Virus HPV là tác nhân chính khiến bệnh sùi mào gà hình thành và phát triển. Loại virus này cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên một số bệnh ung thư ở nam và nữ giới. Chính vì thế mà những người nhiễm bệnh sùi mào gà đều thắc mắc là sùi mào gà có gây bệnh ung thư không? Cùng hỏi đáp: sùi mào gà có gây ung thư không với các chuyên gia của phòng khám Đa khoa Thái Dương qua bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về sùi mào gà là bệnh gì? 

Sùi mào gà hay bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục là căn bệnh do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra ở cả nam và nữ giới. Đặc điểm nhận dạng bệnh đó là sự xuất hiện của các u nhú, nốt mụn, có thể là mụn cóc hoặc vết sần sùi tựa như hoa súp lơ. 

Bởi vì con đường lây nhiễm bệnh là quan hệ tình dục không an toàn nên các nốt mụn thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục của nam và nữ. Trong một số trường hợp do quan hệ bằng miệng cho nên họ bị bệnh ở xung quanh miệng.

Bệnh sùi mào gà hình thành và khởi phát là do virus HPV gây nên

Bệnh sùi mào gà hình thành và khởi phát là do virus HPV gây nên

Ngoài ra, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như quần lót, khăn tắm, bàn chải đánh răng,… hoặc tiếp xúc vết thương hở của người bệnh đều có khả năng lây nhiễm virus HPV gây sùi mào gà. Trong quá trình mang thai, mẹ bị nhiễm HPV có thể lây truyền sang con thông qua nước ối, cuống rốn hoặc tiếp xúc lúc sinh thường.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bệnh sùi mào gà tiến triển như thế nào?

Để biết sùi mào gà có gây ung thư không thì bạn cần nắm rõ về giai đoạn tiến triển của căn bệnh này. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, bệnh sùi mào gà tiến triển qua 5 giai đoạn với những triệu chứng, biểu hiện khác nhau:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh là thời kỳ đầu tiên được tính từ khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể cho đến lúc xuất hiện một số nốt sùi nhỏ ở vị trí nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở mỗi người sẽ khác nhau nhưng thường kéo dài từ 2 – 9 tháng. 

Trong giai đoạn ủ bệnh, virus HPV chỉ mới xâm nhập và bắt đầu tấn công các tế bào nên chưa thành bệnh. Chính vì thế, người bệnh rất khó phát hiện triệu chứng bệnh để tiến hành điều trị kịp thời. 

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn khởi phát bệnh sùi mào gà hay còn được gọi là giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này, người bệnh bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng khó chịu do virus HPV gây nên. Cụ thể:

  • Mụn cơm, mụn cám xuất hiện kèm theo triệu chứng ngứa ngáy nhưng không gây đau đớn.

  • Mỗi lần đi tiểu đều cảm thấy đau rát, tiểu khó, một vài trường hợp đi tiểu ra máu. Nếu bị sùi mào gà ở hậu môn người bệnh sẽ gặp tình trạng đi đại tiện khó khăn, có máu lẫn trong phân. 

  • Xuất hiện các u nhú mọc đơn độc hoặc thành từng cụm nhỏ. Những nốt u nhú này có màu hồng, đỏ hoặc xám tùy thuộc vào độ “già” của nốt sùi. 

  • Với bệnh nhân nữ thường xuất hiện các nốt sùi ở mép hoặc bên trong âm đạo, vùng hậu môn, niệu đạo, thậm chí là cổ tử cung. 

  • Với bệnh nhân nam thường thấy các nốt sùi ở thân dương vật, bao quy đầu, hậu môn, vùng bìu và niệu đạo.

Ngoài ra, các nốt sùi mào gà còn có thể xuất hiện ở chân, tay, quanh miệng, trên mắt,… tùy vào vị trí tiếp xúc với virus HPV. 

Bệnh sùi mào gà dễ tái phát lại nếu người bệnh không chú ý áp dụng biện pháp phòng tránh

Bệnh sùi mào gà dễ tái phát lại nếu người bệnh không chú ý áp dụng biện pháp phòng tránh

Giai đoạn phát triển

Để có thể xem là giai đoạn bùng phát của bệnh sùi mào gà thì các triệu chứng bệnh rõ ràng hơn. Người bệnh cũng sẽ thấy mọc nhiều nốt sùi với kích thước to.

  • Xuất hiện các u nhú phát triển mạnh, nốt sùi phát triển to tầm hạt ngô hoặc hạt đỗ. Hình dạng các nốt sùi giống hệt như mào gà hay hoa súp lơ.

  • Nếu chạm hoặc cọ xát mạnh vào các nốt sùi có thể vỡ ra gây chảy mủ và máu. 

  • Các nốt sùi phát triển to thành cụm mọc lởm chởm và thô nhám. Một số bệnh nhân có thể quan sát sự phát triển của các nốt sùi nhanh chóng và rõ rệt chỉ sau 1 đêm. 

  • Người bệnh có cảm giác đau nhức dữ dội, đi đại tiện khó khăn, nếu các nốt sùi vỡ ra sẽ lở loét và rất lâu nhanh. 

  • Các nốt sùi có màu sắc khác nhau nhưng khi tiết dịch sẽ có mùi hôi vô cùng khó chịu. 

Giai đoạn biến chứng

Ở giai đoạn này nguy cơ viêm loét, bội nhiễm chống lắp gây các hiện tượng rỉ máu, chảy mủ có mùi hôi. Triệu chứng khác thường gặp trong giai đoạn này là ngứa ngáy thường xuyên, đau rát, viêm nhiễm và khó chịu. Cơ quan sinh dục có nguy cơ nhiễm cao trong giai đoạn này gây viêm bao quy đầu, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo,… Vậy, bệnh sùi mào gà có gây ung thư không là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh.

Giai đoạn tái phát 

Sùi mào gà có thể tái phát nếu người bệnh tiếp tục duy trì hay lặp lại những nguyên nhân gây bệnh như quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh còn có thể tái phát triên bệnh nhân mắc sùi mào gà nhưng chưa được điều trị triệt để, dứt điểm, có đề kháng yếu. Khi sùi mào gà tái phát lại thì các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn trong giai đoạn đầu. 

Xem thêmHỏi đáp: Virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

[Chuyên gia tư vấn] Sùi mào gà có gây ung thư không?

Đối với thắc mắc sùi mào gà có gây ung thư không, các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính gây bệnh là do virus HPV.  Và theo nghiên cứu thì có hơn 100 chủng virus HPV với khoảng 40 chủng lây lan qua đường tình dục gây ra bệnh nguy hiểm ở người.

Trong số đó, có hai chủng virus là HPV 16 và HP 18 có khả năng gây ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hầu họng và hậu môn,… Ngoài ra, chủng HPV 6 và HPV 11 cũng gây ra nhiều bệnh phổ biến nhưng không tiến triển thành ung thư. 

Như vậy, sùi mào gà có gây ung thư không, không phải ai mắc bệnh cũng có thể tiến triển thành ung thư và ngược lại. Tuy nhiên, khi nhiễm virus HPv nói chung có liên quan mật thiết đến chuyển dạng và ung thư. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 90% chuyển dạng và ung thư cổ tử cung liên quan đến type HPV nguy cơ cao bao gồm: HPV 16, HPV 18, HPv 26, HPV 31, HPV 33, HPV 35,… 

Bệnh sùi mào gà nếu không điều trị sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Bệnh sùi mào gà nếu không điều trị sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Về cơ chế gây bệnh ung thư của HPV, các nhà khoa học cho rằng, sau khi sáp nhập vào bộ gen tế bào ký chủ thì vùng gen E6, E7 điều kiện tổng hợp Protein E6, E7. Các Protein này gắn kết và vô hiệu hóa chức năng của Protein điều hòa tăng trưởng tế bào pRb dẫn đến sự phân chia tế bào liên tục một cách bất thường và hậu quả là hình thành ung thư. 

Bởi vậy, trong quá chẩn đoán và điều trị sùi mào gà, các bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định người bệnh thực hiện loại xét nghiệm có khả năng xác định type HPV để kịp thời phát hiện nguy cơ chuyển dạng ung thư. 

Trên thực tế, bằng mắt thường không thể xác định chắc chắn tổn thương sùi mào gà là ung thư lành tính hay ác tính. Các  tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư có thể cùng tồn tại và phát triển cùng các tổn thương sùi mào gà dẫn đến chẩn đoán nhầm lẫn bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên, các dấu hiệu tổn thương ác tính bao gồm tổn thương sùi mào gà dễ chảy máu, lở loét hoặc có dấu hiệu xâm lấn. Trong trường hợp này cần thực hiện sinh thiết để khẳng định chẩn đoán bệnh. 

Hy vọng qua các thông tin hỏi đáp: sùi mào gà có gây ung thư không đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm của căn bệnh xã hội này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hay có nhu cầu đặt lịch hẹn khám, bạn có thể liên hệ đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám Đa khoa Thái Dương để được các chuyên gia y tế giải đáp cặn kẽ và hỗ trợ tận tình.