Hội chứng ruột kích thích hay hội chứng đại tràng kích thích tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khá nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào hiệu quả?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Thông tin sơ lược về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích gồm một nhóm rối loạn chức năng đường tiêu hóa mãn tính, thường xuyên tái phát. Đây là căn bệnh khá phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh là 15 – 20%, chủ yếu xảy ra trong độ tuổi từ 40 – 60 và phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh hơn nam giới. Đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng hội chứng ruột kích thích nhưng một số yếu tố có thể gây bệnh là ăn uống không điều độ, stress, nhiễm trùng ruột,…

Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh

Khi mắc bệnh này, người bệnh thường gặp phải triệu chứng như đau bụng ít nhất 1 ngày mỗi tuần trong vòng 3 tháng, số lần đi đại tiện thay đổi, hình dạng phân thay đổi, tiểu khó, tiểu gấp, rối loạn kinh nguyệt, đau lưng, đau cơ, nhức đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, trầm cảm, chóng mặt, hen phế quản, đau ngực,…

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào hiệu quả?

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị hội chứng ruột kích thích dễ tăng nhu động ruột hơn so với người bình thường. Các triệu chứng của bệnh thường xuyên tái phát, kéo dài trong nhiều năm. Việc chữa trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu tập trung vào việc làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể là:

Liệu pháp tâm lý

Để có phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả, bác sĩ điều trị cần tạo được sự tin tưởng với người bệnh. Dưới đây là một vài lưu ý rất quan trọng:

  • Biết lắng nghe, trấn an người bệnh, giải quyết những lo lắng, băn khoăn, muộn phiền của người bệnh.
  • Bác sĩ cần giải thích rõ ràng, tường tận cho người bệnh về bệnh sinh, bệnh sử tự nhiên của hội chứng ruột kích thích rằng đây không phải bệnh có tổn thương thực thể tại ruột mà đây là bệnh lành tính nhưng mãn tính, có những đợt triệu chứng bệnh xuất hiện rầm rộ nhưng có đợt bệnh không có triệu chứng.
  • Giải thích cho người bệnh biết về hướng điều trị bệnh là tập trung kiểm soát các triệu chứng của bệnh và có thể không thể trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích nhưng sẽ giúp làm giảm cảm giác đau đớn, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.

Điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào?

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Khi bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh nên chú ý tới chế độ ăn uống như sau:

  • Hạn chế thức ăn không dung nạp, thức ăn khó tiêu, gây tiêu chảy và đau bụng như bánh ngọt nhiều bơ, khoai, sắn, đồ uống nhiều đường, đồ uống có ga, thức ăn để lâu, được bảo quản không tốt, hoa quả nhiều đường, chất kích thích…
  • Nếu bị táo bón, người bệnh cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, rau quả tươi, tránh ăn các thức ăn khô, nước mắm, đồ ăn nhiều gia vị,… vì chúng có thể gây táo bón.
  • Hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh căng thẳng, tăng cường vận động, tập thể dục, đi bộ buổi sáng,…
  • Luyện tập thói quen đi đại tiện một lần trong ngày vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.

Dùng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích

Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt như nói trên nhưng không cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thì người bệnh cần phải tiến hành điều trị bằng thuốc. Tùy từng triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp như thuốc chống co thắt, thuốc chống táo bón, thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống đầy hơi hay thuốc an thần.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào? Mọi thắc mắc liên quan hãy gọi về số Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ miễn phí nhé.