Hệ tiết niệu là một trong những bộ phận dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm, nhiễm trùng. Thế nhưng, không có nhiều người hiểu rõ về căn bệnh này cũng như có kiến thức trong việc phòng tránh bị nhiễm trùng hệ tiết niệu. Chính vì thế, chúng tôi dành bài viết này để thông tin chi tiết về nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào đến bạn đọc.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về căn bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Viêm nhiễm đường tiết niệu là chỉ những trường hợp các vi khuẩn gây hại đã xâm nhập vào bên trong và tác động tiêu cực đến hệ tiết niệu. Chúng có thể ảnh hưởng đến một hoặc một vài cơ quan thuộc hệ tiết niệu như: bàng quang, thận, niệu quản và niệu đạo. Khi vi khuẩn tấn công cơ quan nào thì chúng sẽ làm chức năng của cơ quan đó bị suy giảm, dẫn đến sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng. 

Hầu hết các trường hợp bị nhiễm khuẩn hệ tiết niệu là do vi khuẩn, tuy nhiên đôi khi tác nhân gây bệnh là nấm hoặc virus. Các trường hợp này thường được phát hiện khi thực hiện điều trị kháng sinh không hiệu quả. Vi khuẩn chủ yếu gây bệnh này nhất là E.coli gây nhiễm trùng bàng quang, Mycoplasma và Chlamydia gây nhiễm khuẩn ở niệu đạo.

Nhiễm khuẩn hệ niệu là bệnh gì?

Nhiễm khuẩn hệ niệu là bệnh gì?

Phụ nữ là đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhất do cấu tạo sinh học của hệ niệu đạo ngắn. Có đến 50% phụ nữ toàn cầu bị viêm hệ tiết niệu ít nhất 1 lần trong đời, nguy cơ tái phát xảy ra ở khoảng 20 – 30% bệnh nhân. 

Vi chất để xác minh một người có đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không là kiểm tra vi khuẩn trong mẫu nước tiểu. Nếu nước tiểu có nồng độ vi khuẩn vượt quá ngưỡng cho phép thì người này đã bị nhiễm trùng hệ tiết niệu. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biểu hiện nhận biết bệnh nhiễm trùng hệ tiết niệu

Hệ tiết niệu bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan khi bị nhiễm trùng có thể gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau. Dấu hiệu chung của nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường là:

  • Cảm giác buồn nôn, ói mửa.

  • Cảm thấy buốt, nóng rát mỗi khi đi tiểu, buồn tiểu thường xuyên nhưng tiểu ít.

  • Nước tiểu đục cuối nước, sẫm màu, có mùi khai nồng, thậm chí có lẫn máu. 

  • Đau bụng, đau vùng lưng, đau ngứa cơ quan sinh dục.

  • Nếu để bệnh kéo dài, người bệnh có thể bị sốt cao, da xanh xao, mệt mỏi, niêm mạc nhợt.

Tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng ảnh hưởng tới các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện. Ở bệnh nhân nữ thường bị đau vùng chậu nhiều hơn, trong khi nam giới bị viêm hệ tiết niệu dễ bị đau vùng trực tràng. 

Các triệu chứng điển hình của bệnh nhiễm khuẩn hệ tiết niệu

Các triệu chứng điển hình của bệnh nhiễm khuẩn hệ tiết niệu

Mỗi cơ quan trong hệ tiết niệu khi bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau như sau: 

Nhiễm khuẩn bàng quang

Nhiễm khuẩn bàng quang khiến vùng chậu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt ở phụ nữ. Dấu hiệu đặc trưng là bị chuột rút, co thắt vùng bụng và lưng dưới, gây ra các cơn đau bất chợt, thường xuyên vô cùng khó chịu. Ngoài ra, người bệnh bị nhiễm trùng bàng quang còn có thể gặp các triệu chứng khác như: tiểu ra máu, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần… 

Nhiễm khuẩn niệu đạo

Dấu hiệu nhiễm khuẩn niệu đạo thường không quá đặc trưng, điển hình nhất là tăng tiết dịch nhầy âm đạo cùng với tình trạng tiểu buốt, cảm giác nóng rát khi đi tiểu. 

Nhiễm khuẩn thận

Đây là dạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu nguy hiểm và khó chữa trị nhất, triệu chứng cũng khá điển hình. Tình trạng đau thường xuất hiện ở vùng hông gần vị trí thận nhất, cơn đau diễn ra nghiêm trọng và dễ lan rộng tới lưng trên. Ngoài ra, nhiễm trùng thận còn gây triệu chứng toàn thân như: sốt cao, ớn lạnh, người mệt mỏi, sức khỏe suy nhược, thường xuyên run rẩy… 

Nhiễm khuẩn niệu quản

Niệu quản là cơ quan khá kín nên khó bị nhiễm khuẩn nhất trong đường tiết niệu. Triệu chứng nhiễm trùng niệu quản cũng chưa được xác định rõ ràng.

Nhiễm khuẩn do đang đặt ống thông đường tiểu

Ở những người bệnh được điều trị bằng đặt ống thông đường tiểu, cơ thể có thể có những phản ứng bài trừ như bị sưng viêm hoặc nhiễm trùng. Triệu chứng lúc này thường rất nghèo nàn, mờ hồ, người bệnh có thể chỉ bị tăng thân nhiệt nhẹ dẫn đến khó khăn trong việc nhận biết và chẩn đoán bệnh.

Xem thêm6 nguyên nhân viêm đường tiết niệu không nên chủ quan

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu nguy hiểm đến mức nào?

Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một trong các bệnh lý khá phổ biến ở cả nam và nữ giới. Ban đầu bệnh chỉ gây ra một số bất tiện trong việc đi tiểu tiện hoặc sinh hoạt hàng ngày. Nếu diễn biến phức tạp hoặc người bệnh chủ quan, xem nhẹ mà bỏ qua thời gian lý tưởng để điều trị thì tình trạng viêm hệ tiết niệu có thể để lại nhiều biến chứng khó lường. 

Các nguy cơ sức khỏe đến từ viêm hệ tiết niệu

Nhiễm trùng hệ tiết niệu dễ kết hợp với các bệnh lý nền có từ trước gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bên trong cơ thể. Đôi khi, chúng có thể tạo tiền đề cho các nguy cơ đe dọa tới tính mạng người bệnh. 

Thường thì độc lực của các vi khuẩn sẽ phá hủy chức năng của cơ quan niệu đạo đầu tiên. Thận – cơ quan quan trọng hàng đầu của cơ thể có nguy cơ bị phá hủy mô hoặc hoại tử trong, tắc nghẽn và cuối cùng là dẫn đến suy thận. Đã có rất nhiều bệnh nhân phải chọn giải pháp cắt bỏ thận để vi khuẩn không thể tiếp tục lây lan, tấn công gây hoại tử cho nhiều cơ quan khác. 

Nếu như vi khuẩn phá hủy thành công hệ tiết niệu thì chúng sẽ tiếp tục di chuyển vào các mao mạch, gây nhiễm trùng máu khiến người bệnh bị sốc và tử vong. 

Nhiễm trùng hệ niệu tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm 

Nhiễm trùng hệ niệu tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm 

Biến chứng viêm đường tiểu ở nam

Các biến chứng phổ biến của nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam giới thường biểu hiện tại cơ quan sinh dục. Cụ thể, các bộ phận như tinh hoàn, mào tinh hoàn, tuyến tiền liệt sẽ bị viêm, nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh. Tình trạng viêm nhiễm diễn ra càng lâu thì nguy cơ nam giới bị vô sinh càng cao. 

Ngoài ra, hiện tượng viêm đường tiết niệu ở nam giới tái phát nhiều lần sẽ gây ra tình trạng hẹp niệu đạo, quá trình đi đại tiện bị đau nhức, gặp nhiều khó khăn hơn. 

Biến chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ 

Nếu nữ giới bị nhiễm trùng hệ tiết niệu thì các cơ quan như: cơ quan sinh dục, tử cung, buồng trứng, vòi trứng… đồng thời cũng bị ảnh hưởng, khả năng viêm nhiễm cao. Tình trạng viêm nhiễm này khiến cho nữ giới gặp khó khăn trong việc mang thai tự nhiên và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh.

Đặc biệt, nếu nữ giới không may bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ thì không chỉ cơ thể và hệ niệu của mẹ bầu bị ảnh hưởng mà thai nhi cũng dễ bị nhiễm trùng ối, sinh non, cơ thể sinh ra không toàn vẹn… 

Với những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm hệ tiết niệu gây ra kể trên, người bệnh nên chủ động đi thăm khám sớm khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Dựa vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Qua những thông tin chia sẻ ở bài viết, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Cũng như các tác hại nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra nếu phát hiện và điều trị muộn.

Nếu còn thắc mắc nào về bệnh viêm hệ tiết niệu hay muốn đặt lịch hẹn khám bệnh, vui lòng gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc để lại lời nhắn ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, các chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm của phòng khám Đa khoa Thái Dương sẽ ngay lập tức hỗ trợ tận tình.