Áp xe vú là một trong những căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Thông thường khi bị áp xe vú, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định mổ áp xe vú tùy theo tình trạng của bệnh. Vậy mổ áp xe vú bao lâu thì lành? Bài viết này sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc này cho bạn đọc.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Khi nào cần mổ áp xe vú?

Trước khi tìm hiểu vết mổ áp xe bao lâu thì lành, bạn đọc cần nắm được khi nào cần phải tiến hành mổ áp xe vú.

Áp xe vú là tình trạng vú có túi chứa đầy mủ và được bao quanh bởi các mô viêm nhiễm. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những người trong thời kỳ sinh đẻ hoặc nuôi con.

Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè do cơ thể chị em phụ nữ ra nhiều mồ hôi. Đây nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da do tụ khuẩn, liên cầu. Trong một số ít trường hợp, áp xe vú chính là dấu hiệu của ung thư vú.

Vi khuẩn Streptococcus và Staphylococcus aureus là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra áp xe vú. Có khoảng 10% – 30% phụ nữ mang thai và đang cho con bú bị mắc bệnh áp xe vú. Bên cạnh đó nó cũng có thể xảy ra với những chị em phụ nữ béo phì, vệ sinh kém.

Khi nào cần mổ áp xe vú?

Các dấu hiệu của bệnh áp xe vú phụ thuộc vào vị trí, giai đoạn bệnh và một số yếu tố liên quan khác. Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ đau nhức ở sâu trong tuyến vú. Đồng thời nếu ổ viêm bằm ngay trên bề mặt tuyến vú sẽ thấy nóng đỏ và sưng.

Giai đoạn tạo thành áp xe thì các biểu hiện rõ ràng hơn. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy nóng, căng, đau đỏ kèm theo sốt, ớn lạnh, buồn nôn…  Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, hoại tử…

Chị em cần tiến hành mổ áp xe vú khi áp xe vú sưng đỏ, cứng, đau nhức kèm theo biểu hiện sốt, nổi hạch lớn. Khi đã bị hóa mủ thì vú sẽ có vùng bị mềm. Nếu như mủ không thoát được ra bên ngoài thì sẽ đóng kén ở xung quanh và xơ hóa trở lại. Đây là giai đoạn người bệnh cần phải tiến hành mổ áp xe vú.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

[Trả lời] Mổ áp xe vú bao lâu thì lành?

Sau khi mổ áp xe vú, tùy từng tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người mà thời gian lành bệnh sẽ khác nhau. 

Vết mổ áp xe vú thường có chiều dài từ 5 – 8cm, do đó sau khi mổ khoảng từ 2 đến 3 tuần thì vết mổ tạo thành sẹo. Trong thời gian phục hồi của vết sẹo thì có thể xuất hiện tình trạng sưng, ngứa hoặc phồng nhẹ, màu sắc của vết mổ sẽ đậm hơn so với màu da bình thường xung quanh.

Tuy nhiên trong vòng 6 tuần sau khi thực hiện mổ áp xe vú thì vết sẹo sẽ co lại rõ ràng, lúc này vết sẹo cũng tương tự với màu da hơn.

Mổ áp xe vú bao lâu thì lành?

Trong khoảng 2 tuần sau khi mổ áp xe vú nếu người bệnh có dấu hiệu đau hoặc sưng mủ thì nên tái khám lại để được xử lý, tránh nhiễm khuẩn cho vết mổ. Tuyệt đối không được gãi, tránh kích thích da vùng vết mổ. 

Mổ áp xe vú bao lâu thì lành còn tùy thuộc vào cách chăm sóc vết mổ áp xe vú và chế độ dinh dưỡng sau khi mổ, thực hiện đúng việc mổ áp xe vú kiêng ăn gì. Nên có biện pháp phòng ngừa bệnh cũng như đến khám ở những cơ sở y tế uy tín để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Do đó, để phòng ngừa và tránh bệnh phát sinh thì cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên.

Đối với phụ nữ cho con bú sau khi thực hiện mổ áp xe vú cần phải vệ sinh sạch sẽ phần ngực, đặc biệt là phần núm vú, trước và sau khi cho bé bú thì cần phải vệ sinh sạch sẽ. Trong trường hợp trẻ bú không hết sữa thì các mẹ nên nặn hết sữa ra, không nên cho nó đọng lại ở bên trong.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề mổ áp xe vú bao lâu thì lành. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn cụ thể hơn.