Ngoài những biện pháp ngừa thai truyền thống như uống thuốc tránh thai, đặt vòng, sử dụng bao cao su,… thì cấy que tránh thai ở tay đang được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Vậy, tác dụng của que cấy tránh thai ở tay như thế nào? Và que cấy tránh thai có an toàn cho sức khỏe hay không? Cùng hỏi đáp: cấy que tránh thai có an toàn không với các bác sĩ sản khoa của phòng khám Đa khoa Thái Dương thông qua bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cơ chế hoạt động của que cấy tránh thai ra sao?

Que cấy tránh thai chính là một thanh nhựa nhỏ có chứa nội tiết tố Levonorgestrel hay Etonogestrel và sẽ được bác sĩ cấy dưới cánh tay không thuận của nữ giới. Thủ thuật này diễn ra khá nhẹ nhàng, nhanh chóng và chị em chỉ có cảm giác như có một que tăm dưới cánh tay.

Cơ chế hoạt động của que cấy tránh thai là nội tiết có chứa trong que sẽ tác động làm ức chế sự rụng trứng, đồng thời làm mỏng niêm mạc tử cung và khiến cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại, chính vì thế mà tinh trùng rất khó để bơi vào tử cung gặp trứng. 

Biện pháp cấy que tránh thai cho hiệu quả ngừa thai từ 3 - 5 năm

Biện pháp cấy que tránh thai cho hiệu quả ngừa thai từ 3 – 5 năm

Thông thường, sau khi thực hiện thủ thuật khoảng 24 tiếng, que cấy tránh thai sẽ phát hiện tác dụng và có hiệu quả ngừa thai trong khoảng 3 – 5 năm hay cũng có thể lây hơn, tùy thuộc vào loại que mà nữ giới lựa chọn. Trong thời gian cấy que tránh thai, nữ giới không cần sử dụng thêm phương pháp ngừa thai khác. 

Khi nào nên cấy que tránh thai ở tay tốt nhất?

Chỉ cần chắc chắn không mang thai thì chị em nữ giới có thể thực hiện cấy que tránh thai. Nhưng thời điểm thích hợp nhất để cấy que tránh thai là trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong 5 ngày sau sảy thai.

Nếu nữ giới sử dụng biện pháp này trong khoảng thời gian đó thì que tránh thai sẽ phát huy tác dụng sau khi cấy 24 giờ. Tuy nhiên, nếu chị em cấy que vào một thời điểm khác, thuốc tránh thai sẽ có tác dụng trong vòng 7 ngày sau khi thực hiện thủ thuật. Trong khoảng thời gian này, nữ giới cần chú ý dùng biện pháp ngừa thai khác nếu có phát sinh quan hệ tình dục để đảm bảo hiệu quả của que cấy. 

Còn đối với phụ nữ sau sinh con, nếu không cho con bú thì có thể tiến hành cấy que tránh thai trong vòng 21 ngày. Nhưng nếu đang cho con bú thì thời điểm thích hợp nhất là 6 tuần sau sinh. Tuy nhiên, cấy que chỉ được thực hiện trong trường hợp mẹ bỉm sữa không thể thực hiện các biện pháp phòng tránh thai khác. 

Xem thêm: Nên đặt vòng hay cấy que tránh thai sẽ hiệu quả hơn?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

[Bác sĩ tư vấn] Phương pháp cấy que tránh thai có an toàn không?

Mặc dù cấy que tránh thai có tỷ lệ ngừa thai đạt 99% và thời hạn sử dụng lâu nhưng nhiều chị em vẫn lo lắng về mức độ an toàn của biện pháp này. Vậy, biện pháp cấy que tránh thai có an toàn không? Có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới không?

Về vấn đề cấy que tránh thai có an toàn không, các bác sĩ sản khoa cho biết, cấy que tránh thai là biện pháp phù hợp cho những chị em không sử dụng được thuốc ngừa thai có chứa Estrogen, an toàn với cả phụ nữ đang cho con bú, người bị tiểu đường, tăng huyết áp và từ 40 tuổi trở lên. 

Hơn nữa, cấy que tránh thai cũng ưu việt hơn phương pháp đặt vòng trong tử cung vì có thể làm giảm những biến chứng như viêm nhiễm vùng sinh dục, tụt vòng, lệch vòng gây có thai ngoài ý muốn, giảm lượng máu lưu thông, đau bụng kinh và không làm ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng cũng như khả năng sinh sản về sau.

Cấy que tránh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau 

Cấy que tránh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau 

Khi nào muốn sinh con trở lại, nữ giới chỉ cần thực hiện thủ thuật tháo que cấy tránh thai là có thể lập tức mang thai bình thường. Hơn 90% phụ nữ rụng trứng trở lại sau khoảng 3 – 4 tuần kể từ khi tháo que cấy tránh thai. 

Tuy nhiên, sau cấy que tránh thai, nữ giới có thể gặp phải một số tác dụng phụ nữ:

Rong kinh

Mức độ tác dụng phụ này ở mỗi nữ giới có thể khác nhau. Một số trường hợp có thể bị chảy máu vùng kín nhưng với lượng máu ít và không đều. Nếu ở những đầu cấy que, hiện tượng rong kinh với lượng ít thì nữ giới không cần lo lắng vì tình trạng này bình thường. Nhưng nếu bị rong kinh kéo dài, nữ giới không nên chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời. 

Vô kinh

Trái với rong kinh, một số nữ giới lại gặp phải tình trạng bị vô sinh sau cấy que tránh thai. Điều này là do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố bên trong cơ thể nữ giới. Bên cạnh đó, chị em còn có thể gặp một số biểu hiện như nổi nhiều mụn, nám da, rối loạn kinh nguyệt. Những hiện tượng này sẽ dần kết thúc khi nội tiết tố trong cơ thể ổn định trở lại.

Ngứa

Khi cấy que tránh thai, nữ giới có thể gặp phải tình trạng ngứa ngáy hoặc dị ứng da tại chỗ cấy que. Đây là một trong những tác dụng phụ của biện pháp tránh thai ngày nhưng không quá nghiêm trọng. Sau cấy que khoảng 1 – 2 ngày, triệu chứng ngứa ngáy sẽ hết. Trong trường hợp bị sưng đau, chảy mủ,… kéo dài thì nữ giới nên đến gặp bác sĩ sẽ kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp. 

Tăng cân

Thuốc có trong que cấy tránh thai làm thay đổi nội tiết tố của nữ giới và sẽ làm nguyên nhân khiến chị em bị tăng cân, tuy nhiên mức độ tăng cân rất thấp và không đáng lo ngại. Trường hợp tăng cân liên tục, tăng cân một cách mất kiểm soát thì nữ giới nên đến cơ sở y tế để tiến hành tháo que và lựa chọn biện pháp tránh thai khác an toàn hơn. 

Giảm ham muốn tình dục

Sau cấy que tránh thai nữ giới có thể không còn mặn nồng với chuyện chăn gối, nguyên nhân một phần là do sự thay đổi nội tiết tố khiến âm đạo tiết ra ít chất nhầy hơn, âm đạo khô rát gây đau khi quan hệ. Và một phần là do các tác dụng phụ của que cấy tránh thai gây mệt mỏi, khiến tâm trạng chị em thấy thường, dễ cáu gắt, khó chịu, dẫn đến ham muốn tình dục suy giảm. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những trường hợp không nên thực hiện cấy que tránh thai

Tuy cấy que tránh thai có an toàn không là có và sở hữu nhiều ưu điểm nhưng không phải ai cũng phù hợp. Dưới đây là những trường hợp không nên thực hiện biện pháp cấy que tránh thai:

Những nữ giới mắc bệnh về nội tiết, huyết áp không nên cấy que tránh thai

Những nữ giới mắc bệnh về nội tiết, huyết áp không nên cấy que tránh thai

 Phụ nữ mắc các bệnh về nội tiết tố, tim mạch, huyết áp không nên sử dụng vì que cấy tránh thai có chứa nội tiết. 

✜ Bệnh nhân ung thư cũng nên thông báo trước với bác sĩ chuyên khoa về tình hình bệnh của mình để được nhận những lời khuyên phù hợp.

✜ Phụ nữ có tiền sử chảy máu âm đạo bất thường hoặc gặp phải tình trạng rối loạn chức năng gan, mắc bệnh ung thư vú, đột quỵ, bệnh lý tuyến giáp… cũng nên trao đổi với bác sĩ trước khi cấy que tránh thai. 

✜ Những người đang trong thời kỳ mang thai hoặc nghi ngờ về khả năng có thai. 

✜ Những người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị các bệnh lý như lao, động kinh, HIV và một vài thuốc kháng sinh khác không nên thực hiện cấy que ngừa thai bởi chúng sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. 

Hy vọng những thông tin hỏi đáp: cấy que tránh thai có an toàn không sẽ giúp chị em hiểu hơn về biện pháp ngừa thai này. Đây là một phương pháp tránh thai hiện đại, hiệu quả tối ưu, tiện lợi và thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên, cấy que cũng tồn tại một số hạn chế, vì thế khi quyết định thực hiện biện pháp này thì nữ giới nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. 

Và hãy đến phòng khám Đa khoa Thái Dương ở Đồng Nai với hệ thống thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để nhận được dịch vụ y tế tốt nhất. Liên hệ qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< nếu chị em còn thắc mắc gì về phương pháp cấy que tránh thai hay muốn đặt lịch hẹn khám tại phòng khám.