Mất kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai là một hiện tượng khá phổ biến và không đáng lo ngại. Sau khi ngừng tiêm thuốc tránh thai thì chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ dần ổn định trở lại. Vậy, sau khi ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh lại? Vấn đề này sẽ được chúng tôi làm rõ ở bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về thuốc tránh thai dạng tiêm 

Tiêm thuốc tránh thai hiện nay là một trong các biện pháp ngừa thai được nhiều chị em phụ nữ ưu tiên sử dụng. Loại thuốc này được tổng hợp tương tự như progesterone – đây là một nội tiết tố do buồng trứng sản xuất ra theo mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Khi nữ giới có nhu cầu tiêm thuốc tránh thai, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm vào tay hoặc vùng mông. Thuốc có tác dụng ngừa thai trong vòng 12 đến 14 tuần. Sau mỗi 3 tháng, nữ giới cần đi tiêm lại nhằm đảm bảo hiệu quả phòng tránh thai của mũi tiêm. 

Hầu hết chị em phụ nữ đều có thể sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm, ngoài trừ các trường hợp sau đây:

  • Người mắc các bệnh liên quan đến gan, ung thư vú. 

  • Người bị thuyên tắc mạch.

  • Phụ nữ có dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường mà không rõ nguyên nhân. 

  • Phụ nữ đang bị loãng xương và các bạn gái trẻ vì thuốc tiêm tránh thai có thể làm giảm mật độ xương, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. 

Các tác dụng phụ thường gặp sau tiêm thuốc tránh thai

Tuy mang lại hiệu quả ngừa thai đến 99% nhưng sau khi tiêm thuốc tránh thai, nữ giới có thể gặp một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và sức khỏe.

Mất kinh

Đây là tác dụng phụ khá phổ biến của tiêm thuốc tránh thai với hơn 60% phụ nữ gặp phải. Tình trạng này thường không gây hại cho sức khỏe và khả năng sinh sản về sau của nữ giới nên chị em không cần quá lo lắng. Sau khi ngừng tiêm thuốc tránh thai thì chu kỳ nguyệt sau sẽ dần đều đặn trở lại. 

Rong kinh

Rong kinh là tình trạng kỳ kinh kéo dài từ 7 – 8 ngày và lượng máu ra bằng hay nhiều hơn bình thường (50 – 80ml). Hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong mũi tiêm thuốc tránh thai đầu tiên, sau đó hết dần và chu kỳ kinh sẽ ổn định trở lại. 

Sau khi tiêm thuốc tránh thai nữ giới có thể gặp tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt

Sau khi tiêm thuốc tránh thai nữ giới có thể gặp tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt

Rong huyết

Rong huyết là hiện tượng xuất huyết một ít giữa chu kỳ kinh nguyệt san. Triệu chứng này thường không nghiêm trọng và không cần chữa trị, có thể tự hết. 

Tâm trạng thất thường

Thuốc tiêm tránh thai còn làm cho nữ giới thay đổi tâm trạng thất thường giống như trong thai kỳ (dễ nóng giận, chán nản, mệt mỏi,…) nhưng chỉ xảy ra một thời gian ngắn. Nếu tác dụng phụ này kéo dài, một số cách đơn giản cũng có thể khắc phục hiệu quả tình trạng này. . 

Nhức đầu

Khi gặp tác dụng phụ này, chị em nữ giới chỉ cần xử lý bằng những biện pháp thông thường cũng có thể cải thiện hiệu quả. Ngoài đau nhức đầu, nữ giới còn có thể gặp một số triệu chứng kèm theo như: cương vú, đau bụng dưới, buồn nôn nhưng không nặng,… 

Tăng cân

Thuốc tránh thai dạng tiêm có thể khiến nữ giới bị tăng cân, thường tăng 5% trong 6 tháng đầu và tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài. Nếu khi dùng thuốc tiêm tránh thai mà bị tăng cân một cách nhanh chóng, không kiểm soát thì nữ giới nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn sử dụng biện pháp ngừa thai khác phù hợp hơn.

Loãng xương

Việc sử dụng lâu dài loại thuốc tránh thai dạng tiêm có làm giảm nồng độ khoáng chất trong xương ở một số nữ giới. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể trở lại bình thường sau khi ngừng tiêm thuốc tránh thai. 

Biện pháp tiêm thuốc tránh thai gây loãng xương ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường xảy ra nhanh và tồi tệ ở những người sử dụng kéo dài trên 2 năm. Còn khi tiêm thuốc tránh thai trong phạm vi dưới 2 năm thì tác dụng phụ này rất hiếm khi xảy ra. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến cáo nữ giới không nên dùng thuốc tiêm tránh thai vượt quá 2 năm. 

Xem thêmBảng tính ngày tránh thai chuẩn và hiệu quả nhất

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tại sao tiêm thuốc tránh thai bị mất kinh?

Vì chu kỳ kinh nguyệt đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới nên sau khi tiêm thuốc tránh thai bị rối loạn kinh nguyệt, điển hình như mất kinh khiến chị em vô cùng lo lắng. Vậy, tiêm thuốc tránh thai bị mất kinh có sao không? Và ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh trở lại?

Theo chia sẻ từ bác sĩ sản khoa, nguyên nhân gây mất kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai là do trong loại thuốc này có chứa progestin. Khi lượng nội tiết này cao hơn nhiều so với hormone estrogen thì lớp nội mạc tử cung sẽ không phát triển mạnh như bình thường, không dày lên và không bong ra. Do đó, nữ giới có thể gặp tình trạng kinh nguyệt thưa hoặc kỳ kinh không xuất hiện sau khi tiêm thuốc tránh thai. 

Đây là hiện tượng khá phổ biến ở nữ giới khi tiêm thuốc tránh thai trong thời gian từ 6 đến 12 tháng đầu tiên, vì thế chị em không cần lo lắng quá. 

Thời gian có kinh lại sau khi ngừng tiêm thuốc tránh thai ở mỗi người sẽ khác nhau

Thời gian có kinh lại sau khi ngừng tiêm thuốc tránh thai ở mỗi người sẽ khác nhau

Vậy, ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh?

Như đã đề cập ở trên, thuốc tránh thai dạng tiêm có tác dụng ngừa mang thai ngoài ý muốn trong vòng 12 – 14 tháng. Ngay sau khi ngừng tiêm thuốc, một lượng nhỏ hormone vẫn có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Do đó, sau khi dùng tiêm thuốc thì cần khoảng vài tháng để chu kỳ kinh nguyệt của chị em trở lại bình thường. Vậy, cụ thể ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh lại?

Thông thường, khoảng 8 tháng sau khi ngừng tiêm thuốc tránh thai nữ giới sẽ có kinh nguyệt lại. Nhưng cũng có một số trường hợp mất 18 tháng kể từ khi ngưng chích thuốc tránh thai mới có kinh và có khả năng mang thai. 

Trong thời gian kinh nguyệt chưa xuất hiện trở lại, để chắc chắn ngừa thai, nữ giới vẫn nên áp dụng các phương pháp tránh thai khác nếu không có kế hoạch sinh con. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách khắc phục tình trạng mất kinh do tiêm thuốc tránh thai

Để cải thiện tình trạng mất kinh cũng như hạn chế các tác dụng phụ của phương pháp tiêm thuốc tránh thai, nữ giới hãy:

✔ Giữ tâm lý thật thoải mái

Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến vùng hạ đồi – cơ quan kiểm soát nồng độ hormone bên trong cơ thể. Vì thế, để kinh nguyệt sớm quay trở lại sau khi ngừng tiêm thuốc tránh thai, nữ giới cần giữ tinh thần thật thoải mái, vui vẻ, giải tỏa stress bằng cách nghe nhạc, đọc sách, đi du lịch,… 

 Cải thiện chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, cải thiện chức năng của buồng trứng và giúp quá trình hành kinh diễn ra đều đặn. Theo đó, nữ giới nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm giàu tinh bột, vitamin, protein, Omega 3, khoáng chất,… Đồng thời, hạn chế thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, thức ăn nhanh, các món chế biến sẵn,…

Để kinh nguyệt sớm ổn định lại nữ giới nên giữ tinh thần thoải mái, ăn uống đủ chất

Để kinh nguyệt sớm ổn định lại nữ giới nên giữ tinh thần thoải mái, ăn uống đủ chất

 Tránh xa chất kích thích

Việc thường xuyên sử dụng bia, rượu, thuốc lá,… không những ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn kinh nguyệt mà còn tác động xấu tới sức khỏe. Vì thế, nữ giới nên hạn chế đến mức thấp nhất có thể để chu kỳ kinh nguyệt sớm ổn định trở lại.

 Dành thời gian tập thể dục mỗi ngày

Nữ giới nên tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên, dù là một vài động tác vận động đơn giản mỗi sáng 15 – 20 phút cũng sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn. 

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các chị em nữ giới biết chính xác nguyên nhân bị mất kinh khi tiêm thuốc tránh thai và ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh lại? Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, nữ giới có thể nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi tới Hotline: 037.891.5690 của phòng khám Đa khoa Thái Dương, đội ngũ chuyên viên y tế của chúng tôi luôn sẵn sẵn sàng hỗ trợ 24/7.