Nhiễm trùng hệ tiết niệu là căn bệnh phổ biến và có thể xảy ra ở cả hai giới trong nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục khác nhau nên nữ giới có nguy cơ bị nhiễm trùng hệ niệu cao hơn nam giới. Vậy, nhiễm trùng hệ tiết niệu là bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ thông tin “tất tần tật” về nhiễm trùng đường tiết niệu: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đến bạn đọc. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân gây nhiễm trùng hệ tiết niệu là do đâu?

Các chuyên gia cho biết, loại vi khuẩn chủ yếu gây bệnh là Escherichia coli – đây là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của con người. Vi khuẩn này có thể di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo và gây nên bệnh. Đặc biệt ở nữ giới do niệu đạo nằm gần với âm đạo nên càng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn so với nam. 

Theo đó, những yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hơn nam giới bao gồm:

✛ Do cấu tạo hệ tiết niệu: Cơ quan niệu đạo của người phụ nữ ngắn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển từ niệu đạo tới bàng quang nhanh chóng và dễ dàng hơn.

✛ Hoạt động tình dục thiếu lành mạnh: Những người thường xuyên quan hệ tình dục, có nhiều bạn tình thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường niệu sẽ cao hơn. 

✛ Do áp dụng một số biện pháp kiểm soát sinh sản: Khi sử dụng thuốc diệt tinh trùng hay màng tránh thai, ngoài nhận được hiệu quả ngừa thai thì nữ giới có thể đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn so với người khôn áp dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình này.

✛ Do độ tuổi: Phụ nữ bước sang thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ nhiễm trùng hệ tiết niệu cao hơn nữ giới trong độ tuổi khác. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngoài ra, cả nam và nữ giới bị nhiễm trùng hệ niệu còn có thể là do những nguyên nhân như:

✛ Đường tiết niệu có cấu tạo thất thường bẩm sinh khiến nước tiểu khó thoát bên ra ngoài hoặc dễ dàng trào ngược vào bàng quang. 

✛ Một số bệnh lý có thể dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn nước tiểu như: sỏi thận hoặc bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt ở nam cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu cho người bệnh.

✛ Người bệnh bị suy giảm hệ thống miễn dịch cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn người khỏe mạnh.

✛ Sử dụng ống thông tiểu: Do một số vấn đề về sức khỏe hoặc người bệnh vừa trải qua phẫu thuật có thể phải đặt ống thông tiểu. Trong quá trình sử dụng ống thông tiểu, người bệnh cũng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn hệ tiết niệu. 

✛ Một số phương pháp phẫu thuật ở hệ tiết niệu cũng là tăng nguy cơ viêm nhiễm do sử dụng dụng cụ y tế chưa được vệ sinh kỹ càng… 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam, nữ giới

Dưới đây là những dấu hiệu nhiễm trùng hệ tiết niệu thường gặp nhất ở cả nam và nữ giới:

Dấu hiệu nhiễm trùng hệ tiết niệu là gì?

Dấu hiệu nhiễm trùng hệ tiết niệu là gì?

Dấu hiệu nhiễm trùng hệ niệu ở bệnh nhân nữ

  • Có cảm giác buồn tiểu liên tục, mót tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào ban đêm.

  • Chị em thường xuyên buồn tiểu, muốn đi vệ sinh nhưng mỗi lần đi thì lượng nước tiểu rất ít, tiểu rắt, tiểu buốt.

  • Nước tiểu có mùi hôi nồng, trong trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng nữ giới có thể thấy lẫn máu ở nước tiểu. 

  • Trong khi đi tiểu, nữ giới có cảm giác đau vùng xương chậu, đau tức vùng bụng dưới. Với những trường hợp này thì cần phải cẩn trọng vì rất có thể bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng.

  • Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, buồn nôn, ớn lạnh… 

Dấu hiệu nhiễm trùng hệ niệu ở bệnh nhân nam

  • Nam giới cũng có một số dấu hiệu nhiễm khuẩn hệ tiết niệu giống với nữ như: tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu liên tục trong ngày.

  • Nước tiểu có biểu hiện bất thường như: đậm màu, tiểu dục, mùi hôi, thậm chí có lẫn máu. 

  • Đối với những người bị nhiễm trùng nghiêm trọng có thể xuất hiện một số triệu chứng ngứa ngáy, căng tức dương vật, chảy mủ ở đầu dương vật kèm mùi hôi vô cùng khó chịu.

  • Người bệnh có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau tức vùng hạ vị, buồn nôn… 

Xem thêm: 10 cách đơn gian hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp điều trị nhiễm trùng hệ niệu như thế nào?

Hiện nay, phương pháp chữa trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu được áp dụng rộng rãi là dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ kê đơn loại thuốc, liều lượng cùng thời gian sử dụng phù hợp để đạt được hiệu quả chữa trị cao nhất. 

Các phương pháp điều trị nhiễm trùng hệ tiết niệu

Các phương pháp điều trị nhiễm trùng hệ tiết niệu

Trường hợp nhiễm trùng nhẹ

Các bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn một số loại thuốc như Ceftriaxone, Trimethoprim… Sau vài ngày điều trị, các triệu chứng nhiễm trùng hệ tiết niệu sẽ thuyên giảm rõ rệt. Nhưng bệnh nhân vẫn có thể phải tiếp tục sử dụng trong khoảng thời gian 1 tuần hoặc lâu hơn. Ngoài thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc giảm đau nếu cần thiết.

Trường hợp nhiễm trùng nặng

Người bệnh có thể phải điều trị nhiễm trùng hệ tiết niệu bằng thuốc kháng sinh trong thời gian lâu hơn, thậm chí còn phải tiêm tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết.

Qua những thông tin chia sẻ về nhiễm trùng đường tiết niệu: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh lý này để có cách phòng tránh hiệu quả cũng như can thiệp điều trị kịp thời.

Nếu còn thắc mắc nào về nhiễm trùng hệ niệu, vui lòng gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin trực tiếp ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương hỗ trợ tận tình và nhanh chóng nhất.