Virus HPV không chỉ lây lan qua nhiều con đường mà còn hình thành nên các bệnh lý cực kỳ nguy hiểm như mụn cóc sinh dục, ung thư… Vì vậy, mỗi cá nhân nên chủ động tìm hiểu HPV là bệnh gì? Nguyên nhân nào gây ra? để sớm nhận biết, phòng ngừa nhiễm bệnh và điều trị khi cần thiết.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu HPV là bệnh gì?

HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến trên thế giới hiện nay. Loại virus này gây u nhú ở người và là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý lây lan từ đường tình dục. Không giống như nhiều loại virus khác, HPV phát triển âm thầm, có người bị nhiễm virus này trong cuộc đời nhưng lại không biết vì bệnh không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng cụ thể nào.

HPV là bệnh gì?

HPV là bệnh gì?

Các nhà khoa học đã phát hiện có rất nhiều loại virus HPV khác nhau, lên đến 100 chủng. Tuy nhiên, đa phần tất cả các chủng virus HPV không gây nguy hiểm và sẽ tự khỏi. Trong hơn 100 chủng HPV thì có tới 40 chủng virus lây qua đường tình dục và làm ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục của nam, nữ giới. 

Một số ít chủng virus HPV có nguy cơ thấp gây bệnh mụn cóc sinh dục. Và có 15 chủng virus có nguy cơ cao gây ra các tổn thương tiền tử cung, ung thư tử cung, ung thư hậu môn và một số cơ quan sinh dục khác. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Virus HPV lây truyền qua đường nào?

Để có thể chủ động phòng tránh bệnh thì việc nắm rõ bệnh HPV là bệnh gì, lây nhiễm qua đường nào? là rất cần thiết. Các chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm cho biết, tất cả các đối tượng đã từng thực hiện quan hệ tình dục đều có nguy cơ bị lây nhiễm virus HPV.

Con đường lây truyền chính virus là qua các tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt da tại các vùng dương vật, âm đạo, tử cung, hậu môn của người nhiễm HPV khi quan hệ tình dục. Đáng lưu ý hơn, bệnh HPV có thể không xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng ở giai đoạn đầu nên người bệnh khó chủ động ngăn ngừa lây lan cho người thân, bạn đời.

Thực tế đã chứng minh, virus HPV hoàn toàn có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh dù trước đó không có dấu hiệu cụ thể nào. Tình trạng lây nhiễm bệnh HPV không phụ thuộc vào số lượng đối tượng, nghĩa là dù chỉ có duy nhất một bạn tình thì vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Vấn đề này thường xuất phát từ nguyên nhân bạn tình trước đó đã thực hiện quan hệ không an toàn với nhiều người. 

Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm gặp khác, virus HPV có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua sử dụng chung đồ dùng cá nhân (dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn mặt, quần lót…), truyền nhận máu, dùng chung kim tiêm với người bệnh hoặc lây truyền từ mẹ sang con. 

Triệu chứng nhận biết bị nhiễm virus HPV

Bệnh HPV có thể chữa bằng nhiều phương pháp nếu phát hiện bệnh sớm, trong giai đoạn đầu. Vì thế, việc chủ động tìm hiểu về bệnh HPV là bệnh gì, triệu chứng bệnh như thế nào? sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Làm sao để nhận biết bị nhiễm virus HPV?

Làm sao để nhận biết bị nhiễm virus HPV?

Thông thường cơ thể người nhiễm HPV sẽ tự động chống lại virus trước khi có vấn đề về sức khỏe được biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể người bệnh không chống lại được, virus HPV sẽ phát triển mạnh, những tế bào bình thường sẽ chuyển sang bất thường.

Nếu người bệnh không may nhiễm phải chủng virus HPV nguy hiểm sẽ gây ra các vấn đề không tốt cho sức khỏe như hình thành mụn cóc, mụn rộp ở nhiều vị trí trên cơ thể. 

Mụn có thể đa dạng về kích thước và hình dạng, từ nhỏ đến to, xẹp xuống hoặc nhô lên. Nặng hơn nữa là người bệnh có thể mắc một số bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung ở nữ giới, ung thư dương vật… và hiếm gặp là ung thư vùng miệng họng. 

Trong trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm virus HPV có thể gây ra các mụn sinh dục và hình thành tế bào bất thường ở bên trong tử cung. Khi đi tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung định kỳ, bác sĩ chuyên khoa có thể tìm thấy được những thay đổi bất thường này. Vì thế, bên cạnh tìm hiểu về HPV là bệnh gì thì các mẹ bầu nên đi tầm soát ung thư trong quá trình mang thai. 

Xem thêm: Một số hình ảnh bệnh sùi mào gà ở nam và nữ

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bị nhiễm virus HPV có thể chữa dứt điểm được không?

Thực tế, hiện nay các bác sĩ, chuyên gia trên thế giới vẫn chưa tìm được phương pháp để điều trị tận gốc, triệt để bệnh HPV mà chỉ có thể làm giảm hoặc mất đi các triệu chứng bệnh. Cụ thể như:

✛ Nếu người bệnh bị nổi mụn cóc ở cơ quan sinh dục hoặc tứ chi thì bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. 

✛ Với bệnh nhân tiền ung thư cổ tử cung có thể được chỉ định làm xét nghiệm lâm sàng ung thư và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

✛ Đối với các bệnh ung thư khác, việc chữa trị bệnh sẽ có kết quả khả quan nếu được phát hiện kịp thời. Do đó, bên cạnh tự tìm hiểu về HPV là bệnh gì thì đi kiểm tra sức khỏe định kỳ là cực kỳ quan trọng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh HPV 

Sau khi nhận được được vấn đề HPV là bệnh gì, lây qua đường nào và những mối nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe thì mỗi cá nhân cần có biện pháp phòng tránh bệnh an toàn, hiệu quả. 

Các cách phòng tránh bệnh HPV hiệu quả, an toàn

Các cách phòng tránh bệnh HPV hiệu quả, an toàn

Quan hệ tình dục an toàn

Như đã đề cập ở trên, virus HPV lây lan chủ yếu qua đường tình dục, do đó mỗi cá nhân cần chú ý đến đời sống tình dục để ngăn ngừa bị lây bệnh bằng cách:

  • Sử dụng bao cao su giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm HPV, tuy nhiên không thể ngăn ngừa tuyệt đối vì virus có thể lây nhiễm tại những vùng không có bao. 

  • Quan hệ một vợ một chồng là biện pháp trường được các chuyên gia y tế khuyến cáo trong việc ngăn ngừa lây nhiễm virus HPV. Nhưng vẫn có một số trường hợp bạn tình đã từng quan hệ với nhiều người trước đó dẫn đến bị nhiễm bệnh. Vì thế, để bảo vệ cho sức khỏe bản thân cũng như người thân, cần đến cơ sở y tế thăm khám khi nghi ngờ bị nhiễm virus HPV. 

  • Sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ đối với nữ giới nằm trong độ tuổi từ 21 đến 65 tuổi để sớm phát hiện các tế bào ung thư hoặc tiền ung thư nếu có. 

Tiêm vacxin ngừa HPV

Tiêm phòng vacxin HPV là một trong những phương pháp an toàn, hiệu quả giúp phòng chống nguy cơ lây nhiễm virus. Tổ chức CDC khuyến cáo mọi đối tượng nên tiến hành tiêm chủng để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Thời điểm tiêm phòng vacxin chống virus HPV tốt nhất là từ 9 – 21 tuổi và chưa quan hệ tình dục. 

Hiện nay, Bộ y tế cấp phép lưu hành và sử dụng rộng rãi hai loại vacxin chống ung thư cổ tử cung ở nữ giới đó là Gardasil và Cervarix. Hai loại vacxin được sản xuất từ những quốc gia khác nhau và số mũi cần tiêm cũng như giá thành cũng không giống nhau. Cụ thể:

  • Vacxin Gardasil: Được sản xuất từ Mỹ, có khả năng phòng ngừa các chủng virus type 6, 11, 16 và 18. Mũi đầu tiêm tiêm vào ngày bất kỳ, mũi 2 cách mũi đầu 2 tháng và mũi thứ 3 cách mũi đầu 6 tháng.

  • Vacxin Cervarix: Loại vacxin này do Bỉ nghiên cứu và sản xuất, cho khả năng phòng chống virus HPV 16 và HPV 18. Tương tự như vacxin Gardasil, mũi đầu tiên tiêm vào ngày bất kỳ nhưng mũi 2 của Cervarix lại tiêm sau mũi 1 30 ngày và mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng. 

Hy vọng những thông tin mà phòng khám Đa khoa Thái Dương cung cấp ở trên đã giúp bạn đọc nắm rõ được bệnh HPV là bệnh gì? Nguyên nhân nào gây ra? Và phòng ngừa bệnh HPV như thế nào hiệu quả? 

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh HPV, vui lòng gọi trực tiếp vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế giải đáp chu đáo và nhanh chóng nhất. Toàn bộ nội dung cuộc trò chuyện được giữ kín tuyệt đối nên bạn có thể thoải mái, yên tâm chia sẻ với chuyên gia.