quanh cổ tử cung và tiến hành khâu tại chỗ.

– Thực hiện một vết mổ nhỏ ở cổ tử cung bệnh nhân sau đó dùng băng keo chuyên dụng đặc biệt đặt vào vết mổ để bịt kín cổ tử cung.

Để vết khâu hở eo cổ tử cung được đảm bảo an toàn cũng như bảo vệ tối đa cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi trong bụng thì sau khi tiến hành thủ thuật khâu vòng cổ tử cung, thai phụ cần nằm nghỉ tại giường bệnh khoảng 48 giờ để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi vết khâu có nhiễm trùng hay có gì dấu hiệu bất thường nào không. 

Thai phụ cũng sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm và thuốc giảm cơn gò tử cung. Sau khi xuất viện về nhà, thai phụ nên nghỉ ngơi ít nhất 1 tuần trước khi trở lại cuộc sống bình thường để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Thai phụ cũng cần hạn chế vận động, đi lại để vết khâu nhanh lành. Nếu có điều gì bất thường, thai phụ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Vào khoảng tuần thứ 37 – 38 của thai kỳ, thai phụ nên đến cơ sở y tế để cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung và chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Nếu thai phụ có dấu hiệu sinh sớm có thể tiến hành cắt chỉ khâu eo cổ tử cung sớm hơn để tránh nguy cơ bị rách hoặc đứt cổ tử cung.

Hi vọng với chia sẻ về những điều cần biết về khâu vòng cổ tử cung trên đây sẽ giúp các chị em có thêm kiến thức hữu ích. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng gọi trực tiếp đến số Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.