Chậm kinh là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, tuy nhiên đôi khi nữ giới bị trễ kinh là do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hoặc biểu hiện bệnh lý… Vì kinh nguyệt liên quan trực tiếp đến sức khỏe sinh sản nên chị em phụ nữ cần khắc phục tình trạng sớm để tránh gây ra những biến chứng không mong muốn. Vậy, làm gì khi bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai? Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em nữ giới nắm rõ nguyên nhân cùng biện pháp giúp chu kỳ kinh nguyệt bình thường trở lại hiệu quả. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Trễ kinh nhưng không mang thai – nguyên nhân do đâu?

Trễ kinh nguyệt là hiện tượng khi đến ngày hành kinh những vẫn chưa thấy xuất hiện máu kinh và các triệu chứng kinh nguyệt. Nếu quá 35 ngày tính từ ngày “rụng dâu” nhưng chưa có kinh thì gọi xem là bị trễ kinh, trong đó nếu lỡ mất ít nhất 3 kỳ kinh liên tiếp thì gọi là vô kinh. 

Chậm kinh nguyệt có thể là dấu hiệu có thai sớm hoặc do chu kỳ kinh nguyệt không đều. Nếu tình trạng chậm kinh nguyệt nhưng không có thai xảy ra ít thì chị em phụ nữ không cần lo lắng. Ngược lại, nếu bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai kéo dài thì cần hết sức thận trọng vì có thể đây là biểu hiện của rối loạn nội tiết tố hoặc bệnh phụ khoa. 

Dưới đây là 7 nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt nhưng không mang thai thường gặp nhất ở chị em phụ nữ hiện nay: 

Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, lo âu quá mức

Tâm trạng không tốt, chịu áp lực lâu ngày, hay căng thẳng, stress, lo lắng… sẽ dẫn đến việc giấc ngủ không đảm bảo, hay thức khuya, từ đó khiến nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi và gây ra hiện tượng trễ kinh nguyệt. 

Để cải thiện tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do tâm lý bất ổn gây ra thì chị em phụ nữ nên điều chỉnh lại đồng hồ sinh hoạt, giải tỏa các áp lực, căng thẳng từ công việc, cuộc sống.

Có nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

Có nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

Tăng hoặc giảm cân đột ngột

Việc tăng hoặc giảm cân một cách đột ngột sẽ khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn. Và hậu quả là đến ngày hành kinh nhưng kinh nguyệt vẫn chưa đến hoặc mất kinh nhiều tháng liền. 

Tập luyện thể dục, vận động hay làm việc quá sức

Tập luyện quá sức cũng là một trong các nguyên nhân gây trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, đặc biệt là đối với những người gầy. Tập thể dục, thể thao quá sức làm tiêu hao rất nhiều năng lượng, làm ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây rối loạn kinh nguyệt. 

Tác dụng phụ từ loại thuốc đang sử dụng

Chậm kinh nguyệt nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể là do nữ giới sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hoặc thuốc tránh thai. Để cải thiện tình trạng này, chị em phụ nữ nên hỏi thăm khám ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để ngừng sử dụng thuốc. 

Phụ nữ trong thời gian cho con bú

Hầu hết những người phụ nữ đang cho con bú đều không có kinh nguyệt do trong khoảng thời gian này do hormone prolactin có trong sữa mẹ làm ức chế quá trình rụng trứng, giảm hàm lượng nội tiết tố estrogen, từ đó khiến chu kỳ kinh nguyệt đến trễ. Thông thường, có khoảng 40% phụ nữ có kinh trở lại sau 6 tuần sinh và phần lớn trường hợp kinh nguyệt xuất hiện từ tháng thứ 5, thứ 6. 

Cho con bú cũng là nguyên nhân khiến nữ giới bị trễ kinh nguyệt

Cho con bú cũng là nguyên nhân khiến nữ giới bị trễ kinh nguyệt

Thời kỳ tiền mãn kinh

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, hoạt động của buồng trứng suy giảm khiến nồng độ hormone nữ giảm xuống và gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, điển hình là trễ kinh hoặc mất kinh hoàn toàn.

Sức khỏe đang gặp vấn đề

Một nguyên nhân phổ biến gây trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai mà chị em nữ giới cần đặc biệt lưu ý đó chính là biểu hiện sức khỏe đang gặp vấn đề. Cụ thể: 

  • Hội chứng đa nang buồng trứng: Nếu nữ giới bị trễ kinh nguyệt nhưng không phải mang thai có thể là đang mắc hội chứng đa nang buồng trứng. Theo thống kê, có khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị bệnh đa nang buồng trứng và đây là nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu ở nữ giới. 

  • Vấn đề ở tuyến giáp: Tuyến giáp có nhiệm vụ sản xuất các hormone để kiểm soát hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuyến giáp gặp vấn đề như cường giáp, suy giáp, tốc độ trao đổi chất trong cơ thể cũng thay đổi theo, từ đó khiến nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Một số dấu hiệu cho thấy tuyến giáp của nữ giới đang gặp vấn đề như: rụng tóc, tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài… 

  • Mắc bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm buồng trứng, viêm tử cung, lạc nội mạc tử cung… đều có chung biểu hiện là rối loạn kinh nguyệt, bị trễ kinh hoặc mất kinh. 

Xem thêm: Tìm hiểu: Uống thuốc điều hòa kinh bao lâu thì ra kinh?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai thì phải làm sao?

Khi bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, chị em nữ giới hãy thực hiện theo các lời khuyên từ chuyên gia sau đây:

Xem xét và xây dựng lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Đầu tiên, nữ giới hãy kiểm tra lại chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt của bản thân trong thời gian gần đầu. Cụ thể như tình trạng ăn uống thời gian qua như thế nào, có sử dụng chất kích thích hay không, đang uống loại thuốc gì… Từ đó, thay đổi, xây dựng lại thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học để kinh nguyệt bình thường trở lại.

Đồng thời, nữ giới đừng quên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, giải tỏa các căng thẳng, áp lực, ngủ sớm, đủ giấc bởi đây là nguyên nhân hàng đầu khiến chị em 1 tháng vẫn chưa có kinh nguyệt.

Khi bị trễ kinh nguyệt không do mang thai nữ giới nên đi khám phụ khoa sớm

Khi bị trễ kinh nguyệt không do mang thai nữ giới nên đi khám phụ khoa sớm

Theo dõi, nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường

Nếu bị trễ kinh nguyệt khoảng 5 – 10 ngày mà không có kinh trở lại thì chị em nữ giới cần lưu ý đến sức khỏe của mình, quan sát cơ thể có dấu hiệu bất thường gì không. Ví dụ như chảy máu âm đạo bất thường, đau vùng bụng dưới, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài… Tất cả những biểu hiện bất thường đều có thể là dấu hiệu của những bệnh lý phụ khoa. 

Đi khám ngay lập tức nếu bị chậm kinh kéo dài

Khi bị trễ kinh nguyệt nhiều ngày kèm một số triệu chứng bất thường thì nữ giới nên đi thăm khám ngay để bác sĩ chuyên chẩn đoán tìm nguyên nhân và có hướng trị liệu kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như chức năng sinh sản sau này. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giới thiệu cơ sở y tế khám, điều trị bệnh phụ khoa chất lượng

Ở tỉnh Đồng Nai, phòng khám Thái Dương là một trong số ít cơ sở y tế chuyên khám, điều trị các bệnh lý phụ khoa chất lượng, uy tín, nhận được đánh giá cao từ đông đảo bệnh nhân gần xa. Khi đến trực tiếp phòng khám Đa khoa Thái Dương Biên Hòa, người bệnh sẽ được bác sĩ phụ khoa dày dặn kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao thăm khám và tư vấn.

Hơn thế nữa, vì Đa khoa Thái Dương có quy trình khám bệnh khoa học với thủ tục đơn giản, nhanh gọn, hỗ trợ đặt lịch hẹn trước và có nhân viên y tế hướng dẫn tận tình. Do đó, nữ giới sẽ không phải xếp hàng bốc số, chờ đợi lâu khi đến đây thăm khám tình trạng trễ kinh nguyệt nhưng không có dấu hiệu mang thai. 

Ngoài ra, phòng khám Thái Dương Biên Hòa còn có chi phí thăm khám, chữa trị bệnh minh bạch, hợp lý, niêm yết rõ ràng theo quy định và luôn thông báo chi tiết từng khoản viện phí, có hóa đơn đầy đủ với bệnh nhân. Do đó, chị em phụ nữ có thể yên tâm hơn khi đến trực tiếp phòng khám Đa khoa Thái Dương khám cũng như điều trị bệnh lý. 

Hi vọng qua bài viết này đã giúp chị em phụ nữ biết được cần làm gì khi bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và chức năng sinh sản. Nếu còn thắc mắc nào về hiện tượng trễ kinh nguyệt hoặc cá bệnh lý phụ khoa thì hãy gọi vào số Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ chu đáo.