Số tuần tuổi có thể sinh con an toàn luôn là vấn đề mà mọi mẹ bầu quan tâm đến. Bởi, việc sinh đủ tháng sẽ giúp bé khỏe mạnh, phòng ngừa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về mẹ bầu mang thai bao nhiêu tuần thì sinh là hợp lý nhất? để các thai phụ có sự chuẩn bị chu đáo. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bác sĩ giải đáp: Phụ nữ mang thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn?

Thai đủ ngày chính là một trong những yếu tố quan trọng để trẻ được sinh ra an toàn và khỏe mạnh. Các bác sĩ sản khoa sẽ tính ngày dự sinh an toàn dựa trên ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ bầu hoặc thông qua kết quả siêu âm, thăm khám. Ngày dự sinh cũng là yếu tố để bác sĩ theo dõi sự phát triển, tăng trưởng của thai nhi trong suốt thai kỳ. 

Sang tuần thai thứ 38 nếu bé chào đời cũng không được xem là sinh non

Sang tuần thai thứ 38 nếu bé chào đời cũng không được xem là sinh non

Thai đủ 40 tuần tuổi thì được cho là đủ ngày và có thể đảm bảo được sinh ra một cách an toàn nhất. Tuy nhiên, với những trường hợp thai phụ đã hơn 38 tuần tuổi cũng được tính là thai trưởng thành và có thể dễ dàng chăm sóc khi trẻ chào đời. Nghĩa là, trẻ được sinh ra từ tuần thứ 38 – 40 sẽ có ít biến chứng nhưng nếu sinh ra sớm hoặc muộn hơn thì nguy cơ biến chứng cao. 

Những trường hợp quá ngày dự sinh nhưng bé vẫn chưa được sinh ra có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. Tuy nhiên, đây là trường hợp khá hiếm gặp vì rất nhiều thai phụ dù sinh con sau ngày dự sinh nhưng các bé ra đời vẫn khỏe mạnh và phát triển tốt. 

Một số rủi ro có thể liên quan đến ngày dự sinh như: thai chết lưu hay thai nhi quá to, thai phụ phải hỗ trợ khi sinh thường, một số trường hợp bắt buộc sinh mổ….

Nhưng các mẹ bầu lưu ý rằng, không có một con số nào là chính xác tuyệt đối về vấn đề mang thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn? Rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc sinh sớm hoặc sinh muộn hơn so với ngày dự sinh khoảng 1 – 2 tuần và những đứa trẻ này khi sinh ra vẫn được đảm bảo an toàn, phát triển mạnh khỏe. 

Thông thường, ở những mẹ bầu lần đầu mang thai sẽ sinh con sớm hơn so với ngày dự sinh khoảng 10 ngày. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những thai phụ có nguy cơ sinh non cao

Dưới đây là những thai phụ có nguy cơ sinh non, sớm hơn ngày dự sinh cao:

Thai phụ mang song thai, đa thai có nguy cơ sinh non cao

Thai phụ mang song thai, đa thai có nguy cơ sinh non cao

  • Thai phụ mang đa thai hoặc thai nhi quá lớn, quá nhiều nước ối… khiến cho tử cung căng ra và dễ gây chuyển dạ sinh con sớm. 

  • Thai phụ có những bất thường trong tử cung như u xơ tử cung to, hở eo tử cung, thừa cân hoặc nhẹ cân khi có bầu, nhiễm trùng toàn thân gây sốt cao, có vấn đề về huyết áp.

  • Thai phụ không đi khám thai định kỳ, bị ảnh hưởng bởi chất kích thích trong quá trình mang thai như khói thuốc là, rượu, bia… hoặc tự ý sử dụng thuốc mà không theo đơn từ bác sĩ chuyên khoa hoặc không thực hiện tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. 

Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để có nhiều sữa trước khi đón con ra đời?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mẹ bầu nên biết

Sau khi đã nắm rõ mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh? Hay mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Các bà bầu nên tìm hiểu thêm về dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Điều này sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tâm lý, đồ đạc chu đáo để đón chào con yêu ra đời.

Bụng bầu tụt xuống

Khi chuẩn bị sinh con, mẹ bầu sẽ cảm nhận được sự dịch chuyển của thai nhi xuống khu vực xương chậu. Hình dáng bụng bầu có thể thay đổi so với thường ngày, mẹ bầu hãy lưu ý về hiện tượng này. Tùy từng bà bầu, hiện tượng sa bụng sẽ xảy ra trước khi sinh từ 1 – 2 tuần, thậm chí là trước vài tiếng đồng hồ. 

Nhìn chung, mẹ bầu sẽ không còn cảm thấy khó thở vì thai nhi không còn chèn ép quá nhiều vào phổi. Thay vào đó, bà bầu có xu hướng đi tiểu liên tục, nhiều lần hơn bình thường. Nguyên nhân là do thai nhi gây ra áp lực lên tử cung, bàng quang của thai phụ. 

Dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều

Một trong những dấu hiệu chuyển dạ thường gặp nhất nữa đó là dịch nhầy ở âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường. Chất dịch nhầy thường trong suốt hay có màu hồng, đôi khi có lẫn một chút máu. 

Chất dịch nhầy xuất hiện giúp cho thai nhi có thể chào đời một cách thuận lợi hơn, đồng thời góp phần ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa cho sản phụ. Nếu mẹ bầu thấy ra nhiều dịch nhầy âm đạo thì hãy chuẩn bị tinh thần vì bé sắp chào đời rồi đấy. 

Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mẹ bầu cần lưu ý

Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mẹ bầu cần lưu ý

Cổ tử cung giãn nở

Khi mẹ bầu chuẩn bị sinh, cổ tử cung sẽ bắt đầu mở, giãn ra để việc sinh nở diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Bình thường, cổ tử cung sẽ dần mở trước khi em bé chào đời khoảng vài ngày. 

Cổ tử cung mở khoảng 10cm thì đó chính là dấu hiệu chuyển dạ chính xác. Và để nắm được điều này, thai phụ nên đi khám thai định kỳ trong tháng cuối. Như vậy, bác sĩ chuyên khoa có thể theo dõi sát sao mức độ co giãn của tử cung mẹ bầu. 

Co thắt tử cung

Một trong các dấu hiệu sắp sinh mà nhiều mẹ bầu gặp đó là xuất hiện cơn co thắt với tần suất liên tục. Đây chính là những cơn co thắt do chuyển dạ và chúng xảy ra ở tử cung mẹ bầu.

Nhìn chung, trong thai kỳ, mẹ bầu có thể đã từng gặp hiện tượng này nhưng với tần suất khá thấp và không gây ra nhiều đau đớn. Sự xuất hiện cơn co thắt tử cung trong thai kỳ còn được biết đến là một tín hiệu sắp sinh giả.

Ngược lại, trong những tuần cuối của kỳ thai nghén, cơn co thắt xuất hiện ngày một nhiều và khiến bà bầu cảm thấy đau quặn. Thậm chí, cứ sau 5 – 10 phút, mẹ bầu lại cảm nhận được cơn đau khó chịu ấy. Đây là một trong những biểu hiện sắp sinh con mà thai phụ thường gặp nên khi xuất hiện cơn co thắt ở những tuần cuối, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế ngay.

Tiêu chảy

Người phụ nữ chuẩn bị sinh con thường gặp phải tình trạng bị tiêu chảy. Nguyên nhân gây tiêu chảy là do các hormone được sản sinh nhiều hơn bình thường khi thai phụ sắp lâm bồn. Việc sản sinh quá nhiều đã tác động đến đường ruột mẹ bầu, vì thế mà thai phụ bị nôn hoặc tiêu chảy trong những ngày chuẩn bị sinh con. Đồng thời, bà bầu còn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể thiếu sức sống. 

Để cải thiện tình trạng này, các mẹ bầu nên tăng cường bổ sung nước bởi vì sau khi tiêu chảy hoặc nôn ói, cơ thể sẽ bị mất nước nhanh chóng. Nếu như triệu chứng tiêu chảy ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, mẹ bầu hãy đi tới cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

Đau mỏi lưng, chuột rút

Trong những ngày gần lâm bồn, hiện tượng đau mỏi lưng hoặc bị chuột rút xảy ra khá thường xuyên với mẹ bầu. Mẹ đừng quá lo lắng vì đây chỉ là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh khá nhiều thai phụ gặp phải, nhất là những người lần đầu tiên mang thai. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về mẹ bầu mang thai bao nhiêu tuần thì sinh là hợp lý nhất? Và chuyển dạ sắp sinh có biểu hiện như thế nào? Hy vọng sẽ giúp các bà bầu có sự chuẩn bị chu đáo nhất để chào đón con yêu ra đời khỏe mạnh.

Nếu còn thắc mắc nào về vấn đề thai sản, mẹ bầu hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương thông qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế giải đáp tận tình và nhanh chóng.