Có nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau giúp chẩn đoán bệnh giang mai, trong đó bao gồm test nhanh. Ưu điểm của test nhanh là dễ thực hiện, thuận tiện và cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại kết quả test nhanh giang mai có đảm bảo chuẩn xác không? Cùng hỏi đáp: test nhanh giang mai có chính xác không với các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám Đa khoa Thái Dương qua bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bạn đã biết gì về căn bệnh giang mai?

Trước khi tìm lời giải đáp cho thắc mắc làm test nhanh giang mai có chính xác không, các chuyên gia sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin cơ bản về căn bệnh xã hội này.

Bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn hình lò xo có tên là Treponema Pallidum gây ra. Đây là một căn bệnh lây qua đường tình dục rất phổ biến hiện nay, thế nhưng nhiều người vẫn chưa có sự hiểu biết về bệnh lý này, dẫn tới những tâm lý như chủ quan hay lo lắng quá mức và chưa biết cách phòng tránh bệnh sao cho hiệu quả. 

Không chỉ lây truyền qua quan hệ tình dục thiếu an toàn, xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây lan và xâm nhập nhanh chóng vào cơ thể bằng nhiều đường khác như: đường máu, sử dụng chung đồ cá nhân hoặc lây từ mẹ bầu sang thai nhi khiến trẻ bị giang mai bẩm sinh.

Những giai đoạn phát triển của bệnh giang mai 

Sau khi tấn công vào cơ thể, xoắn khuẩn giang mai thường không gây xuất hiện các triệu chứng , dấu hiệu bệnh ngay lập tức. Gần như tất cả các trường hợp mắc bệnh giang mai đều trải qua thời gian ủ bệnh trước khi khởi phát triệu chứng. 

Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh giang mai ở mỗi người sẽ hoàn toàn khác nhau. Có những trường hợp thời gian ủ bệnh giang mai chỉ 10 ngày hoặc có thể kéo dài từ 3 – 4 tuần, thậm chí một số người sau khi bị nhiễm xoắn khuẩn Treponema Pallidum đến 90 ngày mới xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

Giang mai giai đoạn cuối gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan trên cơ thể

Giang mai giai đoạn cuối gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan trên cơ thể

Theo các chuyên gia, bệnh giang mai phát triển qua 3 giai đoạn chính với những triệu chứng khác nhau:

  • Giai đoạn 1

Người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu, triệu chứng giang mai nhưng không quá rõ ràng và sau 7 – 8 tuần chúng có thể biến mất. Ở bệnh nhân nam có thể gặp phải triệu chứng viêm loét bao quy đầu. Còn với những bệnh nhân nữ có thể bị viêm loét âm đạo hay viêm loét cổ tử cung. Đặc điểm của những vết loét là có hình tròn hay bầu dục, màu đỏ và thường không chứa mủ, không gây ngứa, sưng đau. 

  • Giai đoạn 2

Bước sang giai đoạn này, các triệu chứng bệnh giang mai xuất hiện rõ rệt và rầm rộ hơn. Một số triệu chứng giang mai giai đoạn 2 phổ biến có thể kể đến như xuất hiện nốt sần hoặc phát ban khắp cơ thể, có màu hồng, niêm mạc và da bị lở loét,… Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng 6 – 9 tháng rồi dần biến mất. 

  • Giai đoạn 3

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh giang mai sẽ phát triển đến giai đoạn 3 với những triệu chứng nghiêm trọng. Lúc này, xoắn khuẩn gây ra bệnh giang mai có thể tác động tới nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể như: hệ thần kinh, não, tim, gan,… và đe dọa đến tính mạng của người mệnh, đồng thời rất khó khăn trong việc điều trị.

Mức độ nguy hiểm của bệnh giang mai 

Ở giai đoạn đầu, bệnh giang mai không có biểu hiện rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác nên khiến người bệnh chủ quan và để bệnh tiến triển nặng. Nếu không khám chữa sớm, bệnh giang mai có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như:

➽  Gây tổn thương hệ thần kinh: Khi tấn công vào hệ thần kinh, xoắn khuẩn giang mai có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như viêm màng não, viêm mạch máu não,… khiến người bệnh suy giảm trí nhớ, động kinh, thậm chí là bị đột quỵ,… 

➽  Xoắn khuẩn giang mai tấn công tim mạch gây ra phình động mạch và có thể dẫn đến suy tim. 

➽  Khi bước sang giai đoạn muộn, triệu chứng lở loét xuất hiện rầm rộ trên toàn bộ cơ thể người bệnh, từ mắt đến lưng và tấn cả các chi,.. khiến cơ thể bị tổn thương nặng nề.

➽ Ở trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai do lây nhiễm từ mẹ có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như: mù, điếc, tổn thương thần kinh, khuôn mặt bị biến dạng hoặc tử vong ngay sau khi chào đời.

Xem thêmXét nghiệm bệnh giang mai: Phát hiện sớm và nhanh chóng điều trị

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Làm test nhanh giang mai có chính xác không?

Thực tế, giang mai là căn bệnh không quá đáng sợ như bạn nghĩ. Căn bệnh xã hội này hoàn toàn có thể điều trị được nếu như phát hiện sớm và khám chữa kịp thời. Xét nghiệm giang mai test nhanh chóng là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay.

Mục đích của phương pháp xét nghiệm này là giúp phát hiện kháng thể của xoắn khuẩn giang mai có trong huyết tương hoặc huyết thanh của người bệnh dựa vào nguyên lý sắc ký miễn dịch. Vậy, test nhanh giang mai có chính xác không và sau bao lâu cho kết quả?

Kết quả test nhanh giang mai phụ thuộc vào kỹ thuật thực hiện, chất lượng que

Kết quả test nhanh giang mai phụ thuộc vào kỹ thuật thực hiện, chất lượng que

Các bác sĩ cho biết, nếu thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo chất lượng que test, đồng thời tiến hành đúng thời điểm thì phương pháp xét nghiệm này hoàn toàn có thể mang lại những kết quả chuẩn xác. 

Thông thường, khi làm xét nghiệm Syphilis Tp test nhanh, người bệnh sẽ nhận được kết quả sau 15 phút. Ngoài ưu điểm này thì phương pháp test nhanh giang mai còn dễ thực hiện, tiện lợi và có thể thực hiện trên mẫu máu toàn phần. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hướng dẫn cách test nhanh giang mai tại nhà 

Như đã đề cập ở trên, test nhanh giang mai có chính xác không, điều này phụ thuộc vào chất lượng que và cách thực hiện. Vì thế, khi sử dụng que test nhanh giang mai, người bệnh lưu ý cần làm đúng theo hướng dẫn sau từ chuyên gia:

 Bước 1: Mở hộp đựng que test để kiểm tra bên trong có đầy đủ bộ dụng cụ test nhanh gồm khay đựng mẫu thử, kim chích, khăn tẩm cồn, ống lấy mẫu máu, lọ chứa dung dịch, ống hút dịch, băng cá nhân và que test không. Nếu không thiếu dụng cụ nào thì bạn có thể bắt đầu làm test nhanh giang mai.

✜ Bước 2: Đầu tiên, bạn cần vận động cơ thể nhẹ nhàng để máu huyết được lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm ngón tay lấy máu vào trong nước ấm để dễ dàng thực hiện hơn. 

Nên chờ khoảng 15 phút rồi mới đọc kết quả trên que test 

Nên chờ khoảng 15 phút rồi mới đọc kết quả trên que test 

✜ Bước 3: Cẩn thận xé bao đựng dụng cụ xét nghiệm rồi đặt que test lên mặt phẳng sạch sẽ, khô ráo. Sau đó tháo nắp kim chích ra, rồi tẩm cồn vào khăn khử trùng để sát khuẩn đầu ngón tay chuẩn bị lấy mẫu máu. 

✜ Bước 4: Đặt ngón tay lấy mẫu máu lên vị trí cố định để đầu ngón tay không bị lệch khi châm. Tiếp theo, bạn hãy dùng kim đâm dứt khoát lên đầu ngón tay sao cho thấy máu rỉ ra là được. 

✜ Bước 5: Dùng ống đựng hứng mẫu máu cho đến khi thấy chạm vạch kẻ. Tiếp đến bạn hãy nhỏ mẫu máu vào nơi đựng mẫu xét nghiệm, sau đó lấy ống hút dung dịch dẫn máu từ ống đựng đến nơi đựng thanh xét nghiệm. 

✜ Bước 6: Chờ trong khoảng 15 phút rồi đọc kết quả hiển thị trên que test.

Nếu que test hiển thị 1 vạch đỏ ở vị trí C thì có nghĩa là bạn không bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Còn que test hiển thị 1 vạch ở vị trí C và 1 vạch tại vị trí SYP, tương ứng với kết quả dương tính, tức là bạn đang mang mầm bệnh truyền nhiễm trong người. 

Ngoài ra, trên que test nhanh xét nghiệm giang mai có thêm vạch HIV. Nếu xuất hiện vạch tại vị trí ngày có nghĩa bạn bị nhiễm đồng thời bệnh giang mai và HIV. Lúc này, để đảm bảo kết quả chính xác hơn, bạn hãy nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế làm các xét nghiệm chuyên sâu theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Qua các thông tin hỏi đáp: test nhanh giang mai có chính xác không, hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích và thực hiện xét nghiệm cho kết quả chuẩn xác nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi tới Hotline: 037.891.5690 để được chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương giải đáp cặn kẽ và hỗ trợ tận tình.