Do cấu trúc cơ quan sinh dục đặc biệt nên phụ nữ rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm âm đạo, nhất là những người đã quan hệ tình dục. Khi mang thai, cơ thể của bà bầu có nhiều sự thay đổi, vì thế khả năng bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm âm đạo cũng rất cao. Vậy, nhiễm nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không? Những thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu nắm rõ về nguyên nhân, tác hại cùng cách điều trị tình trạng bị nấm vùng kín. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Mẹ bầu bị nấm âm đạo khi mang thai là do đâu?

Nấm âm đạo là tình trạng nấm men phát triển của mức do môi trường acid ở âm đạo bị mất cân bằng. Bệnh nấm âm đạo sẽ khiến khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường, có màu trắng đục hoặc bã đậu, có thể chảy máu bất thường do âm đạo bị sung huyết. Kèm theo đó, người bệnh có thể thấy vùng kín nóng rát, vô cùng khó chịu.

Nấm âm đạo là bệnh lý khá phổ biến, trong đó phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh do nồng độ hormone estrogen tăng cao cùng nhiều thay đổi cơ địa khiến vùng kín bị mất cân bằng, độ ẩm cao, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. 

Nấm Candida là tác nhân chính gây nấm âm đạo khi mang thai

Nấm Candida là tác nhân chính gây nấm âm đạo khi mang thai

Nấm Candida là tác nhân chính gây nên bệnh nấm âm đạo khi mang thai. Nếu như môi trường pH ở âm đạo cân bằng, nấm Candida trở nên vô hại, song chúng vẫn tồn tại tại đây. Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể nữ giới thay đổi, môi trường pH ở âm đạo cũng thay đổi theo sẽ tạo điều kiện để nấm Candida phát triển mạnh mẽ.

Ở những phụ nữ đã từng bị nhiễm nấm Candida âm đạo thì nguy cơ tái phát trở lại khi có thai khá cao. Điều trị bệnh và loại bỏ triệu chứng nấm âm đạo không quá khó khăn, tuy nhiên để tiêu diệt hoàn toàn tác nhân gây bệnh thì không hề dễ dàng. 

Dưới đây là một số dấu hiệu mẹ bầu có thể tự nhận biết mình có bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai hay không?

  • Khi hư tiết ra nhiều, như bã đậu hoặc có màu trắng dục, có thể hôi hoặc không hôi.

  • Do âm đạo bị sung huyết nên khí hư tiết ra có thể lẫn máu.

  • Đau, ngứa rát, sưng tấy, khó chịu ở vùng kín

Khi mang thai, khí hư tiết ra nhiều là hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu xuất hiện kèm các dấu hiệu như trên thì các mẹ bầu cần cẩn thận. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nấm vùng kín khi mang thai ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe mẹ và bé?

Tình trạng nhiễm nấm âm đạo khi mang thai không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người mẹ và thai nhi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng mà căn bệnh này có thể gây ra cho thai phụ và thai nhi đó là:

Bệnh nấm âm đạo có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Bệnh nấm âm đạo có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Đối với thai nhi

Trong quá trình sổ thai, em bé có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, da liễu hay tiêu hóa bởi sự tiếp xúc với nấm dính vào niêm mạc. Hơn thế nữa, có không ít trường hợp trẻ bị sinh non bởi tình trạng nấm âm đạo phát triển quá nhanh gây viêm màng ối, thậm chí làm vỡ ối.

Đối với mẹ bầu

Tình trạng nhiễm nấm âm đạo khi mang thai không chỉ gây khó chịu về mặt tinh thần như đau nhức, ngứa ngáy mà còn có thể gây ra các bệnh lý nặng như: viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm vùng chậu… 

Xem thêmMẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biện pháp điều trị và ngừa tái phát nấm âm đạo khi mang thai

Việc điều trị nấm âm đạo nói riêng và các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác nói chung ở phụ nữ đang mang thai cần lưu ý nhiều hơn do sức đề kháng của mẹ bầu khá yếu, bệnh có thể nặng hơn, nhất là tác khi tác nhân gây bệnh là virus hoặc vi khuẩn. 

Hơn nữa, việc sử dụng thuốc điều trị nấm vùng kín cũng cần lựa chọn kỹ càng, tránh thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. 

Dưới đây là những biện pháp cần thiết để chữa trị và phòng ngừa tái phát bệnh nấm âm đạo khi mang thai:

Điều trị nấm vùng kín 

Bệnh nấm vùng kín khi mang thai được điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ và viên đặt phụ khoa, bao gồm:

✜ Thuốc Miconazol

Đây là dạng thuốc đặt âm đạo cho tác dụng tại chỗ giúp tiêu diệt nấm và ít hấp thụ toàn thân nên rất an toàn cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Đặc biệt, thuốc Miconazol có thể sử dụng để điều trị cho phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu. Một đợt điều trị nấm âm đạo khi mang thai bằng thuốc Miconazol tròng vòng 7 ngày. Tuy nhiên, chăm sóc và kiểm soát sau đó vẫn cần thiết để ngăn chặn bệnh nấm âm đạo tái phát trở lại.

✜ Thuốc Imidazole

Đây là nhóm thuốc cho tác dụng tại chỗ, rất an toàn và hiệu quả với những trường hợp bị nấm vùng kín khi mang thai. Thời gian điều trị với thuốc Imidazole khoảng từ 7 – 14 ngày tùy theo khả năng đáp ứng của thuốc. 

 Thuốc Clotrimazole

Đây cũng là một dạng thuốc đặt phụ khoa sử dụng để trị nấm tại chỗ, không gây hại đến thai nhi và thường dùng chữa cho những thai phụ mắc bệnh trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Liệu trình điều trị bệnh nấm âm đạo bằng thuốc Clotrimazole thường là 7 ngày, tuy nhiên nếu tái phát sẽ cần sử dụng thuốc đến 14 ngày.

Tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp

Tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp

Phòng ngừa và kiểm soát bệnh nấm âm đạo

Việc chăm sóc, vệ sinh cá nhân tốt trong thời gian có thai cũng giúp các mẹ bầu điều trị và phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo hiệu quả. Theo đó, các mẹ bầu hãy:

✔ Ăn sữa chua, trái cây, các loại rau xanh mỗi ngày giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh hơn, hạn chế các bệnh viêm nhiễm liên quan. Các bà bầu cần tránh ăn nhiều bánh mì hoặc thực phẩm chứa nhiều tinh bột.

✔ Uống nhiều nước hơn để làm loãng nước tiểu cũng như giảm cảm giác đau rát, khó chịu mỗi khi mẹ đi tiểu tiện. 

✔ Hạn chế đường và thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, sản phẩm ngũ cốc tinh chế.

✔ Tắm rửa trực tiếp dưới vòi sen thay vì ngâm mình trong bồn tắm. 

✔ Giữ vùng kín khô thoáng cho đến khi bệnh nấm âm đạo khỏi hẳn. Đồng thời, mặc quần lót rộng rãi, thông thoáng, làm từ chất liệu cotton mềm mịn và co giãn tốt.

✔ Giặt đồ lót bằng nước nóng, xả thật kỹ, sau đó phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời thay vì sử dụng máy giặt. 

✔ Tắm rửa và thay đồ lót ít nhất là 2 lần mỗi ngày. 

✔ Mẹ bầu nên tránh sử dụng xà phòng, sữa tắm có mùi thơm hoặc chất tẩy tế bào chết ở khu vực âm đạo, nhất là những sản phẩm chứa chất tẩy rửa. 

✔ Pha carbonate soda hoặc dấm vào nước tắm và ngâm trong khoảng vài phút sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. 

✔ Vệ sinh vùng kín thật kỹ và sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, lưu ý mẹ không nên lau khô từ trước ra sau. 

 Sau khi tắm hoặc đi bơi, mẹ hãy lau khô cơ thể, đặc biệt là vùng kín trước khi mặc quần áo. 

✔ Không nên quan hệ tình dục cho đến khi tình trạng nhiễm nấm âm đạo khỏi hoàn toàn vì hoạt động chăn gối có thể gây kích ứng lên da và tăng nguy cơ lây nhiễm nấm cho bạn đời. 

Như vậy, nhiễm nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không? Nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, khi có biểu hiện bị nhiễm nấm vùng kín thì mẹ bầu hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ khám và có hướng chữa trị phù hợp.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh nấm âm đạo hay sức khỏe thai sản, các mẹ bầu hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương bằng cách gọi trực tiếp vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ tận tình và miễn phí.