Khâu vòng cổ tử cung là thủ thuật được thực hiện nhằm phòng ngừa nguy cơ sảy thai, sinh non, hở eo cổ tử cung. Bác sĩ sẽ tiến hành khâu một vòng tròn quanh cổ tử cung của thai phụ để thu hẹp lỗ trong cổ tử cung, bảo vệ an toàn cho thai nhi trong bụng. Khi được chỉ thực hiện thủ thuật này, nhiều chị em không khỏi thắc mắc khâu vòng cổ tử cung có đau không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Khâu vòng cổ tử cung là gì?

Khâu vòng tử cung là thủ thuật được áp dụng cho nhiều chị em phụ nữ, tuy nhiên vẫn có không ít người chưa hiểu rõ về thủ thuật này. Do đó. trước khi giải đáp thắc mắc khâu vòng cổ tử cung có đau không thì hãy cùng tìm hiểu một số thông tin liên quan đến thủ thuật này nhé.

Khâu vòng cổ tử cung hay còn gọi là khâu vòng eo cổ tử cung là thủ thuật khâu vòng quanh cổ tử cung của chị em nữ giới bằng chỉ Mersilene nhằm dự phòng nguy cơ sảy thai như: thai phụ bị hở eo tử cung, thai phụ có tiền sử từng sinh non do hở eo tử cung ở những lần mang thai trước, thai phụ có tiền sử khâu cổ tử cung…

Khâu eo tử cung được bác sĩ chỉ định thực hiện khi có hở eo tử cung qua chẩn đoán hình ảnh (siêu âm cho thấy chiều dài kênh cổ tử cung của chị em nhỏ hơn 25mm, đường kính lỗ cổ tử cung rộng hơn 8mm); có tiền căn sảy thai với tính chất đặc biệt của hở eo cổ tử cung (sảy thai liên tiếp 2 – 3 lần trở lên, tuổi thai nằm trong 3 tháng giữa thai kỳ, tuổi thai sảy lần sau nhỏ hơn tuổi thai lần trước, sảy thai nhanh, thai khi sảy là còn sống nhưng vì quá non tháng nên sẽ mất đi ngay sau đó) hoặc sảy thai to, sinh non trước 28 tuần trên 2 lần liên tiếp với đặc điểm điển hình là chuyển dạ sinh nhanh mà không gây ra cảm giác đau.

Cách khâu vòng cổ tử cung này chống chỉ định với trường hợp tử cung có cơn co; chảy máu từ tử cung; thai phụ bị viêm màng ối, ối vỡ non; thai nhi có biểu hiện bất thường; thai phụ bị viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung.

Thời điểm thực hiện thủ thuật khâu vòng cổ tử cung là 14 – 18 tuần tuổi thai và nên khâu vòng cổ tử cung trước tuổi thai sảy sau cùng.

Khâu vòng cổ tử cung là thủ thuật nhằm phòng ngừa nguy cơ sảy thai, sinh non

Khâu vòng cổ tử cung như thế nào?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, quy trình thực hiện thủ thuật khâu vòng cổ tử cung được diễn ra như sau:

Chuẩn bị

Người thực hiện: Người thực hiện là bác sĩ chuyên khoa về sản phụ khoa đã được đào tạo bài bản và kíp trợ thủ sẽ giải thích mục đích khâu vòng cổ tử cung, tai biến có thể xảy ra sau khi khâu vòng cổ tử cung cho thai phụ và gia đình nắm rõ trước khi có quyết định khâu.

Phương tiện, dụng cụ: Chỉ khâu chuyên dụng (Perlon, Mercilen rộng 5mm…), dung dịch betadine, van âm đạo.

Người bệnh: Được vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nằm tư thế phụ khoa.

Các bước thực hiện

Bước 1: Bác sĩ tiến hành bộc lộ cổ tử cung, sau đó sát trùng, kẹp kéo cổ tử cung ra phía ngoài.

Bước 2: Khâu vòng cổ tử cung

Chọc kim ở vị trí 11h30, ra tại vị trí 9 giờ 30, rồi chọc vào vị trí 8 giờ 30 xuống vị trí 7 giờ 30, chọc vào vị trí 5 giờ 30 và lên ở vị trí 3 giờ 30; cuối cùng là chọc vào vị trí 2 giờ 30 lên ở vị trí 12 giờ 30. Cuối cùng buộc chỉ tại vị trí 12 giờ

Cắt đầu chỉ cách nút buộc khoảng 1cm.

Bước 3: Kiểm tra nút chỉ

Tiến hành sát trùng âm đạo, cổ tử cung.

Kiểm tra nút chỉ, hai mũi chỉ khâu sẽ kéo thu hẹp cổ tử cung chít lại hai chiều đứng và ngang.

Theo dõi sau thủ thuật

Để người bệnh nằm nghỉ lại giường trong khoảng 12 – 24 giờ.

Theo dõi sau cơn gò tử cung, tình trạng đau bụng, ra máu âm đạo.

Rút gạc sau khoảng 4 – 6 giờ.

Điều trị kháng sinh dạng uống và chống co tử cung.

Thai phụ sẽ được xuất viện sau khoảng 24 – 48 giờ nếu không có gò tử cung, không đau bụng cũng như ra máu nước âm đạo

Bác sĩ sẽ hướng dẫn sản phụ không quan hệ tình dục, không đứng lâu, không gắng sức làm việc nặng.

Bác sĩ cũng hướng dẫn sản phụ các dấu hiệu bất thường cần nhập viện.

Siêu âm chiều dài cổ tử cung khi thăm khám định kỳ.

Dùng Progesterone liên tục đến khi tuổi thai được 36 tuần.

Hướng dẫn thai phụ nhập viện lại khi xuất hiện cơn co tử cung, ra máu âm đạo và ra nước ối.

Cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung khi thai trên 38 tuần hoặc khi thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ.

Tai biến có thể xảy ra

Ra máu: thường hết ra máu (trừ trường hợp thai phụ bị mắc bệnh về máu không phát hiện trước) sau khi chèn gạc cầm máu khoảng từ 3 – 4 giờ

Nhiễm trùng: do thủ thuật khâu vòng cổ tử cung được tiến hành trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, vô trùng dụng cụ y tế, hoặc thai phụ bị nhiễm trùng đường sinh dục chưa được điều trị dứt điểm.

Gãy kim vào trong cổ tử cung: nên sử dụng kim tròn to có độ cong nhỏ.

Gây tổn thương bàng quang.

Vỡ nước ối hoặc rỉ ối non.

Viêm màng ối.

Chuyển dạ sinh non.

Gây ra tình trạng rách cổ tử cung.

Sinh khó do cổ tử cung của chị em xơ hóa, sẹo xơ.

Thậm chí có thể vỡ tử cung.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Khâu vòng cổ tử cung có đau không?

Nhiều chị em phụ nữ khi được chỉ định thực hiện thủ thuật khâu vòng cổ tử cung đều có chung lo lắng rằng khâu vòng cổ tử cung có đau không.

Khâu vòng cổ tử cung có đau không?

Về thắc mắc khâu vòng cổ tử cung có đau không, các chuyên gia giàu kinh nghiệm cho biết: Việc thực hiện thủ thuật khâu vòng cổ tử cung thường sẽ diễn ra nhanh chóng và không gây ra cảm giác đau đớn cho thai phụ nếu thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm, tay nghề vững vàng.

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn và không phải lo lắng về vấn đề khâu vòng cổ tử cung có đau không thì các chuyên gia khuyên chị em nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và thực hiện thủ thuật đúng cách.

Sau khâu vòng cổ tử cung nên làm gì?

Khâu vòng cổ tử cung cho chị em nữ giới khi mang thai không hề làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và được diễn ra khá nhanh chóng nên chị em không cần phải quá lo lắng. Sau khi thực hiện khâu vòng cổ tử cung, chị em cần lưu ý một số điều sau đây nhằm đảm bảo an toàn về sau:

Sau khi khâu vòng cổ tử cung chị em nên dành thời gian để nghỉ ngơi

icon tick hồng Hạn chế tối đa việc vận động, di chuyển trong vòng 1 tuần đầu, tốt nhất là chỉ nằm trên giường nghỉ ngơi, đặc biệt là những trường hợp trước đó đã từng có tiền sử sảy thai, sinh non.

icon tick hồng Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu với đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.

icon tick hồng Tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục khi mang thai trong thời điểm này.

icon tick hồng​​​​​​​ Khám thai và thực hiện siêu âm để đo chiều dài cổ tử cung thường xuyên và có thể sử dụng thêm progesterone liên tục đến tuần thai thứ 36.

icon tick hồng​​​​​​​ Khi gần đến ngày dự sinh (khoảng hơn 38 tuần) thì thai phụ phải đi cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung trước khi có dấu hiệu chuyển dạ để tránh tình trạng vỡ cổ tử cung. Tuy nhiên, trong các trường hợp chuyển dạ sớm thì sẽ được cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung sớm để tránh nguy cơ rách, đứt cổ tử cung do chỉ khâu trong quá trình chuyển dạ.

Hi vọng những thông tin chia sẻ về vấn đề khâu vòng cổ tử cung có đau không trên đây sẽ cung cấp cho chị em những kiến thức hữu ích. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, xin vui lòng gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.