Đường kính lưỡng đỉnh là một chỉ số rất quan trọng có trong kết quả siêu âm thai. Thông qua chỉ số này, các bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được sự phát triển của trẻ cũng như giúp đoán trước cân nặng và kích thước của bé lúc chào đời. Cùng tìm hiểu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi theo tuần chuẩn nhất trong bài viết sau.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh (viết tắt là BPD) là đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất (tính từ trán ra sau gáy) của hộp sọ thai nhi hoặc có thể hiểu đơn giản chính là đường kính đầu của em bé.

Trong siêu âm thai, đường kính lưỡng đỉnh được sử dụng vào việc ước lượng trọng lượng của thai, tính tuổi thai nhi, đồng thời cũng là một chỉ số để đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi.

Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh bắt đầu đo thông qua hình ảnh siêu âm khi thai nhi đủ 13 tuần tuổi cho đến khi thai 20 tuần là tốt nhất. Phần đầu của trẻ trong thời điểm này đang phát triển rất nhanh. Nếu để thai đã phát triển lớn mới đo đường kính lưỡng đỉnh thì độ chính xác sẽ không cao nữa.

Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi theo tuần là một chỉ số rất quan trọng trong siêu âm thai

Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?

Đường kính lưỡng đỉnh trung bình của thai nhi bắt đầu tính từ tuần thứ 13 – 40 của thai kỳ khoảng 88 – 100mm, trung bình là 94 mm.

Nếu chỉ số này nhỏ hơn mức bình thường, có khả năng thai nhi chậm phát triển hoặc phần đầu của thai nhi phẳng hơn so với bình thường. Ngược lại, nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi theo tuần quá lớn thì khả năng thai nhi có phần đầu lớn, có thể gây trở ngại khi sinh thường, đặc biệt là những mẹ lần đầu sinh con. Nguyên nhân đường kính lưỡng đỉnh to và những chỉ số khác đều vượt so với mức thông thường có thể là tiểu đường thai kỳ của người mẹ. Nếu thai quá to, bác sĩ sẽ khuyến khích sinh mổ để an toàn.

Nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh không nằm trong mức chuẩn, người mẹ sẽ được tiến hành siêu âm một lần nữa hoặc thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra sâu hơn để chắc chắn về sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, ngoài chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi thì bác sĩ sẽ kết hợp với các chỉ số khác như: chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng… để đưa ra đánh giá về mức độ phát triển của thai nhi một cách chính xác, nhất là sự phát triển của não bộ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bảng chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi theo tuần

Đặc điểm phát triển của mỗi thai nhi khác nhau. Các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng nếu chỉ số siêu âm của con mình không tương ứng với những mẹ bầu khác. Cùng tham khảo chỉ số thai nhi theo tuần dưới đây:

Tuổi thai (tuần) Đường kính lưỡng đỉnh (mm) Tuổi thai (tuần) Đường kính lưỡng đỉnh (mm)
13 21 27 68
14 25 28 71
15 29 29 73
16 32 30 76
17 36 31 78
18 39 32 81
19 43 33 83
20 46 34 85
21 50 35 87
22 53 36 89
23 56 37 90
24 59 38 92
25 62 39 93
26 65 40 94

Làm sao để đường kính lưỡng đỉnh phát triển bình thường?

Mẹ bầu ăn uống hợp lý để đường kính lưỡng đỉnh phát triển bình thường

  • Khi có thai, mẹ bầu cần ăn cân đối chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin (rau củ quả). Nên tập trung tăng cường nhiều hơn chất đạm để thai nhi phát triển tốt.
  • Khám thai đúng lịch và quản lý thai đầy đủ.
  • Bổ sung chất sắt để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
  • Bổ sung canxi để phòng loãng xương cho mẹ, cung cấp đủ canxi để bé phát triển xương và chiều cao.
  • Bổ sung vitamin tổng hợp cho mẹ bầu để giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Tiêm phòng uốn ván cho mẹ và bé khi thai từ 20 tuần tuổi trở lên.
  • Nếu siêu âm thấy đường kính lưỡng đỉnh nhỏ nên nhờ bác sĩ tư vấn ăn gì để tăng đường kính lưỡng đỉnh.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi theo tuần chuẩn nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn chi tiết hơn.