Trước các cơn đau bụng thì nhiều chị em phụ nữ thường thắc mắc rằng đau bụng như thế nào là có thai? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa được chia sẻ ở bài viết sau đây sẽ giúp chị em phân biệt được đau bụng khi mang thai với đau bụng kinh và đau bụng do bệnh lý.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cơn đau bụng như thế nào là có thai?

Để nhận biết cơn đau bụng như thế nào là có thai, nữ giới có thể dựa vào một số đặc điểm như:

  • Cơn đau bụng âm ỉ ở mức độ nhẹ tại vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, trong những tuần đầu thai kỳ thì phần bụng dưới của bà bầu sẽ có cảm giác tưng tức. 

  • Các cơn đau bụng do mang thai sẽ xuất hiện khi mẹ bầu bị ốm nghén hoặc nôn mửa nhiều lần.

Đau bụng khi có thai rất dễ bị nhầm lẫn với cơn đau bụng kinh

Đau bụng khi có thai rất dễ bị nhầm lẫn với cơn đau bụng kinh

Các cơn đau bụng khi mang thai có thể xuất phát từ táo bón, bị đầy bụng hoặc khó tiêu, giãn dây chằng, chu trình làm tổ của thai nhi… Tuy nhiên, nếu còn đau bụng diễn ra dữ dội thì nữ giới cần hết sức thận trọng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng xấu về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Có thể là mang thai ngoài tử cung, dọa sinh sớm hoặc sảy thai… 

Nếu có những dấu hiệu đau bụng như trên, nữ giới nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, làm xét nghiệm máu hoặc siêu âm để chẩn đoán chính xác đau bụng phải do mang thai không hay triệu chứng của bệnh lý?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Một số dấu hiệu nhận biết có thai sớm và chuẩn nhất

Bên cạnh đau bụng như thế nào là có thai, chị em phụ nữ có thể nhận biết có bầu sớm qua một số dấu hiệu như: 

Ra máu âm đạo

Ở phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện máu báo thai có màu hồng nhạt hoặc nâu đậm. Máu báo thai chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày, lượng máu ít, không kèm theo dịch nhầy, không vón cục và không có mùi hôi. Thường máu báo thai sẽ xuất hiện sau khi có sự thụ thai thành công khoảng 7 – 14 ngày.

Chị em nữ giới thường bị nhầm lẫn với hiện tượng ra máu kinh nguyệt, đặc biệt khi máu báo thai xuất hiện gần ngày hành kinh. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát kỹ thì nữ giới có thể phân biệt dễ dàng ra máu báo thai với ra máu kinh nguyệt. Theo đó, máu kinh nguyệt sẽ có màu đỏ đậm hoặc đỏ thẫm, lượng máu kinh chảy nhiều, có lẫn chất dịch nhầy, có thể vón cục và kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy cơ địa của từng người. 

Cảm giác ngực thay đổi

Đây là thay đổi sớm nhất trên cơ thể khi bắt đầu mang thai mà chị em phụ nữ có thể cảm nhận được. Theo đó, nữ giới sẽ có cảm giác phần ngực trở nên nhạy cảm hơn, vòng 1 đầy đặn, nặng và to đi kèm với triệu chứng hơi đau, căng tức. Bên cạnh đó, khi mang thai nữ giới còn thấy màu sắc vú chuyển sang đậm, sẫm màu hơn so với lúc trước do sự thay đổi của hormone trong cơ thể gây ra. 

Dấu hiệu nhận biết có thai sớm là gì?

Dấu hiệu nhận biết có thai sớm là gì?

Ốm nghén

Phụ nữ mới mang thai đa phần đều xuất hiện triệu chứng buồn nôn sau khi có máu báo thai được vài tuần. Các cơn buồn nôn, nôn khan hay còn được chung là ốm nghén thường xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ, nhưng cũng có trường hợp xảy ra sớm vào những tuần đầu có bầu. Tình trạng buồn nôn có thể kéo dài vài tháng khiến các mẹ bầu khó ăn uống, người mệt mỏi, xanh xao…  

Bị chuột rút

Giai đoạn đầu trong quá trình mang thai, khi mà trứng đã kết hợp cùng tinh trùng làm tổ và xây dựng căn cứ, bám chặt vào thành tử cung sẽ khiến cho tử cung mẹ bị kéo căng hơn so với mức bình thường gây ra tình tình trạng chuột rút.

Trễ kinh nguyệt

Thời gian trễ kinh nhận biết có thai phổ biến trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nữ giới có kỳ kinh không đều hay thưa hoặc những người không nhớ được chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến hiện tượng bị trễ kinh. Điều này đồng nghĩa với việc không phải cứ bị trễ kinh nguyệt là do đã mang thai. 

Đau đầu, choáng váng

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ cần rất nhiều oxy và chất dinh dưỡng. Điều này khiến cho máu trong cơ thể cần phải lưu thông nhiều hơn so với mức bình thường, dẫn đến tình trạng mẹ bầu xuất hiện những cơn đau đầu ở mức độ nhẹ trong suốt thai kỳ. 

Ngoài ra, khi mang thai các mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng choáng vàng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng chủ yếu là do sự thay đổi đột ngột của hormone HCG bên trong cơ thể, số lượng hormone tăng lên nhanh chóng. 

Thêm nữa, trong những tuần đầu mang thai, sự xuất hiện của các triệu chứng táo bón, đau đầu, đầy hơi, chướng bụng, tức ngực cũng là lý do khiến cơ thể mẹ bầu suy nhược, thường xuyên bị choáng váng. 

Xem thêm: 7 thực phẩm tốt cho bà bầu trong giai đoạn mang thai

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách cải thiện cơn đau bụng khi mang thai

Nếu có các dấu hiệu giống như đau bụng như thế nào là có thai kể trên, đồng thời gặp một số biểu hiện có bầu sớm thì khả năng cao chị em đã lên chức mẹ. Lúc này, để có thể làm giảm bớt cơn đau bụng do mang thai cũng như đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh chị em hãy: 

Massage bụng nhẹ nhàng

Việc massage bụng sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giảm cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, massage bụng còn có một số tác dụng như: giúp mẹ bầu giảm bớt căng thẳng, thoải mái tinh thần hơn, kích thích sự phát triển và nhận thức của thai nhi… 

Các mẹ bầu có thể thực hiện massage bụng bằng cách như sau:

  • Nên xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ ở khu vực bụng dưới.

  • Chỉ massage bụng khoảng 5 phút mỗi ngày trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ.

  • Nên xoa bụng vào một khung giờ cố định trong ngày.

  • Mẹ có thể kết hợp với một số loại tinh dầu để giảm đau và thư giãn hiệu quả hơn. 

Bổ sung đủ khoáng chất thiết yếu

Những tuần đầu mang thai rất quan trọng bởi thai nhi cần làm tổn ổn định trong tử cung. Vì vậy, sức khỏe của mẹ bầu lúc này cần được quan tâm, chăm sóc đúng cách và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để thai nhi có thể bám chắc vào thành tử cung. 

Các bà bầu có thể bổ sung vitamin tổng hợp có hàm lượng axit folic cao để phòng tránh nguy cơ bị dị tật thai nhi. Thường thời điểm từ 1 – 6 tuần tuổi nhiều chị em nữ giới rất khó phát hiện mình có thai hay không và chưa thể nắm được đau bụng như thế nào là có thai. Vì vậy, nữ giới nên chú ý đến những dấu hiệu thụ thai thành công để biết cách bổ sung dưỡng chất phù hợp nhất.

Nên làm gì để cải thiện cơn đau bụng khi mang thai?

Nên làm gì để cải thiện cơn đau bụng khi mang thai?

Duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ và hoa quả

Ngoài các loại vitamin cần bổ sung thì mẹ bầu có thể tăng cường ăn trái cây và thực phẩm tốt cho người bị đau bụng khi mang thai tháng đầu như: bơ, chuối, cam, quýt, kiwi, nho, bưởi… Bên cạnh đó, các bà bầu cần tránh một số loại thực phẩm như rau ngót, dứa (thơm), đu đủ xanh… vì có thể làm tăng co bóp tử cung gây đau bụng dữ dội và sảy thai.

Hạn chế mặc quần áo bó sát

Quần áo quá bó sát, nhất là ở bụng, đùi sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng thai nhi và khiến cơn đau bụng nặng, căng tức hơn. Vì thế, nếu thai còn nhỏ, mẹ bầu nên mặc những bộ đồ vừa vặn với cơ thể, không nên quá bót sát. Một thời gian sau khi thai nhi đã lớn thì mẹ nên mặc những loại quần áo dành cho bà bầu để em bé phát triển dễ dàng hơn.

Ngồi với tư thế thoải mái

Một tư thế ngồi thoải mái sẽ giúp máu được lưu thông và không gây khó chịu cho thai nhi. Mẹ bầu có thể ngồi thẳng, đặt chân lên ghế cho thoải mái và cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, mẹ không nên đứng quá lâu vì dễ gây đau lưng dưới và phù nề chân khi thai nhi đã phát triển lớn. 

Như vậy, cơn đau bụng như thế nào là có thai? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa ở trong bài viết hy vọng đã giúp chị em nữ giới có thể nhận biết tình trạng sức khỏe sinh sản của mình để có kế hoạch chăm sóc phù hợp. 

Nếu còn thắc mắc gì về dấu hiệu mang thai hay sức khỏe thai kỳ, nữ giới hãy gọi trực tiếp vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin tại khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương giải đáp cặn kẽ và chu đáo.