Hỏi đáp: Làm sao để búi trĩ thụt vào?
Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn là dấu hiệu bệnh trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng cần phải điều trị ngay. Vậy, làm cách nào để có thể nhét búi trĩ vào bên trong? Và sa búi trĩ điều trị bằng phương pháp nào hiệu quả? Cùng hỏi đáp: làm sao để búi trĩ thụt vào với các chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương qua bài viết sau đây.
Sa búi trĩ là như thế nào?
Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ lòi ra bên ngoài, sa xuống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc vận động mạnh.
Búi trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn - trực tràng, khiến cho khu vực này bị phình to. Ban đầu, các búi trĩ chỉ là những khối thịt thừa nhỏ, khi phát triển nặng sẽ phình lên và sa hẳn ra bên ngoài hậu môn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Triệu chứng sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy rõ sau một thời gian chảy máu ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Chúng gây khó khăn khi đi vệ sinh, ngứa ngáy hậu môn và có thể gây nhiễm trùng, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn - trực tràng khi không được xử lý kịp thời.
Tình trạng sa búi trĩ có nguy hiểm không?
Tình trạng sa búi trĩ nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh:
Những biến chứng nguy hiểm của tình trạng sa búi trĩ lâu ngày
● Cơ thể bị thiếu máu: Khi tình trạng sa búi trĩ và đi ngoài ra máu tươi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh. Có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, da xanh xao, sức khỏe suy giảm,...
● Tắc tĩnh mạch: Các búi trĩ phát triển to gây chèn ép lên mạch máu khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, tế bào hậu môn không được cung cấp đủ máu và oxi, diễn ra lâu ngày có thể khiến vùng hậu môn bị hoại tử.
● Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ khi bị sa ra ngoài hậu môn sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây đau đớn, vướng víu và khó chịu cho người bệnh. Hoạt động đẩy phân ra ngoài bị cản trở sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thải chất bẩn khỏi cơ thể, từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy khó lường.
● Hoại tử búi trĩ: Tình trạng sa búi trĩ rất khó để đẩy vào bên trong ống hậu môn, nếu hiện tượng này không được khắc phục đến viêm nhiễm, hoại tử rất nguy hiểm. Vì thế, làm sao để búi trĩ thụt vào là vấn đề được nhiều người bị trĩ đặc biệt quan tâm.
● Nhiễm trùng máu: Đây là một biến chứng nguy hiểm của tình tra sa nghẹt búi trĩ lâu ngày. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là xuất huyết, áp xe hậu môn, ổ mủ tích tụ thâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng, đe dọa tới tính mạng người bệnh./
Xem thêm: Hướng dẫn các bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả
Làm sao để búi trĩ thụt vào trong?
Khi có dấu hiệu sa búi trĩ, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa sớm để được bác sĩ khám, chẩn đoán tính trạng bệnh và đưa ra hướng chữa trị tối ưu. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cấp bách quá đau đớn do búi trĩ sa ra ngoài mà chưa kịp thăm khám thì người bệnh có thể tự nhét búi trĩ vào trong hậu môn. Vậy, cụ thể làm sao để búi trĩ thụt vào trong?
Dưới đây là cách nhét búi trĩ vào trong ống hậu môn tại nhà:
➔ Bước 1: Vệ sinh sạch tay và hậu môn
Người bệnh hãy vệ sinh tay và hậu môn thật sạch sẽ, nên ngâm hậu môn trong nước ấm (có thể pha thêm một ít muối) rồi dùng khăn mềm lau khô. Cần cắt móng tay ngắn để tránh gây tổn thương cho vùng da hậu môn.
Người bệnh có thể dùng tay nhẹ nhàng nhét búi trĩ vào trong ống hậu môn
➔ Bước 2: Nhẹ nhàng nhét búi trĩ vào trong hậu môn
Dùng tay nhẹ nhàng đẩy búi trĩ vào bên trong ống hậu môn. Lưu ý, khi búi trĩ căng phồng sa ra ngoài thì không được đẩy ép búi trĩ từ bên ngoài mà cần luồn ngón tay vào trong ống hậu môn rồi từ từ ép nhẹ búi trĩ nhằm làm cho nó xẹp lại (vì búi trĩ là một bọc mạch chứa đầy máu, nếu bị ép sẽ xẹp lại), sau đó mới nhẹ nhàng đẩy búi trĩ vào trong.
➔ Bước 3: Kết thúc thao tác nhét búi trĩ
Khi búi trĩ đã được đẩy vào trong, người bệnh hãy rút ngón tay ra và khép chặt hậu môn khoảng vài phút rồi mới đứng dậy đi nhẹ nhàng để tránh búi trĩ lại sa ra ngoài.
Các phương pháp điều trị sa búi trĩ hiệu quả
Sau khi đã thực hiện theo cách làm sao để búi trĩ thụt vào đề cập ở trên thì người bệnh nhanh chóng đi khám và điều trị. Bởi sa búi trĩ là dấu hiệu bệnh trĩ đang chuyển biến sang giai đoạn nặng, càng để lâu càng gây ra nhiều tai biến khó lường.
Dựa vào tình trạng sa búi trĩ, cấp độ bệnh trĩ mà bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Cụ thể:
Phương pháp chữa sa búi trĩ nội khoa
Người trường hợp bị sa búi trĩ cấp độ 1, cấp độ 2 thường được bác sĩ chỉ điều trị bằng các loại thuốc uống hoặc dạng kem bôi. Tác dụng chủ yếu của thuốc là chống viêm, giảm phù nề, giảm đau, ngứa ngáy, làm bền thành mạch và co búi trĩ.
Các loại thuốc thường phát huy tác dụng khá nhanh, người bệnh có thể cảm nhận hiệu quả tức thì sau 1 - 2 liều dùng. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp điều trị bệnh trĩ có tính bền vững. Thậm chí có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng phủ tạng và làm suy nhược cơ thể.
Phương pháp chữa sa búi trĩ ngoại khoa
Phẫu thuật cắt búi trĩ là phương án điều trị bệnh cuối cùng, thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ 3, cấp độ 4 và có biến chứng. Lúc này, phương pháp điều trị nội khoa thường không mang lại hiệu quả khả quan và người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện theo cách làm sao để búi trĩ thụt vào?
Khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và không co lại được bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật
Những phương pháp chữa sa búi trĩ được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
✜ Thắt dây chun: Bác sĩ dùng vòng cao su nhỏ thắt búi trĩ lại và sau khoảng 3 - 4 ngày búi trĩ sẽ hoại tử. Phương pháp điều trị sa búi trĩ này tuy hiệu quả nhưng tùy vị trí trĩ mới thực hiện được. Bởi có một số trường hợp vị trí thắt có nguy cơ gây xuất huyết, nhiễm trùng, lở loét.
✜ Chích xơ: Bác sĩ sẽ sử dụng cồn 700 tiêm trực tiếp vào gốc các búi trĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện tiêm liên tục để ngăn chặn máu chảy vào búi trĩ. Khi nguồn dinh dưỡng không có sẽ khiến cho các búi trĩ dần teo nhỏ và tự rụng.
✜ Quang đông hồng ngoại: Đây là phương pháp kết hợp giữa quang động và tia hồng ngoại, dùng sức nóng làm cho các mô trĩ đông lại để tạo sẹo xơ, giảm lượng máu lưu thông đến búi trĩ, đồng thời cố định búi trĩ vào ống hậu môn.
✜ Phẫu thuật bằng phương pháp HCPT: Thủ thuật này sử dụng sóng điện cao tần có nhiệt độ từ 70 - 80 độ C để làm đông và thắt nút các mạch máu lưu thông đến búi trĩ ngoại, sau đó dùng dao điện cắt bỏ tận gốc búi trĩ.
✜ Cắt búi trĩ bằng phương pháp PPH: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng kẹp PPH để siết chặt búi trĩ cùng phần niêm mạc hậu môn ở phía trên đường lược rồi cắt bỏ chúng.
✜ Thắt động mạch trĩ (HAL): Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng kỹ thuật siêu âm để xác định vị trí của các mạch máu lưu thông vào búi trĩ. Sau đó, tiến hành khâu thắt chứng để ngăn không cho máu vận chuyển đến nuôi búi trĩ, khiến chúng dần teo lại.
Trên đây là những thông tin hỏi đáp: làm sao để búi trĩ thụt vào và phương pháp điều trị sa búi trĩ như thế nào? Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh trĩ, biện pháp chữa trị bệnh hiệu quả hay muốn đặt lịch hẹn khám sớm nhất tại phòng khám Đa khoa Thái Dương, bạn có thể gọi tới Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia hỗ trợ và hướng dẫn tận tình.