Thai chết lưu là tình trạng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của sản phụ. Ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của thai chết lưu để mẹ bầu kịp thời phát hiện. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thai phụ không xuất hiện triệu chứng này và hiện tượng thai lưu chỉ được phát hiện khi siêu âm. Chính vì thế, các sản phụ đừng bỏ qua những thông tin chia sẻ về dấu hiệu thai lưu không ra máu mẹ bầu cần lưu ý ở bài viết này để có thêm kiến thức trong chăm sóc sức khỏe thai kỳ. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sản phụ bị thai lưu là do đâu?

Thai chết lưu hay lưu thai là tình trạng thai nhi đã chết nhưng vẫn còn lưu lại trong tử cung sản phụ trên 48 giờ. Hiện tượng thai chết lưu có đặc điểm là vô khuẩn, dù thai chết và lưu lại ở tử cung như nút nhầy tử cung sẽ bịt kín làm cho mầm bệnh không phát triển, xâm nhập đến những bộ phận sinh sản khác. 

Tuy nhiên, một khi đã vỡ ối, tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra rất nhanh và cực kỳ nguy hiểm. Thai bị chết lưu có thể khiến sản phụ bị rối loạn đông máu, nhiễm trùng nặng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Các bác sĩ sản khoa nhiều năm kinh nghiệm cho biết, nguyên nhân gây thai chết lưu rất đa dạng. Thế nhưng có không ít trường hợp bị thai lưu mà không tìm được nguyên nhân. Theo thống kê có khoảng 20 – 50% số trường hợp sản phụ bị thai lưu nhưng không thể xác định nguyên nhân do đâu?

Sản phụ mang song thai có nguy cơ bị thai lưu cao

Sản phụ mang song thai có nguy cơ bị thai lưu cao

Nguyên nhân tới từ bố mẹ

● Mẹ bầu mắc các bệnh lý mãn tính: Như suy gan, thiếu máu, viêm thận, lao phổi, huyết áp cao, điều trị bệnh ung thư bằng xạ trị hoặc hóa trị…

● Mẹ bầu mắc các bệnh nội tiết: Như thiểu năng giáp trạng, basedow, đái tháo đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận…

● Mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén: Tỷ lệ bị thai chết lưu càng cao nếu sản phụ nhiễm độc thai nghén càng nặng và không được điều trị kịp thời, đúng cách. 

● Mẹ bầu mắc các bệnh nhiễm ký sinh trùng: Như sốt rét, nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus (viêm gan, cúm, sởi, quai bị…)

 Vấn đề ở tử cung: Tử cung bị dị dạng, tử cung nhi tính, cũng cung kém phát triển làm cho thai nhi không thể bám vào và phát triển…

Nguyên nhân từ phía thai nhi

● Rối loạn thể nhiễm sắc: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây thai chết lưu dưới 3 tháng tuổi. Rối loạn nhiễm sắc thể có thể là do đột biến trong quá trình tạo tinh trùng, tạo noãn, thụ tinh và phát triển của phôi thai hoặc di truyền từ bố mẹ. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể tăng lên cao theo tuổi của mẹ bầu, đặc biệt là ở thai phụ trên 40 tuổi. 

● Dây rốn: Mọi vấn đề ở dây rốn đều gây ra tình trạng thai chết lưu như dây rốn thắt nút; dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi; dây rốn ngắn tuyệt đối; dây rốn bị chèn ép…

● Nước ối: Bị thiếu ối, đa ối cấp tính hoặc đa ối mãn tính.

● Bánh nhau: Bánh nhau bị bong, bánh nhau xơ hóa, u mạch máu màng đệm ở bánh nhau…

Ngoài ra, ở những thai phụ từng bị thai lưu, tiền sử sinh non, gặp biến chứng trong thai kỳ (tiền sản giật, ứ mật thai kỳ…), thường xuyên sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, caffeine…), bị béo phì, mang song thai hoặc đa thai… có nguy cơ thai chết lưu cao. 

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người mang thai bằng thụ tinh ống nghiệm hoặc thụ thai thông qua kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) có nguy cơ bị thai chết lưu cao hơn sản phụ khác ngay cả khi không mang đa thai. 

Xem thêm: Các dấu hiệu cho thấy thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu thai lưu không ra máu mẹ cần hết sức thận trọng

Ra máu là dấu hiệu thai chết lưu điển hình để các mẹ bầu nhận biết. Tuy nhiên, đôi khi ra máu không thể khẳng định mẹ bầu bị thai lưu. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp sản phụ bị lưu thai nhưng không gặp triệu chứng ra máu. Lúc này, mẹ bầu chỉ phát hiện bị thai chết lưu thông qua khám thai định kỳ. 

Làm sao để nhận biết bị thai lưu?

Làm sao để nhận biết bị thai lưu?

Tình trạng thai chết lưu nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường, đặc biệt đe dọa trực tiếp đến tính mạng sản phụ. Do đó, các mẹ bầu nên lưu ý những dấu hiệu thai lưu không ra máu hoặc ra máu kèm theo một số triệu chứng sau đây:

Các triệu chứng thai kỳ suy giảm

Đa số những trường hợp bị thai lưu các mẹ bầu sẽ không còn hoặc mất hoàn hết cảm giác ốm nghén, đầy hơi chướng bụng, căng tức ở ngực… Thay vào đó, thai phụ có thể gặp tình trạng ra máu bất thường ở âm đạo, không cảm nhận được tim thai…

Không còn thấy chuyển động thai

Đếm số lần thai máy là điều mà các mẹ bầu cần thực hiện mỗi ngày để đảm bảo theo dõi tình trạng của thai nhi. Để có thể đếm số lần thai máy, thai phụ hãy nằm nghiêng sang một bên và đếm bất kỳ chuyển động nào của bé mà mẹ cảm nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là 1 giờ đồng hồ). Nếu mẹ bầu không thấy thai nhi chuyển động thì rất có thể thai đã gặp vấn đề, điển hình là chết lưu. 

Tử cung mẹ bầu không phát triển

Nếu không xuất hiệu dấu hiệu thai lưu không ra máu nhưng mẹ bầu cảm thấy bụng nhỏ dần thì rất có thể đã bị thai lưu. Theo sự phát triển của thai nhi, kích thước bụng của bà bầu cũng sẽ tăng lên. Nhưng khi bị thai chết lưu, tử cung không phát triển thêm mà còn teo dần đi, hết nước ối nên bụng mẹ bầu sẽ nhỏ lại. 

Không nghe được tim thai

Trong các đợt khám thai, nếu không nghe được tim thai thì mẹ bầu cần làm thêm một số xét nghiệm để tìm hiểu lý do, trong đó có nguyên nhân thai bị chết lưu. 

Tiết sữa non

Không có dấu hiệu thai lưu không ra máu nhưng lại xuất hiện tình trạng bầu ngực tiết sữa non sớm thì mẹ bầu cần hết sức thận trọng bởi đây đây cũng là triệu chứng thai lưu thường gặp. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cần làm gì khi xuất hiện một trong các biểu hiện thai lưu?

Trong trường hợp gặp các dấu hiệu thai lưu không ra máu hoặc ra máu kèm theo một số triệu chứng bất thường khác hoặc nghi ngờ bị thai chết lưu thì mẹ bầu nên đến cơ sở y tế chuyên khoa sớm nhất có thể.

Khi có dấu hiệu thai lưu mẹ bầu nên đi thăm khám ngay

Khi có dấu hiệu thai lưu mẹ bầu nên đi thăm khám ngay

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán tình trạng thai lưu để đưa ra hướng xử lý phù hợp là cho thai ra ngoài bằng tự nhiên hay can thiệp y khoa. Đồng thời, điều trị chống nhiễm trùng và rối loạn đông máu để đảm bảo sức khỏe lẫn chức năng sinh sản của thai phụ. Cụ thể các biện pháp xử lý tình trạng thai lưu là:

✜ Chuyển dạ: Biện pháp chuyển dạ tự nhiên sau khi thai chết lưu trên 48 giờ luôn được khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên, nếu gặp khó khăn, bác sĩ chuyên khoa có thể tiêm thuốc kích thích chuyển dạ để tống toàn bộ phôi thai ra ngoài. 

 Nạo thai: Thường được áp dụng với những trường hợp thai lưu có kích thước nhỏ, tuy nhiên nạo thai dễ để lại biến chứng tổn thương tử cung hoặc sót rau thai, mô thai trong tử cung sản phụ. 

✜ Mổ lấy thai: Chỉ thực hiện khi các phương pháp cho thai lưu ra ngoài khác không khả thi vì gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chức năng sinh sản của sản phụ.

Mong rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết dấu hiệu thai lưu không ra máu mẹ bầu cần lưu ý sẽ giúp các chị em phụ nữ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để có một thai kỳ khỏe mạnh cũng như phát hiện kịp thời tình trạng thai chết lưu để đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân. 

Nếu còn thắc mắc nào về vấn đề thai lưu hay sức khỏe thai kỳ, các mẹ bầu hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương thông qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ tận tình và nhanh chóng nhất.