Sa tử cung khi mang thai nếu không phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách, bệnh có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu. Do đó, nắm rõ những dấu hiệu nhận biết bệnh sa tử cung khi mang thai để kịp thời khám chữa bệnh là điều quan trọng và cần thiết cho các chị em.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sa tử cung khi mang thai là gì?

Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu sa tử cung khi mang thai, hãy cùng chúng tôi tham khảo một số thông tin khái quát về tình trạng sa tử cung khi mang thai sau đây.

Tử cung của chị em phụ nữ nằm ở bên trong xương chậu và mức độ sâu. Cơ quan này được cố định bởi dây chằng rộng, dây chằng tử cung – cùng, và dây chằng tròn. Tử cung cũng là vị trí trứng đã thụ tinh di chuyển vào làm tổ và phát triển thành thai nhi sau này.

Khi chị em nữ giới mang thai, một số yếu tố xuất hiện có thể làm cho các cơ cũng như dây chằng cố định tử cung trở nên yếu đi. Hoặc các cơ và dây chằng của chị em nữ giới bị giãn ra khi mang thai. Việc suy yếu các yếu tố bám giữ làm cho tử cung của chị em nữ giới rời khỏi vị trí hố chậu. Đồng thời, tử cung của chị em sẽ hạ xuống âm đạo dẫn đến hiện tượng sa tử cung khi mang thai.

Sa tử cung khi mang thai gồm có 4 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn 1: Cổ tử cung của mẹ bầu trượt xuống và nằm ở phần trên của âm đạo.

+ Giai đoạn 2: Cổ tử cung của mẹ bầu bắt đầu hạ xuống thấp dần. Vị trí sa của tử cung có thể gần lỗ âm đạo.

+ Giai đoạn 3: Cổ tử cung của mẹ bầu bị trượt ra bên ngoài âm đạo.

+ Giai đoạn 4: Cổ tử cung của mẹ bầu sa hoàn toàn ra khỏi âm đạo.

Những đối tượng có nguy cơ bị sa tử cung khi mang thai

Hiện nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng xuất hiện dấu hiệu sa tử cung khi mang thai vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Một số đối tượng sau đây có nhiều nguy cơ cao bị sa tử cung trong thai kỳ:

– Chị em nữ giới tuổi càng lớn thì nguy cơ sa tử cung khi mang thai càng cao do tình trạng lão hóa các cơ và dây chằng cố định tử cung.

– Chỉ số BMI của cơ thể càng cao thì nguy cơ sa tử cung khi mang thai cũng sẽ tăng theo.

– Tăng áp lực trong ổ bụng do chị em nữ giới đứng lâu một chỗ, bị bệnh phổi mãn tính hoặc có khối u trong ổ bụng.

– Một số do nguyên nhân bẩm sinh, những dây chằng nâng đỡ tử cung lỏng lẻo.

– Chị em nữ giới có tiền sử chuyển dạ kéo dài, chấn thương ở vùng chậu, sinh khó.

– Chị em nữ giới bị một số bệnh kèm theo như: nhược cơ, yếu cơ.

– Chế độ ăn uống của chị em nữ giới không đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai như ăn kiêng khi mang thai, thiếu kali.

Mẹ bầu thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy. Tình trạng này làm mẹ bầu phải rặn nhiều gây tăng áp lực trong ổ bụng, từ đó tăng nguy cơ sa tử cung.

Những dấu hiệu sa tử cung khi mang thai mà mẹ bầu cần biết

Nhận biết những dấu hiệu sa tử cung khi mang thai

Những dấu hiệu sa tử cung khi mang thai bao gồm:

icon hồng Đáy bụng có cảm giác nặng nề, đặc biệt là khi mẹ bầu đứng. Dấu hiệu sa tử cung khi mang thai này sẽ đỡ hơn khi mẹ bầu ở tư thế nằm.

icon hồng Dịch âm đạo tăng tiết, đặc biệt trong thời gian tam cá nguyệt thứ hai.

icon hồng Việc đi đại tiện, tiểu tiện gặp nhiều khó khăn.

icon hồng Mẹ bầu có cảm giác như đang ngồi trên một quả bóng hoặc có cảm giác như có cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai.

icon hồng​​​​​​​ Rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu như bí tiểu, tiểu lắt nhắt, đi tiểu đau rát, nước tiểu bị rò rỉ không kiểm soát được.

icon hồng​​​​​​​ Đau lưng hoặc đau vùng bẹn.

icon hồng​​​​​​​ Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu tái đi tái lại nhiều lần.

icon hồng​​​​​​​ Viêm nhiễm cổ tử cung có thể gây sốt cao, rét run, ớn lạnh. Kèm theo đó là những triệu chứng nhiễm trùng như lưỡi bẩn, môi khô, mặt hốc hác.

icon hồng​​​​​​​ Xuất hiện dấu hiệu sa tử cung khi mang thai như chảy máu âm đạo, mất cảm giác với thai nhi trong bụng. Lúc này mẹ bầu cần đến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để có những biện pháp điều trị sa tử cung khi mang thai kịp thời.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hiện tượng sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Những dấu hiệu sa tử cung khi mang thai nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho thai phụ như:

Sảy thai, thai chết lưu

Tử cung bị sa xuống dưới âm đạo làm cho thai nhi trong bụng không có không gian để phát triển làm thai chết lưu. Tình trạng này nếu không kịp thời xử lý có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.

Sa tử cung khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai phụ

Sinh non, băng huyết

Khi mẹ bầu bị sa tử cung trong thời gian mang thai, thai nhi có thể trôi ra khi chưa phát triển hoàn thiện. Tình trạng này rất nguy hiểm vì không chỉ làm em bé tử vong, dị tật mà còn nguy cơ dẫn đến băng huyết cho mẹ bầu, đe dọa tính mạng cả mẹ và bé.

Ngoài ra, hiện tượng sa tử cung khi mang thai còn có một số ảnh hưởng khác như:

+ Khiến chị em nữ giới mất đi khả năng làm mẹ do tử cung bị viêm nhiễm nghiêm trọng cần phải cắt bỏ vĩnh viễn.

+ Gây tử vong cho mẹ và thai nhi do tình trạng vỡ tử cung.

+ Ảnh hưởng đến bộ phận khác trong cơ thể của chị em nữ giới như: Trực tràng, ruột, bàng quang.

Có thể thấy tình trạng sa tử cung rất nguy hiểm cho mẹ bầu. Do đó, khi có những dấu hiệu sa tử cung khi mang thai, các mẹ bầu cần chủ động tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách chữa sa tử cung khi mang thai phù hợp.

Cách chữa sa tử cung khi mang thai

– Tùy vào từng tình trạng sa tử cung mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho mỗi chị em phụ nữ. Các chị em cần tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa không bỏ bất cứ buổi điều trị nào để đạt được hiệu quả cao, tránh những ảnh hưởng nguy hiểm.

– Chăm chỉ luyện tập những bài tập nhẹ nhàng mà bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn, sau khi sinh con xong vẫn luyện tập để chức năng của vùng chậu mau hồi phục.

– Tránh vận động mạnh, ngồi xổm lâu để không dồn áp lực lên vùng bụng.

– Thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để phần tử cung bị sa ra ngoài âm đạo không bị viêm nhiễm.

Tùy vào từng tình trạng sa tử cung mà bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp​​​​​​​

Cách phòng tránh hiện tượng sa tử cung khi mang thai

– Các chị em nữ giới cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời. Tốt nhất là trước khi có ý định làm mang thai, các chị em nên khám tổng quan sức khỏe đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

– Nếu các mẹ bầu bị ho, viêm phế quản hãy chữa trị càng sớm càng tốt.

– Cần tránh làm các công việc nặng nhọc, tránh lạm dụng các loại thuốc, không nên mang thai nhiều lần, không nạo phá thai những cơ sở y tế không an toàn.

– Theo dõi và kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá mức.

– Thực hiện bài tập Kegel để tăng sức mạnh vùng cơ chậu.

– Ăn các loại rau xanh, ăn loại hoa quả tươi mát, uống nhiều nước, tránh ăn đồ khô, đồ ăn nhanh để hạn chế tình trạng táo bón.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về dấu hiệu sa tử cung khi mang thai, hi vọng sẽ hữu ích đối với các mẹ bầu. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, các chị em vui lòng liên hệ đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn miễn phí.