Việc chăm sóc tốt sức khỏe trong thời gian mang thai sẽ giúp cho bé có một khởi đầu khỏe mạnh khi chào đời. Chính vì vậy, thời gian khám thai lần đầu đóng vai trò rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi. Vậy nên khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nên khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy?

Hiện nay, việc khám thai cho các chị em phụ nữ trở nên đơn giản và phổ biến hơn nhờ vào sự phát triển của nền y học hiện đại. Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải thai phụ nào cũng xác định được khi nào đi khám thai lần đầu hay khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy, đặc biệt là những chị em nữ giới lần đầu mang thai.

Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy?

Trong hai tuần đầu sau khi diễn ra quá trình thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và sau đó thực hiện các hoạt động phân bào. Sau khoảng từ 2 đến 3 ngày tiếp theo, hợp tử sẽ di chuyển vào buồng tử cung của chị em nữ giới và làm tổ ở đó. Khi đã nhận biết mình có thai thông qua việc thử que 2 vạch, các chị em nên chủ động đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản để xác nhận chính xác việc mang thai của mình.

Mỗi lần khám thai tương ứng với mỗi tuổi thai đều có những mục đích chuyên biệt khác nhau. Ví dụ như việc khám thai lần đầu sẽ là xác định xem chị em nữ giới có thai thực sự hay không, đơn thai hay đa thai, vị trí thai ở trong hay thai ngoài tử cung và thai phụ có kèm theo các vấn đề gì khác hay không…

Khám thai lần đầu gồm những gì?

Bên cạnh vấn đề khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy thì khám thai lần đầu khám những gì cũng được nhiều chị em nữ giới quan tâm.

Khám thai lần đầu là bước đầu quan trọng nhất trong suốt quá trình mang thai của chị em nữ giới. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết tiền sử sức khỏe của thai phụ, kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại cũng như tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết.

Quá trình khám thai lần đầu cho các mẹ bầu bao gồm 5 trình tự căn bản không thể thiếu sau đây:

Hỏi – đáp tiền sử bệnh và sức khỏe của người mẹ

Nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất cho quá trình khám thai lần đầu tiên cũng như ở những lần khám thai tiếp theo, mẹ bầu cần phải cung cấp thật chi tiết về tiền sử bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của mình để giúp cho các bác sĩ chuyên khoa nắm rõ. Với bước khám thai này, mẹ bầu cần chuẩn bị trả lời câu hỏi về các vấn đề sau đây:

– Tiền sử đau ốm của người bệnh.

– Bệnh mãn tính mà người mẹ mắc phải (nếu có).

– Các loại thuốc mà người mẹ thường sử dụng.

– Mẹ bầu đã từng thực hiện phẫu thuật chưa, nếu rồi thì vào thời gian nào?

– Mẹ bầu có tiền sử bị dị ứng hay không?

– Có gặp phải các vấn đề về sinh sản hay bị bệnh di truyền của gia đình hay không?

– Thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng ở thời điểm trước đây cũng như hiện tại của người bệnh như thế nào?

– Mẹ bầu có sử dụng các chất gây nghiện hoặc chất kích thích như bia rượu, thuốc lá… hay không?

– Tiền sử về những lần mang thai trước đó (nếu có).

Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa đánh giá cũng như dự đoán về các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai của người mẹ. Vì thế, các mẹ bầu cần mang theo sổ khám bệnh cũng như chuẩn bị câu trả lời trước những câu hỏi này khi đi khám thai lần đầu tiên.

Hỏi về lần mang thai

Đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra chung để xác nhận tình trạng mang thai của mẹ thông qua những câu hỏi như: Lần cuối các mẹ bầu có kinh nguyệt là khi nào? Các biểu hiện mang thai của người mẹ là gì?…

Thăm khám chi tiết tình trạng sức khỏe hiện tại

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tình hình sức khỏe của mẹ bầu, cụ thể là:

– Kiểm tra hệ tim mạch, hệ hô hấp, khoang bụng và bầu ngực.

– Đo huyết áp để dùng làm cơ sở so sánh với những lần khám thai tiếp theo của người mẹ.

– Kiểm tra cân nặng cũng như chiều cao của người mẹ.

– Một số trường hợp, mẹ bầu sẽ được kiểm tra kỹ hơn về cơ quan sinh sản cũng như vùng xương chậu.

Siêu âm để xác định tình trạng thai nhi

Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết

Tùy vào từng cơ sở y tế thăm khám thai mà người mẹ có thể phải thực hiện các xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, các xét nghiệm căn bản mà các mẹ bầu cần thực hiện trong khám thai lần đầu bao giờ cũng gồm một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây:

– Xét nghiệm nhóm máu và mức độ thiếu máu của người mẹ, tiến hành xét nghiệm beta HCG.

– Thực hiện siêu âm.

– Xét nghiệm nước tiểu.

– Xét nghiệm kiểm tra về khả năng mức độ lây nhiễm các bệnh truyền lây qua đường tình dục như AIDS, viêm gan B…

– Những mẹ bầu có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường hoặc đang mắc phải căn bệnh tiểu đường sẽ phải tiến hành xét nghiệm thêm về tiểu đường

Bác sĩ giải đáp thắc mắc của mẹ bầu

Nếu mẹ bầu còn có thêm những thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp thì cũng có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa trong lần khám thai đầu tiên. Do đó, các mẹ bầu hãy ghi lại các câu hỏi, hiện tượng hay những băn khoăn trong quá trình mang thai của mình để được chính bác sĩ chuyên khoa giải đáp cụ thể. Điều này sẽ giúp cho các mẹ bầu có thể yên tâm và không bị căng thẳng hay cảm thấy lo lắng trong suốt quá trình mang thai.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những lưu ý mà mẹ bầu cần nhớ khi đi khám thai lần đầu

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy thì khi đi khám thai lần đầu, các mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

Mẹ bầu nên lựa chọn đến cơ sở y tế uy tín để khám thai lần đầu

icon tick hồng Cần lựa chọn bác sĩ chuyên khoa hoặc những cơ sở y tế sản khoa uy tín để thực hiện khám thai lần đầu. Có như vậy thì các bước khám thai lần đầu mới diễn ra đúng quy trình, an toàn, chính xác và đạt hiệu quả cao.

icon tick hồng Các mẹ bầu nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân bằng cách liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại để được bác sĩ giải đáp một cách tốt nhất.

icon tick hồng Các mẹ bầu cần lưu ý giữ lại kết quả khám thai lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám thai tiếp theo.

icon tick hồng​​​​​​​ Trong lần khám thai khám đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ lập kế hoạch cũng như lịch khám thai định kỳ cho mẹ bầu, tư vấn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc, vệ sinh cá nhân, thể dục thể thao và sinh hoạt vợ chồng, cũng như bác sĩ sẽ kê các loại thuốc, vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

icon tick hồng​​​​​​​ Nên uống nhiều nước khoảng 1 tiếng trước khi thăm khám thai để bác sĩ tiến hành siêu âm quan sát thai nhi dễ dàng hơn.

icon tick hồng​​​​​​​ Khám thai lần đầu có cần nhịn ăn không? Mẹ bầu vẫn có thể ăn bình thường nhưng nên hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas, nước trái cây…

icon tick hồng​​​​​​​ Khi đi khám thai, mẹ bầu nên mang trang phục rộng rãi, thoáng mát để quá trình siêu âm thai được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

icon tick hồng​​​​​​​ Đặc biệt, trong trường hợp các mẹ bầu có các bệnh lý kèm theo hoặc tình trạng thai nhi thông qua việc đánh giá bằng hình ảnh siêu âm thai không được khỏe thì việc theo dõi và hỗ trợ điều trị ngay từ đầu là vô cùng cần thiết và ý nghĩa cho các mẹ bầu.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ miễn phí.