Herpes miệng, môi là một dạng của bệnh truyền nhiễm mụn rộp sinh dục do virus gây ra. Khi bị Herpes sinh dục miệng mà không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều tác hại nguy hiểm. Vì thế, khi có dấu hiệu của Herpes sinh dục miệng, môi hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, người bệnh nên chủ động tới cơ sở y tế thăm khám sớm. Vậy, mụn rộp sinh dục ở miệng biểu hiện như thế nào? Nội dung ở bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh mụn rộp sinh dục ở môi, miệng. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân gây Herpes sinh dục ở môi, miệng

Tác nhân chính gây bệnh Herpes ở miệng, môi là chủng virus có tên khoa học Herpes Simplex (loại virus thường gây tình trạng mụn rộp sinh dục ở người). Trong đó, Herpes virus loại 1 (HSV-1) gây ra khoảng 80% trường hợp bị mụn rộp sinh dục ở miệng, còn Herpes 2 (HSV-2) chủ yếu gây mụn rộp sinh dục ở cơ quan sinh dục.

Nguyên nhân người bệnh bị nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục ở môi, miệng, lưỡi là do nhiễm virus từ người mắc bệnh này qua các tiếp xúc như: hôn môi, quan hệ tình dục bằng miệng… Hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn lau mặt, cốc ly, dao cạo rao, bàn chải đánh ăn), mỹ phẩm, ăn uống chung với người bệnh.

Bệnh Herpes sinh dục ở miệng có thể lây qua nhiều con đường khác nhau

Bệnh Herpes sinh dục ở miệng có thể lây qua nhiều con đường khác nhau

Người bị nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục ở lưỡi, miệng, môi có thể khắc phục các triệu chứng nhưng khó loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh. Bởi, cho đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra cách để điều trị triệt để, tận gốc bệnh Herpes. Vì thế, mụn rộp sinh dục ở miệng, môi có thể tái phát nhiều lần nếu người bệnh không chú ý đến vấn đề phòng tránh, chăm sóc sức khỏe bản thân. 

Virus Herpes thường gây tái phát bệnh mụn rộp sinh dục ở môi, miệng nếu gặp các yếu tố thuận lợi như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là khu vực vùng miệng và môi.

  • Hệ miễn dịch, sức đề kháng cơ thể người bệnh kém, bị dị ứng với thực phẩm, thay đổi hormone do chu kỳ kinh nguyệt hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch. 

  • Cơ thể suy nhược, thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng, lo lắng kéo dài. 

  • Tổn thương ở vùng môi, nướu hoặc mắc các bệnh lý răng miệng. 

  • Có tiền sử thực hiện một số phẫu thuật thẩm mỹ vùng mặt, môi làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch tại các cơ quan này. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các dấu hiệu nhận biết mụn rộp sinh dục ở miệng

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, virus Herpes chưa gây ra bất cứ triệu chứng nào mà trải qua thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày – 12 ngày. Hầu hết những trường hợp bị bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng, môi đều có thời gian ủ và phát bệnh trung bình khoảng 3 ngày – 6 ngày. 

Qua thời gian này, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nóng rát, ngứa ran tại vị trí nhiễm trùng trước khi vết loét mụn rộp xuất hiện. Đây là những triệu chứng giai đoạn 1 của bệnh Herpes sinh dục ở môi và thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường ở miệng.

Biểu hiện bệnh Herpes miệng thường xuất hiện sau 2 - 12 ngày nhiễm xoắn khuẩn

Biểu hiện bệnh Herpes miệng thường xuất hiện sau 2 – 12 ngày nhiễm xoắn khuẩn

Xung quanh vùng miệng, môi hoặc trong lưỡi bắt đầu đầu hình thành các mụn nhọt hoặc mụn nước, chúng mọc riêng lẻ và kích thước khá nhỏ. Nhưng sau một thời gian, các nốt mụn rộp sinh dục sẽ to lên và tạo thành từng cụm, dễ bị vỡ chảy ra chất lỏng màu vàng nhạt, gây đau đớn và vô cùng khó chịu, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện. 

Những nốt mụn rộp sẽ tạo thành những vết loét nhỏ, nông màu xám và trên nền đỏ. Vài ngày sau, chúng trở nên giòn hoặc bong vảy, khô lại và có màu vàng hơn.

Ngoài ra, khi bị mụn rộp sinh dục ở miệng, môi, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng toàn thân như: sốt cao, hạch cổ sưng đau, nướu sưng đỏ, miệng có mùi hôi, chán ăn, mệt mỏi…

Xem thêm: Tác hại của Herpes sinh dục ảnh hưởng như thế nào?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Điều trị và phòng ngừa Herpes sinh dục ở miệng như thế nào?

Bệnh Herpes sinh dục ở miệng, môi không đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm về da hoặc hệ miễn dịch nếu không điều trị sớm và đúng phương pháp. Trẻ em là đối tượng dễ tái phát bệnh Herpes sinh dục nhiều lần và gây biến chứng nặng hơn cả, vì thế việc chữa trị tích cực và phòng ngừa bệnh là hết sức cần thiết khi không may bị nhiễm virus HSV.

Các phương pháp điều trị mụn rộp sinh dục ở môi, miệng

Dù chưa có phương pháp để điều trị dứt điểm bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng, môi hoàn toàn. Nhưng nếu người bệnh thăm khám sớm, chăm sóc và chữa trị tích cực thì có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là các biện pháp điều trị bệnh Herpes sinh dục ở miệng, môi, lưỡi thường được áp dụng nhất:

Bệnh mụn rộp sinh dục thường được điều trị bằng thuốc là chủ yếu

Bệnh mụn rộp sinh dục thường được điều trị bằng thuốc là chủ yếu

  • Dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi: Mụn rộp sinh dục ở môi, miệng thường gây đau đớn, ngứa rát và khó chịu cho người bệnh. Để kiểm soát hiệu quả cơn đau và ngứa ngáy do virus Herpes ở môi gây ra và thúc đẩy quá trình tự làm lành tổn thương thì người bệnh nên dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi. Thuốc thường dùng điều trị bệnh Herpes sinh dục ở môi, miệng là Acyclovir được sử dụng ngay khi bệnh mới khởi phát. 

  • Dùng thuốc kháng virus: Các loại thuốc uống thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để điều trị mụn rộp sinh dục ở miệng là Acyclovir, cho tác dụng nhanh với tác nhân gây gây bệnh ở môi và giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Đối với trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch kém hoặc dễ dị ứng, đang mang thai thì bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc hơn trong việc sử dụng thuốc điều trị Herpes. Nếu không điều trị tốt, bệnh sẽ kéo dài dai dẳng gây ra những biến chứng trầm trọng, lúc này người bệnh cần chữa trị với thuốc liều cao.

Song song với việc dùng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chú ý vệ sinh vùng miệng sạch sẽ thường xuyên, uống đủ nước, luyện tập thể dục để nâng cao hệ miễn dịch, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng… để liệu trình điều trị bệnh Herpes sinh dục ở miệng được hiệu quả cao. 

Làm gì để phòng ngừa Herpes ở miệng tái phát?

Sau khi khắc phục được các triệu chứng của bệnh mụn rộp sinh dục ở môi miệng, bệnh có thể tái phát lại bất cứ lúc nào nếu người bệnh không chú ý chăm sóc sức khỏe và phòng tránh bệnh. Theo đó, để ngăn chặn bệnh Herpes sinh dục ở môi, miệng tái đi tái lại, người bệnh nên:

  • Tránh ôm hôn, tiếp xúc quá gần, sử dụng chung đồ các đồ dùng cá nhân với những người đang có dấu hiệu nhiễm bệnh Herpes sinh dục ở miệng, môi hoặc bản thân đang mắc bệnh. 

  • Cẩn thận khi chạm vào mụn rộp của người bệnh cho dù là ở môi hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nếu có thì hãy sử dụng găng tay hoặc rửa tay, sát khuẩn ngay sau đó. 

  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian quá lâu, có thể dùng son dưỡng môi chống UV hoặc đeo khẩu trang nếu bắt buộc phải đi ra ngoài.

  • Dùng bao cao su và màng chắn miệng mỗi khi quan hệ tình dục, nên chung thủy một vợ một chồng, quan hệ tình dục lành mạnh. 

Dù không nguy hiểm nhưng Herpes sinh dục ở miệng, môi gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, bệnh không thể điều trị triệt để, dễ tái phát trở lại với mức độ nghiêm trọng hơn nên việc tìm về và nắm rõ về mụn rộp sinh dục ở miệng biểu hiện như thế nào? Cách phòng tránh bệnh Herpes sinh dục hiệu quả là rất cần thiết. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc hay băn khoăn về điều gì liên quan đến bệnh mụn rộp sinh dục, bạn hãy gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương giải đáp tận tình. Toàn bộ cuộc trò chuyện được giữ kín tuyệt đối nên bạn có thể thoải mái và yên tâm chia sẻ tình trạng bệnh với chuyên gia y tế.