Hậu môn bị sưng phồng hầu hết các trường hợp là vô hại nhưng vẫn có một số bệnh lý đường tiêu hóa có biểu hiện này. Đi kèm với hiện tượng sưng phồng hậu môn thường là cảm giác ngứa ngáy và bỏng rát. Vậy, nguyên nhân gây sưng phồng hậu môn là gì? Xử lý ra sao? Tình trạng này đã được chúng tôi tham vấn cũng như hỏi đáp: hậu môn bị sưng phồng phải làm sao cùng với các bác sĩ chuyên khoa và chia sẻ cụ thể trong bài viết sau đây, mời bạn đọc tham khảo!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hậu môn bị sưng phồng là tình trạng như thế nào?

Hậu môn bị sưng phồng là tình trạng một hoặc cả hai bên hậu môn bị sưng kèm theo cảm giác nóng rát gây khó chịu cho người bệnh. Đây là một loại bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nhiễm trùng hậu môn. Ở một số trường hợp ghi nhận, hậu môn bị sưng phồng do ảnh hưởng từ những bệnh lý khác sẽ kèm theo cơn đau vùng bụng dưới, tiết dịch bất thường, máu hoặc hoặc mủ ở hậu môn. 

Đường tiêu hóa là một hệ thống gồm nhiễm cơ quan rỗng được nối với nhau trong một ống dài và xoăn từ miệng đến hậu môn. Những cơ quan thuộc hệ tiêu hóa bao gồm: miệng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già và hậu môn.

Hậu môn bị sưng phồng thường kèm theo triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn

Hậu môn bị sưng phồng thường kèm theo triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn

Trong đó, hậu môn là cơ quan nằm ở vị trí cuối cùng của đường tiêu hóa và sau trực tràng. Hậu môn gồm ống hậu môn, hang hậu môn, van hậu môn và đầu vú hậu môn. Cơ quan trực tràng nối với hậu môn bằng ống hậu môn và đây cũng là đường mà trực tràng chuyển phân qua ống hậu môn đến hậu môn, sau đó rời khỏi cơ thể. Bên trong hậu môn có các tuyến, mô, mạch máu và dây thần kinh rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. 

Thực tế, nguyên nhân gây sưng phồng hậu môn rất đa dạng và những triệu chứng bệnh cũng tùy thuộc vào từng tác nhân đó. Nhưng các triệu chứng thường gặp khi bị sưng hậu môn đó là:

  • Một hoặc cả hai bên hậu môn có dấu hiệu sưng phồng.

  • Cảm giác ấm hoặc đau buốt mỗi khi đi vệ sinh.

  • Có cảm giác bỏng rát thường xuyên ở vùng hậu môn.

  • Ngứa ngáy xung quanh hậu môn kéo dài.

  • Thường xuyên xuất hiện những cơn đau dữ dội bất thường.

  • Tiết dịch ở hậu môn, một số trường hợp còn chảy mủ và máu.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân nào khiến hậu môn bị sưng phồng?

Theo các chuyên gia, mặc dù tình trạng hậu môn bị sưng phồng gây ra bởi nhiều lý do khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân đến từ các bệnh lý ở hậu môn trực tràng. Vậy, cụ thể hậu môn bị sưng là dấu hiệu của bệnh gì? Và hậu môn bị sưng phồng phải làm sao?

Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng sưng phồng ở hậu môn: 

Quan hệ qua đường hậu môn

Hậu môn bị sưng có thể là do hoạt động quan hệ tình dục bằng đường hậu môn. Chính những va chạm của hoạt động tình dục đã làm cho vùng da ở lỗ và ống hậu môn bị tổn thương. Điều này càng dễ xảy ra khi quan hệ với những động tác thô bạo hoặc có sử dụng công cụ hỗ trợ. Không những thế, sự va chạm khi quan hệ còn làm tổn thương vùng da ở hậu môn và gây trầy xước, chảy máu, viêm nhiễm,… 

Viêm ống hay vùng da quanh hậu môn

Thực chất viêm ống hậu môn không phải là bệnh lý mà chỉ là tổn thương xảy ra ở niêm mạc ống hậu môn. Đây thường là hệ quả của việc ăn quá nhiều đồ cay nóng làm gia tăng acid dạ dày. 

Các loại acid hay mảng thức ăn còn sót lại trong phân được đào thải ra ngoài có thể va chạm với niêm mạc lỗ hậu môn, ống hậu môn. Quá trình va chạm này gây ra tình trạng viêm niêm mạc trong hậu môn. Người bị viêm ống hậu môn dễ có triệu chứng hậu môn bị sưng phồng kèm hiện tượng chảy dịch hoặc máu khi đi đại tiện. 

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng phần rìa của ống hậu môn bị trầy xước, rách hoặc lở loét khiến người bệnh cảm thấy đau rát, ngứa và sưng ở hậu môn, có thể kèm theo tình trạng chảy máu. Triệu chứng điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn là sưng phồng hậu môn và thường xuất hiện sau khi đi đại tiện.

Đối với những bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn, sở dĩ vùng này bị sưng lên là do sự ma sát của phân trong quá trình đi đại tiện, nhất là khi táo bón khiến phân khô cứng cọ xát vào vết rách sẵn có ở niêm mạc hậu môn. Ngoài ra, người bị nứt kẽ hậu môn cũng sẽ bị ngứa ngáy hậu môn, có vết nứt hoặc lớp da thừa quanh hậu môn,… 

Hậu môn bị sưng phồng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý

Hậu môn bị sưng phồng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý

Rò hậu môn

Đây là một dạng của nhiễm trùng ở hậu môn, làm xuất hiện một đường hầm thông nối tuyến nhiễm trùng với các vùng da khác xung quanh lỗ hậu môn và hậu môn. Thường những trường hợp mắc bệnh lý này là biến chứng của áp xe hậu môn. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sưng và kích thích, đau đớn, ngứa ngáy ở hậu môn, rò rỉ phân đi qua phần lỗ hậu môn,… 

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ xuất hiện là hệ quả của sự gia tăng áp lực phía trong tĩnh mạch của hậu môn và trực tràng. Nếu bị trĩ huyết khối thì người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn, hậu môn bị sưng phồng khiến việc vệ sinh hậu môn và đi đại tiện gặp nhiều khó khăn.

Áp xe hậu môn

Hiện tượng nhiễm trùng hậu môn kèm mủ được gọi là áp xe hậu môn. Hệ thống dây thần kinh và mô của hậu môn vốn đã rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng nên khi các tuyến hậu môn bị tắc nghẽn sẽ khiến hậu môn bị nhiễm trùng. Nếu tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng và có mủ xung quanh thì gọi là áp xe hậu môn.

Người mắc bệnh áp xe hậu môn  thường xuyên bị đau và sưng phồng ở hậu môn. Ngoài ra, họ cũng sẽ xuất hiện một số biểu hiện lâm sàng khác như nổi u quanh hậu môn, sốt,… 

Mắc bệnh Crohn

Crohn là bệnh viêm ruột xuyên thành mãn tính chủ yếu do viêm hốc hoặc áp xe hậu gây ra. Căn bệnh này tác động đến phần ruột kết và hồi tràng rồi sinh ra các triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng, sưng phồng hậu môn, bụng mềm, có chấn thương hoặc khối u ở trong bụng,… 

Ung thư hậu môn

Những người mắc bệnh ung thư hậu môn rất dễ bị sưng hoặc nổi khối u ở hậu môn. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư hậu môn có gặp các triệu chứng khác như: ống hậu môn bị đau, xuất huyết hậu môn, chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở hậu môn,… 

Xem thêm: Hậu môn bị lồi thịt không đau là biểu hiện của bệnh gì?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chuyên gia tư vấn: Hậu môn bị sưng phồng phải làm sao?

Tình trạng hậu môn bị sưng phồng khiến cho người bệnh khó chịu, sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn, bất tiện và ảnh hưởng đến công việc. Lúc này, hậu môn bị sưng phồng phải làm sao là điều mà người bệnh quan tâm nhất. Theo các chuyên gia, khi gặp tình trạng bị sưng hậu môn, người bệnh hãy:

Đi khám và điều trị sớm

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sưng phồng hậu môn. Muốn tìm ra nguyên nhân cụ thể và hậu môn bị sưng phồng phải làm sao thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để bác sĩ khám, kiểm tra và tư vấn cách xử lý hiệu quả. 

Trong quá trình thăm khám, dựa vào những triệu chứng lâm sàng cùng kết quả của một số kiểm tra, xét nghiệm cần thiết mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân như: sử dụng thuốc bôi hậu môn, can thiệp phẫu thuật,… Các kiểm tra thường được chỉ định bao gồm: nội soi trực tràng, nội soi hậu môn, nội soi đại tràng sigma,… 

Khi gặp tình trạng hậu môn bị sưng phồng người bệnh nên đi khám sớm

Khi gặp tình trạng hậu môn bị sưng phồng người bệnh nên đi khám sớm

Chú ý chăm sóc tại nhà

Hậu môn bị sưng phồng phải làm sao, bên cạnh tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh cần lưu ý và thực hiện các điều sau:

  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi đại tiện và quan hệ tình dục. 

  • Bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, bí ngô, cà rốt, xà lách, bưởi, táo, cam, quýt,… để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hệ bài tiết hoạt động tốt hơn.

  • Tạo thói quen đi vệ sinh lành mạnh như: ngồi đại tiện đúng cách, không xem điện thoại, không hút thuốc lá, không chơi game,… khi đi vệ sinh. Bởi những thói quen xấu này có thể khiến hậu môn trực tràng căng giãn quá mức, gây sưng, viêm, đau rát, chảy mủ,… 

  • Thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng, tuyệt đối không nên ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu một chỗ.

  • Hạn chế làm những công việc quá sức mình như khiêng, vác, chơi thể thao mạnh,… vì sẽ khiến vùng hậu môn trực tràng chịu sức ép lớn, bị tổn thương và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống.

Qua những thông tin hỏi đáp: hậu môn bị sưng phồng phải làm sao, mong rằng sẽ giúp bạn đọc biết cách xử lý hiệu quả khi gặp tình trạng sưng hậu môn, từ đó ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Nếu còn lo lắng, thắc mắc gì về hiện tượng sưng hậu môn hay muốn đặt lịch khám bệnh, bạn hãy nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi trực tiếp tới Hotline: 037.891.5690 của phòng khám Đa khoa Thái Dương. Các chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ và hỗ trợ chu đáo đến bạn.