Giải đáp: Những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ

Giải đáp: Những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ

Xếp hạng: 4.7 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

Do thói quen sinh hoạt, ăn uống và tính chất công việc mà ngày càng có nhiều người mắc bệnh trĩ. Tình trạng này có thể xảy ra ở người già, nhân viên bán hàng, người làm việc văn phòng phải ngồi lâu một chỗ,... Và cũng bởi vì tâm lý xấu hổ, e ngại khi gặp bác sĩ nên mọi người đều âm thầm chịu đựng các triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra. Do đó, thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về căn bệnh khó nói này và giải đáp: những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ đến bạn đọc. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Khái phát về bệnh trĩ là gì?

Trĩ là cấu trúc bình thường tại ống hậu môn, cấu trúc này xuất hiện từ lúc đứa bé mới chào đời. Khi bị bệnh thì cấu trúc của trĩ chuyển biến thành trạng thái bệnh lý do những yếu tố cơ học gây giãn, làm lỏng lẻo các hệ thống giá đỡ dẫn đến tình trạng sa nghẹt búi trĩ, giãn mạch đồng thời chảy máu ở hậu môn. 

Dựa vào vị trí búi trĩ hình thành mà bệnh được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp với những triệu chứng đặc trưng riêng. Cụ thể:

Trĩ nội

Trĩ nội được hình thành và phát triển ở ống hậu môn. Lúc này trực tràng bị giãn quá mức và có hiện tượng căng phồng to, không gây đau đớn cho người bệnh vì ở đây không có nhiều dây thần kinh cảm giác. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ có kích thước nhỏ và hình khối. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, các búi trĩ nội cũng lớn lên và sa ra ngoài hậu môn.

Búi trĩ nội nằm bên trong hậu môn nên khó sờ và nhìn bằng mắt được

Búi trĩ nội nằm bên trong hậu môn nên khó sờ và nhìn bằng mắt được

Người bệnh cần quan sát các biểu hiện ban đầu như không thoải mái, cảm giác khó chịu khi đi đại tiện và đặc biệt là đôi khi xuất hiện máu ở hậu môn. Tiếp đến, sau một thời gian, người bệnh cảm nhận được búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. 

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại không xuất hiện bên trong trực tràng mà là ở xung quanh hậu môn, do đó làm cho người bệnh rất khó chịu, đau đớn, ngứa ngáy và gây chảy máu. Nếu búi trĩ có máu bị đọng lại sẽ dẫn đến tình trạng trĩ huyết khối với những triệu chứng nặng hơn. 

Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp được hiểu là mắc đồng thời cả hai dạng trĩ nội và trĩ ngoại. Đây là loại bệnh trĩ rất phức tạp và nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến từ trĩ nội cấp độ 3 và 4 gây nên tình trạng sa búi trĩ từ trong ra ngoài hậu môn.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ là do đâu?

Nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì là một trong những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ. Bởi, tìm hiểu về nguyên nhân gây trĩ là vô cùng cần thiết trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chủ yếu là do:

 Thói quen sinh hoạt hoặc đặc thù công việc: Những người làm công việc phải đứng lâu hay ngồi yên một chỗ, ít vận động, mang vác nặng,... là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ tương đối cao.

● Táo bón lâu ngày: Tình trạng táo bón kéo dài khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Táo bón khiến người bệnh phải rặn nhiều tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn, theo thời gian làm giãn nở cơ vòng thắt hậu môn, gây ra tình trạng trĩ. 

● Thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống không hợp lý như thường xuyên ăn các món cay nóng, uống nhiều bia rượu, uống ít nước, ăn quá ít thực phẩm chứa chất xơ là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. 

● Mang thai: Các mẹ bầu khi mang thai cũng rất dễ mắc bệnh trĩ. Bởi khi thai nhi phát triển lớn tạo áp lực lên tĩnh mạch gây hạn chế lưu thông máu xuống tĩnh mạch chủ dưới. Hơn nữa, khi mang thai, các mẹ bầu rất dễ bị táo bón, đồng thời lúc sinh con động tác rặn vô tình làm giãn nở cơ vòng hậu môn gây nên trĩ.

Xem thêmHỏi đáp: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ khi không điều trị

Trong những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ thì bệnh trĩ có nguy hiểm không là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết người bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh trĩ không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mà còn tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không phát hiện bệnh trĩ sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng như:

Gây thiếu máu, nhiễm trùng máu

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ là tình trạng đi đại tiện ra máu tươi. Ban đầu, lượng máu chảy ra rất ít, thường lẫn trong phân hay dính trên giấy vệ sinh nên người bệnh không chú ý đến. Tuy nhiên, sau một thời gian, lượng máu mất đi càng nhiều, thậm chí máu có thể chảy liên tục và phun thành tia. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu máu với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hay ốm vặt,... 

Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

Sa nghẹt búi trĩ

Các búi trĩ khi phát triển với kích thước lớn sẽ gây ra hiện tượng sa nghẹt búi trĩ khiến người bệnh khó đi đại tiện, luôn cảm thấy đau đớn dữ dội khi đi ngoài hoặc vận động mạnh. Ngoài ra, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể khiến búi trĩ bị nứt và chảy máu, gây nên tình trạng nhiễm trùng. 

Tắc mạch búi trĩ

Tắc mạch búi trĩ là tình trạng các mạch máu ở bên trong búi trĩ hình thành những cục máu đông khiến quá trình lưu thông máu gặp nhiều khó khăn, gây đau rát hậu môn dữ dội. Ở người mắc bệnh trĩ ngoại, tình trạng tắc mạch khiến vùng da rìa hậu môn xuất hiện các khối phồng nhỏ, căng cứng, có màu xanh, khi sờ vào cảm thấy đau rát. 

Còn ở người bị bệnh trĩ nội, tắc mạch gây đau và cộm ở hậu môn, tuy nhiên búi trĩ hình thành ở bên trong hậu môn nên các triệu chứng không thể sờ thấy như trĩ ngoại. 

Hoại tử búi trĩ

Viêm nhiễm búi trĩ lâu ngày sẽ lan rộng và làm tổn thương niêm mạc dưới cũng như xung quanh hậu môn, gây áp xe hậu môn - trực tràng, từ đó có thể dẫn đến hoại tử. Tình trạng hoại tử không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau rát ở hậu môn dữ dội mà còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: thiếu máu, lở loét hậu môn, thủng thực tràng,... 

Gây bệnh về da

Khi búi trĩ phát triển với kích thước lớn và sa xuống hậu môn thì nguy cơ mắc các bệnh về da tương đối cao. Nguyên nhân là khi sa ra ngoài, búi trĩ liên tục tiết dịch nhầy khiến cho vùng da xung quanh hậu môn bị kích thích, lâu ngày dẫn đến các bệnh lý về da. 

Rối loạn chức năng co thắt

Bệnh trĩ gây ra những ảnh hưởng tới hoạt động co thắt ở vùng hậu môn. Theo đó, những cơ quan của hậu môn bị xâm lấn và cản trở sẽ khiến việc đại tiện của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, người bệnh bị mất tự chủ trong việc đi vệ sinh. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ 

Ngoài những thắc mắc kể trên, trong những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ nhất không thể bỏ qua: 

Bệnh trĩ có di truyền hay không?

Nhiều người nghĩ rằng, cha mẹ bị bệnh trĩ thì nguy cơ con sẽ mắc phải bệnh lý này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì trĩ không phải là căn bệnh di truyền. Sự trùng hợp nếu có chủ yếu bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh giống nhau giữa cha mẹ và con cái. 

Bệnh trĩ có lây không? 

Về bản chất của bệnh, trĩ không phải là căn bệnh hình thành do sự xâm nhập của các tác nhân như tạp khuẩn, nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng,... Nó là kết quả của sự phình to của đám rối tĩnh mạch bên trong hậu môn. Những tác động của yếu tố bên ngoài chỉ góp một phần nhỏ để bệnh hình thành và phát triển nặng hơn.

Trĩ không phải là bệnh lý di truyền và lây truyền từ người sang người

Trĩ không phải là bệnh lý di truyền và lây truyền từ người sang người

Như vậy, trĩ có lây không có thể khẳng định rằng đây hoàn toàn không phải là bệnh lý có khả năng truyền nhiễm dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả sinh hoạt tình dục. Vì thế, người bị bệnh trĩ hãy yên tâm sống thoải mái, không cần lo lắng đến nguy cơ mình lây truyền bệnh cho mọi người xung quanh. 

Mắc bệnh trĩ có mang thai được không?

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu, bệnh trĩ còn gây tác động đến sự phát triển của thai nhi. Theo đó, khi mẹ gặp mắc bệnh trĩ thì những chất có hại, thừa thãi sẽ khó có thể đào thải ra môi trường bên ngoài, tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của bé. 

Hơn nữa, những chất khó đào thải đó sẽ ở lại bên trong bụng mẹ, thông qua màng ối và đi vào cơ thể thai nhi. Lúc này, cơ thể thai nhi còn khá yếu, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện mà phải chống lại những chất có hại đến khi sinh ra cơ thể bé yếu ớt và rất dễ bị ốm đau. Chính vì thế mà mắc bệnh trĩ có mang thai được không là thắc mắc nằm trong top đầu những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ

Các bác sĩ sản khoa cho biết, nguy cơ gặp phải những tác hại kể trên đối với thai nhi là cực kỳ nhỏ nếu mẹ bầu có một chế độ thai kỳ hợp lý và khoa học, đặc biệt là thực hiện khám thai định kỳ. Vì thế, người mắc bệnh trĩ hoàn toàn có thể mang thai bình thường. 

Trên đây là các thông tin giải đáp: những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ, mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh khó nói này. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh trĩ hay bất kỳ vấn đề liên quan đến sức khỏe khác, bạn có thể gọi tới Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám Đa khoa Thái Dương để được các chuyên gia y tế hỗ trợ chu đáo. 


Từ khóa:

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ, những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ, bệnh trĩ có lây không, bệnh trĩ có di truyền không, bệnh trĩ có nguy hiểm không

Bài viết liên quan
Nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi

11-12-2019
Tâm lý chung của hầu hết những người mắc bệnh nứt kẽ hậu môn là mong muốn nhanh...

Hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ khác nhau như thế nào?

13-12-2022
Trĩ là căn bệnh thường hay gặp ở độ tuổi, nếu bệnh không được phát hiện và...

Chảy máu hậu môn nhưng không đau là do đâu?

23-08-2023
Chảy máu ở hậu môn nhưng không đau dễ xảy ra khi bị táo bón kéo dài nhưng nó cũng là...

Nứt kẽ hậu môn sau cắt trĩ phải làm sao?

11-12-2019
Khi thực hiện bất cứ một thủ thuật ngoại khoa nào, bệnh nhân đều có khả năng gặp...