[Hỏi đáp] Áp xe hậu môn có tái phát không?
Một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm đến sau khi điều trị áp xe hậu môn môn đó là bệnh có tái phát không? Về vấn đề này chúng tôi đã tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa và giải đáp cụ thể áp xe hậu môn có tái phát không đến bạn đọc trong bài viết sau đây.
Tìm hiểu về áp xe hậu môn là bệnh gì?
Áp xe hậu môn là một trong những tình trạng khá phổ biến ở đường hậu môn, áp xe hậu môn có những biểu hiện tương đối dễ nhận biết. Cụ thể, dấu hiệu thường thấy của áp xe hậu môn là xung quanh hậu môn bị sưng to, đau, sờ nắn thấy khối sưng cứng, căng tức khiến người bệnh bị đau đớn và khó chịu.
Khối sưng có thể tấy đỏ nếu tình trạng áp xe hậu môn chuyển biến nặng. Do khối áp xe có thể nằm sâu bên trong nên rất khó phát hiện. Người bệnh đôi khi chỉ thấy đau nhói ở bên trong hậu môn, bị ớn lạnh hoặc sốt cao.
Bệnh áp xe hậu môn có thể tìm thấy ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Dựa vào vị trí và các triệu chứng khác nhau mà áp xe hậu môn được chia thành 5 loại cơ bản sau:
-
Áp xe chậu hông trực tràng.
-
Áp xe tại lớp niêm mạc.
-
Áp xe ở dưới da.
-
Áp xe giữa cơ thắt ở vùng hậu môn.
-
Áp xe ở hố ngồi trực tràng.
Dấu hiệu nhận biết bị áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn cũng khá phổ biến nhưng trĩ hoặc các bệnh lý ở hậu môn trực tràng. Do đó, người bệnh rất dễ nhầm lẫn trong việc nhận biết bệnh áp xe hậu môn. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ càng, người bệnh có thể phát hiện mắc bệnh sớm thông qua một số dấu hiệu như:
Nhận biết bị áp xe hậu môn qua dấu hiệu nào?
Vùng bị viêm sưng kèm đỏ ửng
Một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất khi bị bệnh áp xe hậu môn là một số điểm hoặc vùng da xung quanh hậu môn bị sưng lên, có màu đỏ và trơn nhẵn. Theo thời gian, các điểm, vùng viêm nhiễm sẽ sưng to và lan rộng ra.
Đau
Kèm với triệu chứng sưng tấy, đỏ ửng, vùng bị viêm còn khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và vô cùng khó chịu. Càng để lâu, các cơn đau càng tăng cao, khiến người bệnh không chỉ mệt mỏi mà còn gặp khó khăn trong việc đi lại.
Ngứa ngáy
Các tế bào viêm tăng sinh, lượng mủ bên ngoài và dịch nhầy bên trong ngày càng nhiều làm cho ổ viêm luôn trong tình trạng ẩm ướt, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy thường xuyên.
Chảy mủ hậu môn
Sau một thời gian hình thành và phát triển, các ổ áp xe sẽ bắt đầu vỡ ra, làm dịch mủ bên trong tràn ra ngoài, phát tác vi khuẩn đến những vùng lân cận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây kích ứng, viêm nhiễm ngoài da ở người bệnh. Đặc biệt, sau khi các ổ áp xe vỡ ra, tùy vào kích cỡ ổ áp xe mà hình thành nên những lỗ rò to nhỏ khác nhau.
Bên cạnh những triệu chứng lâm sàng kể trên, khi bị áp xe hậu môn người bệnh còn bị sốt (tùy theo lượng dịch tiết ra mà người bệnh có thể bị sốt cao từ 37 - 40 độ), cơ thể mệt mỏi, ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ, chán ăn, sức đề kháng suy giảm…
Đâu là nguyên nhân gây áp xe hậu môn?
Muốn phòng chống bệnh hiệu quả thì người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn bên cạnh tìm hiểu về áp xe hậu môn có tái phát không? Theo chia sẻ từ chuyên gia y tế, bệnh áp xe hậu môn có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân như:
Do hệ miễn dịch kém
Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng có nguy cơ bị áp xe hậu môn cao. Nguyên nhân là do cấu tạo hậu môn của trẻ chưa hoàn thiện cùng với hệ miễn dịch chưa đủ khả năng chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng nên dễ bị viêm nhiễm vùng hậu môn và hình thành áp xe hậu môn.
Viêm hậu môn kéo dài
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất làm xuất hiện hiện tượng áp xe hậu môn trực tràng. Tình trạng viêm nhiễm có thể hình thành do vệ sinh không sạch sẽ, thực hiện một số thủ thuật liên quan đến vùng hậu môn cùng với sức đề kháng cơ thể suy giảm. Càng để lâu ngày, các ổ viêm càng tăng sinh, tích mủ tạo ra ổ áp xe hậu môn.
Đâu là nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn?
Quan hệ tình dục thiếu an toàn
Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn là con đường dễ dàng nhất làm lây nhiễm các bệnh lý nguy hiểm. Chưa kể, việc quan hệ này còn khiến đường hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng, viêm nhiễm và gây áp xe nhanh chóng.
Biến chứng sau phẫu thuật ở vùng hậu môn
Những ca phẫu thuật nhỏ ở hậu môn trực tràng như: cắt búi trĩ, phẫu thuật polyp hậu môn… nếu thực hiện trong điều kiện không đảm bảo vô trùng kỹ càng, an toàn có thể hình thành nên các ổ viêm, tích tụ mủ bên trong.
Ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ gây ra các tác dụng phụ gây ngứa ngáy hậu môn hoặc mô xung quanh. Nếu không can thiệp sớm các ổ viêm nhiễm sẽ nhanh chóng hình thành và gây áp xe hậu môn.
Bên cạnh đó, áp xe hậu môn thường được tìm thấy ở những người từng bị viêm ruột thừa, viêm đại tràng, đái tháo đường…
Xem thêm: Cách chăm sóc sau mổ áp xe hậu môn
Bác sĩ tư vấn: Áp xe hậu môn có tái phát không?
Trước khi đi vào vấn đề áp xe hậu môn có tái phát không thì cùng tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh áp xe hậu môn phổ biến hiện nay. Theo đó, cách duy nhất được áp dụng để chữa bệnh áp xe hậu môn đó là phẫu thuật tháo mủ.
Còn với những trường hợp nặng, khối áp xe lớn và nằm sâu bên trong thì người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật tháo mủ với mức độ và quy mô lớn hơn.Phẫu thuật giúp tháo mủ, làm sạch ổ viêm nhiễm ở hậu môn. Sau đó, người bệnh cần tiếp tục nằm viện theo dõi và chữa trị bằng thuốc kháng sinh để đề phòng tình trạng nhiễm trùng.
Bệnh áp xe hậu môn có thể tái phát trở lại sau điều trị
Trở lại vấn đề áp xe hậu môn có tái phát không, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, áp xe hậu môn có thể tái phát trở lại nếu như phẫu thuật không triệt để hoặc chăm sóc vùng hậu môn không đúng cách khiến tình trạng viêm, nhiễm trùng, mưng mủ không khỏi hoàn toàn.
Do vậy, người bệnh cần lựa chọn điều trị áp xe hậu môn tại cơ sở y tế uy tín. Đồng thời, tuân thủ liệu trình điều trị đúng cách và đủ thời gian theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, người bệnh cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật và phòng ngừa áp xe hậu môn tái phát lại.
Các phòng ngừa bệnh áp xe hậu môn hiệu quả
Sau khi đã nắm rõ áp xe hậu môn có tái phát không thì bạn đừng bỏ qua những hướng dẫn từ chuyên gia sau đây về việc phòng ngừa bệnh áp xe hậu môn:
-
Đối với tất cả mọi người: Nên có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Đồng thời, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đường hậu môn, ngăn ngừa các điều kiện để vi khuẩn, nấm men tấn công vào vùng này. Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
-
Đối với trẻ nhỏ: Cần giữ vùng tã luôn sạch sẽ, khô thoáng, nên thay tã thường xuyên để tránh bị hăm tã. Đồng thời, điều chỉnh chế độ ăn uống giúp bé không bị đầy hơi, táo bán vì tình trạng này có thể gây nứt kẽ hậu môn và viêm nhiễm hậu môn.
-
Đối với người cao tuổi: Do hệ cơ đường hậu môn trực tràng lỏng lẻo, dễ bị các bệnh đường hậu môn nên cần theo dõi sức khỏe và khám bệnh thường xuyên. Nếu có bất cứ dấu hiệu nhẹ về đường hậu môn thì nên đi thăm khám ngay lập tức.
Qua những thông tin chia sẻ ở bài viết đã giúp bạn đọc nắm rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và áp xe hậu môn có tái phát không? Nếu còn thắc mắc gì về áp xe hậu môn hay muốn đặt lịch khám bệnh, vui lòng gọi vào Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương hỗ trợ một cách tận tình và miễn phí.