Đi đại tiện ra máu là tình trạng không hiếm gặp. Nhưng nếu hiện tượng này diễn ra nhiều lần và kéo dài thì bạn tuyệt đối không được chủ quan vì đây chính là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy, cụ thể đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đi đại tiện ra máu hiệu quả. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách nhận biết tình trạng đi đại tiện ra máu

Đi ngoài ra máu là tình trạng trong phân có lẫn máu, máu có thể lẫn trong phân từ đầu bãi cho đến cuối bãi. Thông thường, máu lẫn trong phân sẽ có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc hồng tươi. Có thể lượng máu không nhiều nên rất khó nhận biết, song vẫn thấy màu sắc đặc trưng trên giấy. 

Đại tiện ra máu là như thế nào?

Đại tiện ra máu là như thế nào?

Có không ít trường hợp khó phát hiện hơn do máu có màu đen lẫn trong phân, nguyên nhân là vì máu chảy trước đó và lưu trữ lâu trong đường tiêu hóa, khiến chứng bị oxy hóa và mất dần màu đỏ đặc trưng khi ra ngoài cùng phân. 

Nếu là do táo bón thì hiện tượng này có thể tự khỏi khi thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đi đại tiện ra máu kéo dài, liên tục kèm theo nhiều triệu chứng sức khỏe khác thì cần hết sức lưu ý, vì có thể nguyên nhân là do bệnh lý nguy hiểm.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu nguyên nhân đi ngoài ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đi ngoài ra máu, nhưng thường gặp nhất phải kể đến là do:

Rò ống tiêu hóa

Vì nhiễm khuẩn hoặc nguyên nhân nào đó làm xuất hiện lỗ rò giữa hậu môn và da hoặc trực tràng và hậu môn, từ đó dẫn đến hiện tượng dịch tiêu hóa, mủ cùng máu bị rò ra ngoài lẫn với phân.

Mắc bệnh trĩ

Trĩ là một trong các bệnh lý khá phổ biến hiện nay và cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đi ngoài ra máu thường gặp. Nguyên nhân gây bệnh trĩ rất đa dạng như: lười uống nước, ăn ít chất xơ, bị stress kéo dài, táo bón mãn tính, rặn mạnh khi đi vệ sinh, ngồi một chỗ quá lâu… Bệnh trĩ dễ xuất hiện hơn ở phụ nữ đang mang thai hoặc người điều trị cần dùng thuốc trong thời gian dài.

Polyp đại trực tràng

Polyp do sự tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc đại trực tràng hình thành, đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót đại trực tràng sẽ gây hiện tượng kích ứng, viêm nhiễm và chảy máu. 

Đi ngoài ra máu là bị bệnh gì?

Đi ngoài ra máu là bị bệnh gì?

Viêm túi thừa

Túi thừa là một bất thường xảy ra khi hình thành ruột kết bị phồng to lên và xuất hiện chủ yếu ở đoạn đại tràng sigma. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hiện vẫn chưa được xác định rõ, song viêm túi thừa liên quan mật thiết với chế độ ăn uống ít rau củ quả, chất xơ…

Trong quá trình tiêu hóa, túi thừa có thể bị cọ xát dẫn đến hiện tượng chảy máu, máu sẽ đi ra ngoài cùng phân. Hiện tượng chảy máu có thể kéo dài liên tục hoặc xảy ra gián đoạn, khi túi thừa không được cắt bỏ sớm thì nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng vẫn tồn tại. 

Sa trực tràng

Sa trực tràng khác với bệnh trĩ nhưng thường dễ bị nhầm lẫn do các triệu chứng của hai bệnh khá giống nhau. Đặc điểm nhận biết là sa trực tràng thường xuất hiện ở người cao tuổi, gây nên tình trạng đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới. Bệnh sa trực tràng cần tiến hành trị liệu sớm để tránh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Viêm dạ dày ruột

Hầu hết các trường hợp bị viêm dạ dày ruột là do vi khuẩn, một số trường hợp do virus. Không chỉ gây đi ngoài ra máu, khi bị viêm dạ dày ruột người bệnh còn thấy phân lẫn nhiều chất nhầy. 

Viêm đại trực tràng 

Đại tràng là đoạn cuối của ống tiêu hóa, phần nằm gần hậu môn nhất được gọi là trực tràng, đây cũng là vị trí dễ bị viêm nhiễm và chảy máu nhất. Nguyên nhân gây viêm đại trực tràng khá đa dạng như: nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, bệnh crohn, hội chứng kích thích ruột, táo báo, quan hệ bằng đường hiệu môn…

Lây nhiễm bệnh tình dục

Quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn khiến bạn có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có vi khuẩn gây viêm trực tràng, viêm hậu môn, dẫn đến tình trạng chảy máu. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hầu hết đều rất khó chữa khỏi hoàn toàn và dễ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản. 

Ung thư đại tràng

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng, khi tế bào bất thường sinh trưởng ở đây và hình thành nên các khối u. Tình trạng viêm, tổn thương niêm mạc đại tràng dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu. Không ít trường hợp bị ung thư đại tràng phát triển từ những khối polyp.

Ngoài đi đại tiện ra máu, bệnh ung thư đại tràng còn gây ra những triệu chứng khác như: đau bụng, táo bón thường xuyên, thay đổi thói quen đi đại tiện, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, buồn nôn, người mệt mỏi, sụt cân đột ngột…

Xem thêm: Nước tiểu màu vàng đậm cảnh báo điều gì?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nên làm gì khi bị đi ngoài ra máu?

Khi nhận thấy có máu lẫn trong phân và tình trạng này kéo dài liên tục thì người bệnh nên:

Đến cơ sở y tế thăm khám sớm

Như đã đề cập ở trên, phần lớn các nguyên nhân gây nên tình trạng đi ngoài ra máu là do bệnh lý. Vì thế, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để bác sĩ thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân và xây dựng phác đồ trị liệu thích hợp nhất. 

Mỗi nguyên nhân gây đi ngoài ra máu có cách điều trị khác nhau

Mỗi nguyên nhân gây đi ngoài ra máu có cách điều trị khác nhau

Đi ngoài ra máu nên ăn gì tốt?

Để cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu và phòng tránh bệnh tái phát, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao thường và bổ sung các loại thực phẩm sau vào khẩu phần ăn hàng ngày:

✔ Những loại thực phẩm mềm

Khi bị đi ngoài ra máu, đường ruột của người bệnh thường rất yếu. Vì thế, người bệnh nên ăn những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp… để giúp hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi, không làm việc quá sức. 

✔ Thực phẩm dồi dào chất xơ

Táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng đi đại tiện ra máu. Do đó, để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm dồi dào chất xơ như: khoai lang, bầu, bí, đu đủ, bưởi, thanh long, các loại đậu…để giúp nhuận tràng và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Việc hấp thụ đủ chất xơ qua chế độ ăn uống còn làm cho phần mềm và giúp đi đại tiện dễ dàng hơn. 

✔ Thực phẩm giàu Magie

Magie là một khoáng chất rất quan trọng, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa, hỗ trợ tăng cường nhu động ruột và kích thích đại tràng hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, người bị đi ngoài ra máu nên ăn nhiều thực phẩm giàu magie như: rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt…

✔ Thực phẩm nhiều Vitamin C

Vitamin C được biết đến với chức năng chống oxy hóa mạnh mẽ và có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như: thanh nhiệt, giải độc, tăng sức đề kháng. Ngoài ra, Vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn, do đó người bị rách niêm mạc trực tràng, chảy máu hậu môn nên ăn nhiều những loại thực phẩm giàu Vitamin C như chanh, bưởi, ổi, mận, kiwi… 

✔ Thực phẩm chứa nhiều Rutin 

Lúa mạch, kiều mạch, gạo lứt, cam, bưởi… là những loại thực phẩm chứa nhiều rutin. Đây là một hợp chất cho tác dụng chống oxy hóa và tăng sức bền của tĩnh mạch cực kỳ tốt. Do đó, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo người bị suy yếu tính mạch, đi ngoài ra máu, bị tổn thương niêm mạc… nên bổ sung thực phẩm dồi dào rutin vào chế độ ăn uống hàng ngày.

 Thực phẩm giàu Probiotic

Probiotic là những lợi khuẩn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa ở đường ruột hiệu quả. Cụ thể, Probiotic giúp tăng nhu động ruột và làm mềm phần, từ đó cải thiện tình trạng bị táo bón. Chất Probiotic thường có nhiều trong các món ăn lên men như kim chi, cải chua, sữa chua…

Như vậy, đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh gì? Đây là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu chậm trễ điều trị sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe. Vì thế, khi bị đi đại tiện ra máu kèm theo triệu chứng bất thường khác, người bệnh hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám càng sớm càng tốt.

Nếu còn thắc mắc nào về hiện tượng đi đại tiện ra máu, vui lòng liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương thông qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ nhanh chóng và chu đáo nhất.