Hướng dẫn các bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả

Hướng dẫn các bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả

Xếp hạng: 4.7 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

Tập yoga chữa bệnh trĩ là biện pháp đang được nhiều người lựa chọn để khắc phục bệnh tại nhà. Bạn có thể tham khảo 5 tư thế đơn giản và thực hiện theo hướng dẫn các bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả dưới đây để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng khó chịu của bệnh. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Lợi ích của yoga đối với bệnh nhân bị trĩ

Bộ môn yoga bắt nguồn từ Ấn Độ, dù chỉ mới du nhập vào nước ta không lâu song hình thức tập luyện này đang phát triển mạnh và được rất nhiều người ưa chuộng. Nó mang lại lợi ích toàn diện cho tinh thần, sức khỏe lẫn sắc đẹp. 

Ngày hay, bộ môn yoga còn được ứng dụng cả trong điều trị bệnh trĩ và nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Đối với những người mắc bệnh trĩ, thường xuyên tập yoga sẽ nhận được nhiều tác dụng tuyệt vời như: 

Luyện tập yoga giúp tăng cường nhu động ruột thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón

Luyện tập yoga giúp tăng cường nhu động ruột thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón

✛ Tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và chống ứ trệ khí huyết ở vùng hậu môn - trực tràng. Nhờ đó, giải phóng áp lực cho các tĩnh mạch nằm ở khu vực này. 

✛ Cải thiện trương lực cho các cơ ở khu vực hạ vị. 

✛ Thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, lo âu và làm dịu cảm giác đau rát ở hậu môn do trĩ gây ra.

✛ Tăng cường nhu động ruột giúp thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón, phòng chống bệnh trĩ. 

Ngoài ra, luyện tập yoga còn mang đến một số lợi ích khác cho sức khỏe như tăng độ chắc khỏe cho xương khớp, bảo vệ tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa, tăng tuổi thọ và giúp cơ thể dẻo dai hơn. Đây chính là lý do vì sao bộ môn yoga ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người theo học. 

Xem thêmChữa bệnh trĩ bằng nha đam như thế nào?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

5 bài tập yoga chữa bệnh trĩ dễ thực hiện

Những bài tập yoga chữa bệnh trĩ đã được nghiên cứu và chứng minh có rất nhiều lợi ích, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm bài tập yoga phù hợp, thực hiện đúng động tác, tư thế để tránh các chấn thương không mong muốn. 

Dưới đây là 5 bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng: 

Bài tập yoga thở kết hợp

Kỹ thuật thở sâu trong yoga mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời. Việc hít thở sẽ giúp phổi tiếp nhận được nhiều oxy hơn, tăng cường hoạt huyết cho cơ thể, nhờ đó nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện hệ thống tim mạch. Đặc biệt, hít thở sâu và đúng cách còn giúp cho cơ thể ổn định các hoạt động, trong đó có cả hệ tiêu hóa. 

Riêng với người mắc bệnh trĩ, khi tập hít thở sâu sẽ giúp hạn chế được tình trạng ứ đọng máu ở khu vực hậu môn - trực tràng và thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa giúp kiểm soát tình trạng táo bón, tránh gây co thắt cho cơ ở hậu môn, búi trĩ. Không những thế, bài tập còn giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, giảm stress, áp lực và cải thiện tâm trạng.

Người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện bài tập yoga chữa bệnh trĩ này bất kỳ lúc nào trong ngày. Và nên thực hiện theo đúng cách bước sau đây:

  • Bước 1: Ngồi khoanh chân, 2 tay đặt tự nhiên trên đầu gối và ngửa lòng bàn tay. Lúc này, người bệnh cần tập trung hướng suy nghĩ của mình về phần bụng. 

  • Bước 2: Sau đó, từ từ hít một hơi thật sâu, đồng thời ép chặt 2 mông và nhíu hậu môn lại. 

  • Bước 3: Giữ động tác trong vòng 5 - 10 giây rồi thở ra, thả lòng khu vực hậu môn.

  • Bước 4: Thực hiện bài tập hít thở này mỗi ngày 3 - 4 lần, mỗi lần kiên trì trong 3 phút để tăng hiệu quả chữa trị bệnh trĩ. 

Tư thế yoga gác chân lên tường giúp giảm áp lực đè nén lên búi trĩ và tĩnh mạch trĩ

Tư thế yoga gác chân lên tường giúp giảm áp lực đè nén lên búi trĩ và tĩnh mạch trĩ

Bài tập gác chân lên tường

Tư thế đặt chân ép sát lên tường có tác dụng giúp thư giãn vùng bụng và khu vực hậu môn. Ngoài ra, tư thế yoga này còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực đè nén lên các búi trĩ và tĩnh mạch trĩ. Nhờ đó, người bệnh có thể giảm thiểu được khả năng sa nghẹt búi trĩ và đau đớn khi đi đại tiện. Cách tập như sau:

  • Bước 1: Chọn một vị trí gần tường rồi nằm ngửa giơ chân ép sát về phía tường tạo thành góc 90 độ. 

  • Bước 2: Mông sát tường, mặt hướng thẳng lên trần nhà và 2 tay đặt dọc theo thân người. Hít thở đều trong quá trình tập, giữ tư thế trong vòng 3 - 5 phút.

  • Bước 3: Sau đó, co đầu gối lại, hạ chân xuống rồi nằm nghiêng hẳn 1 bên nghỉ ngơi.

Bài tập tư thế ngồi xổm

Tư thế ngồi xổm có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa nên rất tốt đối với những người mắc bệnh trĩ. Cụ thể, bài tập sẽ giúp giảm áp lực cho vùng hậu môn, xoa dịu cơn đau rát, giảm vướng víu khi đi đại tiện, đặc biệt giúp phòng tránh nguy cơ sa búi trĩ và táo bón. Các bước thực hiện bài tập yoga chữa bệnh trĩ này như sau:

  • Bước 1: Đứng thẳng trên thảm yoga hoặc sàn nhà, chân dạng rộng ngang vai, tay chắp lại vào nhau và đặt trước ngực. 

  • Bước 2: Từ từ hạ 2 đầu gối xuống tạo thành tư thế ngồi xổm. Lúc này, đặt 2 mũi bàn chân hơi chếch ra phía bên ngoài, thân trên ngả về phía trước và hít thở nhịp nhàng. 

  • Bước 3: Hai khuỷu tay ấn vào vị trí mặt trong của 2 đầu gối, 2 lòng bàn tay úp vào nhau. Giữ tư thế khoảng 60 giây trong khi tập hít thở đều. 

  • Bước 4: Tiếp đến, hít một hơi thật sâu trở về tư thế duỗi thẳng đầu gối rồi nhẹ nhàng thở ra. 

Tập bài tập yoga chữa bệnh trĩ tư thế ngồi xổm thường xuyên sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. 

Tư thế em bé giúp thư giãn cơ thể và hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trĩ

Tư thế em bé giúp thư giãn cơ thể và hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trĩ

Bài tập tư thế em bé

Tập thường xuyên động tác này giúp thư giãn cơ thể, giải tỏa căng thẳng và áp lực. Nhờ đó giúp cải thiện và giảm thiểu các tác hại của bệnh trĩ đối với cơ thể. Các bước thực hiện bài tập yoga chữa bệnh trĩ tư thế em bé đúng như sau: 

  • Bước 1: Ngồi xổm trên thảm tập yoga, khép sát 2 chân vào nhau, đồng thời ép mu bàn chân xuống sàn. Lúc này, mông sẽ ngồi hẳn lên 2 gót chân, còn tay để xôi theo 2 bên hông. 

  • Bước 2: Mở rộng hông từ từ, giữ 2 bên đùi được thư giãn. 

  • Bước 3: Sau đó, nhẹ nhàng gập thân trên hướng về phía trước, duỗi thẳng 2 tay, thân người ép vào đùi và trán tựa xuống thảm tập. Hít thở đều trong quá trình tập luyện và thả lỏng 2 vai. 

  • Bước 4: Thực hiện bài tập yoga chữa bệnh trĩ tư thế em bé trong khoảng thời gian có thể chịu đựng. 

  • Bước 5: Kết thúc bài tập, thả lỏng cơ thể sau đó từ từ kéo người trở về tư thế như ban đầu. Lặp lại động tác xen kẽ với các bài tập yoga trị bệnh trĩ khác. 

Bài tập tư thế đứng thẳng

Tập với tư thế đứng thẳng giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ, góp phần hiệu quả trong quá trình chữa trị bệnh lý này. Bài tập tư thế đứng thẳng kết hợp với động tác thóp hậu môn, tạo độ linh hoạt cho cơ quan này, đặc biệt giảm áp lực mỗi khi người bệnh đi đại tiện. Các bước thực hiện bài tập yoga chữa bệnh trĩ tư thế đứng thẳng là:

  • Bước 1: Đứng thẳng, 2 chân dang rộng bằng vai, thả lỏng 2 tay theo thân người. 

  • Bước 2: Từ từ chùn đầu gối xuống thực hiện tư thế đứng thẳng. Lưu ý giữ lưng thẳng, không bị khom.

  • Bước 3: Miệng khép hờ, đưa lưỡi sát vào vòm miệng để kích thích tuyến nước bọt. Khi nước bọt tiết ra nhiều thì hít hơi thật sâu và để lưỡi áp lên hàm trên.

  • Bước 4: Sau đó, nuốt từ từ nước bọt xuống, đồng thời thóp nhẹ hậu môn.

  • Bước 5: Nín thở trong vòng 10 giây rồi thở nhẹ ra và thả lỏng hậu môn về trạng thái ban đầu.

Kiên trì áp dụng bài tập yoga chữa bệnh trĩ tư thế đứng thẳng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần thực hiện 20 - 25 phút để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Lưu ý khi tập các bài tập yoga chữa bệnh trĩ

Thực hiện các bài tập yoga chữa bệnh trĩ tại nhà giúp hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh, thư giãn cơ thể, tác dụng tốt cho cả tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, không phải bài tập yoga nào cũng phù hợp với bệnh nhân bị trĩ. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn bài tập thích hợp với tình trạng bệnh, mức độ tổn thương đang gặp phải.

Ngoài ra, khi thực hiện các bài tập yoga trị bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

✔ Khi mới bắt đầu tập luyện, người bệnh nên đăng ký các khóa học yoga để được giáo viên hướng dẫn các cách thức, động tác đúng. Sau khi đã thành thục bài tập thì có thể tập luyện tại nhà.

✔ Không nên lạm dụng, chỉ tập vừa phải và chú ý đến hơi thở trong quá trình tập để nâng cao hiệu quả của bài tập.

✔ Phương pháp tập yoga chỉ mang lại tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh, do đó người bệnh không nên sử dụng yoga như một cách điều trị dứt điểm bệnh trĩ mà không kết hợp dùng thuốc và chăm sóc. 

✔ Tránh tập yoga khi vừa mới ăn no, tập đều đặn mỗi ngày, có thể kết hợp với các bộ môn khác như đi bộ, bơi lội,... để cải thiện sức khỏe hiệu quả. 

✔ Xây dựng lối sống khoa học, hợp lý, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tránh những món ăn có khả năng gây táo bón, nóng rát ở hậu môn khi đi đại tiện như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ,...

 Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể, không nên làm việc quá sức, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, tránh căng thẳng kéo dài,... 

Thực hành các bài tập yoga trị bệnh trĩ là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Khi thực hiện đúng theo hướng dẫn các bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả sẽ giúp cơ thể cải thiện đáng kể không chỉ về thể chất mà còn cả tinh thần. Do đó, người bệnh nên chú ý tập đúng, tập đủ, không lạm dụng các bài tập yoga trị bệnh trĩ để góp phần thúc đầu quá trình chữa bệnh hiệu quả hơn. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh trĩ, phương pháp điều trị bệnh hay vấn đề liên quan đến sức khỏe, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế hỗ trợ tận tình. 


Từ khóa:

Hướng dẫn các bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả, bài tập yoga chữa bệnh trĩ, các bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả, các bài tập yoga chữa bệnh trĩ có thực sự hiệu quả, lưu ý khi tập các bài tập yoga trị bệnh trĩ

Bài viết liên quan
Bệnh nứt kẽ hậu môn nên uống thuốc gì

11-12-2019
Nứt kẽ hậu môn khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn, gặp khó khăn trong...

Mổ áp xe hậu môn ở đâu an toàn và uy tín?

19-09-2022
Thông thường, bệnh áp xe hậu môn sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng các loại thuốc...

Dấu hiệu bệnh trĩ như thế nào?

09-05-2022
Trĩ không phải là căn bệnh khó điều trị, ngược lại có thể chữa khỏi nhanh nếu...

Nứt hậu môn là gì? Có nguy hiểm không?

24-04-2023
Nứt kẽ hậu môn là một bệnh lý phổ biến và khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi...