Trong thời gian mang thai, nếu bà bầu mắc phải căn bệnh nào đó thì chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con, điển hình như tiểu đường thai kỳ. Vì thế, thai phụ cần quan tâm theo dõi sức khỏe, thăm khám thai định kỳ và đừng bỏ qua những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ bầu cần lưu ý được chia sẻ ở bài viết dưới đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ chính là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao khi có thai. Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu) và tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối) của thai kỳ. 

Bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn mất dấu hiệu sau khi mẹ bầu sinh con. Còn nếu bệnh chưa hết thì lúc này mẹ mắc bệnh tiểu đường type 2.  

Nguyên nhân mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là do đâu?

Nhiều người thường cho rằng bệnh tiểu đường thai kỳ hình thành do bà bầu bị thừa cân và ăn uống quá nhiều đồ ngọt. Về cơ bản thì có thể hiểu là như vậy nhưng để biết chính xác hơn thì cần làm xét nghiệm tìm ra nguyên nhân. 

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu rất cao về chế độ dinh dưỡng, dẫn đến việc nạp vào cơ thể quá nhiều dưỡng chất, trong đó có đường. Bình thường, cơ thể sẽ tự điều tiết lượng Insulin để giải quyết lượng đường tăng cao nhưng không phải bất kỳ thể chất mẹ bầu nào cũng có thể làm được điều này. 

Trong khi đó, vào thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra những loại nội tiết tố cần cho sự phát triển của bào thai nhưng lại vô tình gây ra một số tác động xấu tới Insulin. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và rối loạn chuyển hóa Glucose trong cơ thể, từ đó gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Chế độ ăn uống là nguyên nhân thường gặp khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn uống là nguyên nhân thường gặp khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao

Đa số thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều có đặc điểm là bị béo phì, thừa cân trước và trong thời gian mang thai. Để hạn chế căn bệnh này và phòng tránh xuất hiện dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, nữ giới nên giảm cân, duy trì cân nặng ổn định, xây dựng chế độ ăn uống trước và khi đang mang thai. 

Bên cạnh đó, tuổi tác cũng được đánh giá là yếu tố tác động tới khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ ngoài 30 tuổi khi mang thai có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường. 

Nếu nữ giới từng gặp phải tình trạng này trong lần mang thai trước hoặc có người thân trong gia đình từng bị tiểu đường type 2 thì khả năng bị tiểu đường thai kỳ là không hề thấp.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào?

Có thể nói, bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện và trị liệu kịp thời sẽ để lại nhiều tác hại khó lường đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Đối với mẹ bầu

Sức khỏe của bà bầu bị đe dọa nặng nề bởi bệnh đái tháo đường, thai phụ có thể đối mặt với một số vấn đề như: nhiễm trùng đường tiết niệu, huyết áp cao… Những hiện tượng này hết sức nguy hiểm, nếu như không được kiểm soát kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến tình trạng sinh non, đa nối, trầm trọng hơn tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu. 

Về lâu dài, bệnh còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ, đặc biệt thai phụ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 sau sinh con. Không những vậy, trong những lần mang thai tiếp theo, nữ giới có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tương đối cao. 

Đối với thai nhi

Căn bệnh này không chỉ đe dọa tới sức khỏe của người mẹ mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nhìn chung, trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ chịu nhiều ảnh hưởng nghiệm trọng nhất tới sự phát triển về thể chất và trí tuệ.

Trong đó, một số vấn đề mà thai nhi có thể trải qua nếu như người mẹ có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là: mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh vàng da, bệnh lý chuyển hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh… Đặc biệt, căn bệnh này cũng là nguyên nhân khiến cho thai nhi phát triển quá lớn và tăng trưởng thanh hơn so với bình thường. Đây không phải là điều tốt cho thai nhi, vì thế các mẹ bầu cần lưu ý về vấn đề này. 

Nghiêm trọng hơn, nhiều bé sau khi sinh ra đã tử vong ngay, nếu không thì trẻ có thể bị rối loạn tâm thần, khả năng vận động suy giảm nặng nề.

Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối điển hình

Tiểu đường thai kỳ thương không có các triệu chứng điển hình giống như những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Đa phần những trường hợp bị tiểu đường thai kỳ được phát hiện thông qua xét nghiệm tiểu đường khi đi khám thai định kỳ. 

Dấu hiệu nhận biết bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Dấu hiệu nhận biết bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn có thể tự chẩn đoán bệnh khi có những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối sau:

 Luôn cảm thấy khát nước: Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối sẽ có biểu hiện khát nước và uống nước nhiều hơn so với bình thường. 

 Mệt mỏi: Ở những phụ nữ mang thai bị tiểu đường sẽ mệt mỏi hơn rất nhiều so với thai phụ khác. 

✛ Khô miệng: Miệng của mẹ bầu có thể bị khô, nứt nẻ mặc dù đã uống đủ nước hàng ngày. 

Ngoài ra, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối còn xuất hiện tình trạng mờ mắt nhưng không kéo dài, ăn uống mất kiểm soát, nước tiểu có hiện tượng kiến bu…

Xem thêm: Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu là hợp lý?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thì nên làm gì?

Khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thì thai phụ cần tuân thủ theo hướng dẫn, lời khuyên của chuyên gia để tránh gây biến chứng nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Khi bị tiểu đường thai kỳ mẹ nên chú ý ăn uống khoa học

Khi bị tiểu đường thai kỳ mẹ nên chú ý ăn uống khoa học

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống đặc biệt dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là điều mà mẹ cần chú ý và quan tâm. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý thực đơn phải đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Theo đó, mẹ nên thay thế các đồ ăn nhẹ như bánh quy, kẹo… sang những thực phẩm chứa lượng đường tự nhiên như cà rốt, trái cây tươi… Mẹ bầu cần bổ sung thêm rau và ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày. 

Tập thể dục đều độ

Tập thể dục thể thao là cách kiểm soát lượng đường trong máu và cân bằng lượng thức ăn nạp vào cơ thể hiệu quả. Mẹ bầu nên dành 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể chất với cường độ vừa phải như đi bộ, bơi lội yoga…

Theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu 

Lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh vì khi mang thai cơ thể cần năng lượng để hỗ trợ thai nhi phát triển. Do đó, mẹ bầu cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo chỉ dẫn từ bác sĩ sản khoa. 

Uống Insulin nếu cần thiết

Nhiều khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ phải dùng Insulin. Nếu Insulin được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu thì mẹ bầu hãy uống thuốc theo đúng chỉ dẫn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. 

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ bầu cần lưu ý đã giúp thai phụ có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe và có một thai kỳ khỏe mạnh nhất. 

Nếu còn thắc mắc nào về bệnh đái tháo đường thai kỳ hay chăm sóc thai sản, mẹ bầu hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương bằng một trong hai cách là gọi trực tiếp vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ nhanh chóng và chu đáo nhất.